Sách: Tin Cậy Chúa Trong Những Lúc Khó Khăn (phần 5)

3215

♦ Sách: Tin Cậy Chúa Trong Những Lúc Khó Khăn (phần 1)
♦ Sách: Tin Cậy Chúa Trong Những Lúc Khó Khăn (phần 2)
♦ Sách: Tin Cậy Chúa Trong Những Lúc Khó Khăn (phần 3)
♦ Sách: Tin Cậy Chúa Trong Những Lúc Khó Khăn (phần 4)

THỜI KỲ ĐỐI DIỆN TRANH CHIẾN

PHI-LÁT ĐÃ HỎI CHÚA JÊSUS, “Lẽ thật là cái gì?” (Giăng 18: 38). Ngày nay mọi người vẫn hỏi câu đó. Trọng tâm của hầu hết những bối rối về văn hóa và tôn giáo đang bủa vây trong xã hội ở thế kỷ hai mươi mốt là thực tế có quá nhiều người tin lẽ thật tuyệt đối tồn tại.

Vấn đề cũng giống trong thời của Ê-li – mọi người đã chối bỏ Đức Chúa Trời của lẽ thật vì c sự lừa dối của các thần của xứ. Lẽ thật đã bị lạc mất trong văn hóa thờ thần tượng.

Thời gian trôi qua, sau khi tiên tri rời Sa-rép-ta, đây là đỉnh điểm của trận chiến khi sự thật được phơi bày . Thời điểm cho những sự giả dối của các thần giả – trên nơi cao thờ thần tượng của núi Cạt-mên – phải bị phơi bày trước lẽ thật của Đức Chúa Trời–. Trên núi Cạt-mên, các tiên tri của Ba-anh và Át-tạt-tê – gồm có 850 người (I Các Vua 18: 19) – đại diện cho phe đối đầu với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và người đại diện đơn độc của Ngài, là Ê-li.

Vấn Đề Được Làm Sáng Tỏ

Từ Sa-rép-ta, Ê-li đi về hướng tây để đến trước mặt vua A-háp lần thứ hai.. Ông đã làm điều nàytheo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời dành cho ông trong năm thứ ba tại Sa-rép-ta. “Hãy đi, ra mắt A-háp,” có lời của Đức Giê-hô-va phán dạy Ê-li, “ta sẽ khiến mưa sa xuống đất” (I Các Vua 18:1).

Khi Ê-li đã đến trước mặt A-háp, vua nói rằng, “Có phải ngươi, là kẻ làm rối loạn Y-sơ-ra-ên chăng?” (c. 17).

Tiên tri đã trả lời bằng cách bảo A-háp sắp xếp một cuộc hội kiến trên núi Cạt-mên. Và Ê-li đến trước mặt dân-sự mà nói rằng, “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân sự không đáp một lời” (c. 20-21).

Ê-li đã bắt đầu với một câu hỏi trực tiếp: “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?” (c.21). Đại diện cho Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, ông chất vấn cả dân sự vì sự hai lòng của họ và bảo họ lựa chọn. Những người mà Ê-li đã đối đầu đang cố sống trong hai thế giới: Họ vừa thờ lạy Ba-anh và cũng vừa tuyên xưng đức tin nơi Đức Giê-hô-va. Ê-li cho biết đây là lúc họ phải ngưng đi giẹo hai bên. Ông thách thức họ: “Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn.”

Thách thức đó cũng thích hợp cho thế giới chúng ta ngày nay biết bao! Chúng ta có thể thật sự hầu việc và thờ phượng chỉ một Đức Chúa Trời với cả tấm lòng, nhưng có biết bao lần chúng ta “đã đi khập khiễng giữa hai quan điểm khác nhau” như một bản dịch Kinh Thánh Tiếng Anh đã dùng trong lời thách thức của Ê-li? Đặt sự tin cậy nơi một Đức Chúa Trời chân thật duy nhất qua Chúa Jêsus là căn bản cho cõi đời đời của chúng ta. Chúng ta sẽ đặt sự tin cậy của chúng ta ở đâu?

Hãy lưu ý đến sự yên lặng của dân sự trước lời thách thức của Ê-li: “Song dân-sự không đáp một lời.” Họ đã không biết phải trả lời thế nào. Thật nguy hiểm nếu cứ tiếp tục dông dài trong những nan đề về cõi đời đời, vì thế Ê-li đã yêu cầu họ phải quyết định sẽ theo ai. Và ông sắp làm cho họ nhận thấy rõ ràng lý do họ phải theo Đức Chúa Trời.

Những Điều Kiện Được Thiết Lập

Ê-li dường như triệu tập tất cả sự cố gắng trong cuộc đối đầu này. Trước hết, ông bảo A-háp đi nhóm “cả Y-sơ-ra-ên” (c. 19), và rồi ông giải thích nơi mà họ phải đến, Ê-li đã đã sắp đặt một cuộc đối đầu bằng chính những nguyên tắc nền tảng của riêng mình. Tuy nhiên, ông đã không sắp đặt chúng theo sự thuận lợi của bản thân, như đã được bày tỏ trong bản văn.

“Bấy giờ, Ê-li nói với dân sự rằng: ‘Trong vòng những tiên tri của Đức Giê-hô-va, chỉ một mình ta còn lại; còn các tiên tri Ba-anh số là bốn trăm năm mươi người. Vậy, hãy cho chúng ta hai con bò đực; họ phải chọn một con cho mình, sả ra từng miếng, sắp để trên củi, nhưng chớ châm lửa. Còn ta, ta sẽ làm con bò kia, để nó trên củi, nhưng không châm lửa. Đoạn, hãy kêu cầu danh của thần các ngươi, còn ta, ta sẽ kêu cầu danh của Đức Giê-hô-va. Thần đáp lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời. Cả dân sự đều đáp rằng: Lời nói rất phải’” (c. 22-24).

Ê-li đề nghị đem vấn đề ra để thử nghiệm, và rồi ông thiết lập các nguyên tắc tham gia:

Chọn Một Thú Vật. Ê-li đã để cho các tiên tri của Ba-anh chọn một trong hai con bò đực sẵn có. Ông sẽ dùng con bò còn lại.

Chuẩn Bị Tế Lễ. Các thầy tế lễ sẽ chuẩn bị con vật theo nghi lễ và đặt nó lên bàn thờ. Nhưng họ không được đốt lửa bên dưới nó. Đây là điểm mấu chốt. Lửa cần thiết cho của lễ thiêu; nhưng đây là cuộc thử nghiệm. Đức Chúa Trời của Ê-li là Đấng kiểm soát mưa đã được chứng mình rồi (I Các Vua 17:1) – Giờ đây các thầy tế lễ sẽ thấy rằng Ngài cũng có thể giáng mưa lửa xuống.

Bất cứ người Y-sơ-ra-ên nào nếu có thể lại những câu chuyện của Môi-se và A-rôn đều chắc hẳn biết rằng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ Ngài có thể đốt cháy của lễ. Trong Lê-vi Ký 9:24, sau khi Môi-se và A-rôn đã chuẩn bị của lễ cho dân sự, điều này đã xảy ra: “một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giê-hô-va lòe ra thiêu hóa của lễ thiêu và mỡ trên bàn thờ. Cả dân sự thấy, đều cất tiếng reo mừng và sấp mặt xuống đất.”

Cầu Nguyện. Ê-li bảo các thầy tế lễ kêu cầu Ba-anh, còn ông sẽ kêu cầu Đức Giê-hô-va. Thần đáp lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời để tất cả dân sự thờ phượng. Ê-li dường như cho họ sự thuận lợi bằng cách dùng sự thử nghiệm liên quan đến lửa, vì Ba-anh là thần mặt trời, thần của lửa và thời tiết.

Dân sự cho rằng đó là một đề nghị hợp lý, và cuộc thử nghiệm bắt đầu.

Các Tiên Tri Bị Bẽ Mặt

Một lần nữa, Ê-li bày tỏ sự tôn trọng đối với những người thờ lạy Ba-anh bằng cách để họ bắt đầu cuộc giao tranh.

“Vậy, chúng bắt con bò mà người ta đã ban cho mà làm nó; rồi từ sớm mai đến trưa, chúng cầu-khẩn danh của Ba-anh, và rằng: Hỡi Ba-anh! Xin đáp lời chúng tôi. Nhưng chẳng có tiếng gì, cũng chẳng ai đáp lời; chúng đều nhảy chung quanh bàn-thờ mình đã dựng lên” (c. 26)

Sự Tuyệt Vọng Của Họ. Các tiên tri cả Ba-anh đã chuẩn bị tế lễ và cầu khẩn thần của họ để xin giáng lửa xuống. Những nổ lực của họ được chia làm hai giai đoạn:

  • “Từ sớm mai đến trưa” (c. 26), họ cầu khẩn Ba-anh xin ban lửa. “Chúng đều nhảy chung quanh bàn thờ.” Thật là một cảnh ấn tượng! Vẫn không có sự trả lời, điều này đã kiến cho Ê-li chế nhạo chúng (c. 27).
  • Các tiên tri tiếp tục trong tuyệt vọng Họ càng cố gắng hơn “lấy gươm giáo gạch vào mình cho đến chừng máu chảy ra” (c. 28).
  • Họ tiếp tục suốt buổi sáng cho đến ban chiều.
  • “Khi quá trưa rồi, họ cứ nói tiên tri như vậy cho đến giờ dâng của lễ chay ban chiều” (c. 29), họ cứ nhảy múa, hành động cách kỳ quái. Nhưng không có điều gì xảy ra.

Vì Ba-anh là thần mặt trời, có lẽ họ hy vọng vào giữa trưa, khi mặt trời đứng bóng, lửa sẽ giáng xuống trên của lễ. Nhưng hy vọng chuyển thành thất vọng, và họ bắt đầu hành động giống như những kẻ mất trí. Kết quả là gì? “Nhưng vẫn không có tiếng gì, chẳng ai đáp lời, cũng không cố ý đến” (c. 29).

Sự Chế Nhạo Của Ê-li. Trong khi đó, Ê-li bắt đầutrình bàyvề Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật bằng cách chế nhạo các nỗ lực vô hiệu của các tiên tri để cầu khẩn xin Ba-anh trả lời. Hãy lưu ý cách ông vạch trần những giới hạn của Ba-anh trong câu 27:

  • “Khá la lớn lên đi” – hãy la hét và kêu lớn tiếng hơn. Người không thể nghe các ngươi.
  • “Vì người là thần” – các ngươi thờ phượng người, nhưng người không nghe các ngươi.
  • “Người đương suy gẫm” – người có lẽ đang quá mải mê suy nghĩ đến nỗi các ngươi cần phải gây sự chú ý cho người.
  • “Người đang bận” – có thể người đang bận rộn với nan đề của người khác hoặc thậm chí “đang giải khuây” (bản dịch New Living Translaion).
  • “Người đương đi đường” – có thể người đã đi khỏi nhà mình. Hãy kêu cầu và đem người trở về.
  • “Người ngủ, và sẽ thức dậy” – Ba-anh quá mệt mỏi đến nỗi không thể giúp các ngươi.

Không có tiếng gì, và không có lửa giáng xuống. Các tiên tri của Ba-anh đã thất bại trong cuộc thử nghiệm.

Ê-li Tiến Hành Sự Chuẩn Bị

Giờ đã đến lượt Ê-li. Khi cho các tiên tri của Ba-anh cơ hội để cầu xin lửa từ các thần của họ trước, ông đã nêu lên một kết luận đầy kịch tính cho cuộc giao tranh. Và đối với vở kịch đó, ông thêm vào hai yếu tố: sự liên hệ đến mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên và những trở ngại thêm vào cần phải vượt qua để của lễ của ông được thiêu đốt.

Trong câu 30-35, Ê-li tiến hành:

Ê-li Triệu Tập Dân Sự (c. 30). Ê-li muốn dân sự nhìn thấy những điều Đức Chúa Trời sắp làm. Vì thế họ rời bỏ các tiên tri của Ba-anh và đến gần người.

Ông Sửa Lại Cái Bàn Thờ Của Đức Giê-hô-va Đã Bị Phá Hủy (c. 30-31). Trước đây có một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va tại nơi đó, có lẽ đã được dựng nên trong suốt thời các quan xét. Ê-li đã chọn mười hai hòn đá để sửa lại cái bàn thờ – một con số có ý nghĩa với dân sự bởi vì nó ám chỉ đến mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.

Ông Đào Một Cái Mương Chung Quanh Bàn Thờ (c. 32). Cái mương rộng và sâu.

Ông Bảo Dân Sự Đổ Nước Trên Bàn Thờ (c. 33-35). Điều này được thực hiện để ngăn chặn bất kỳ sự nghi ngờ nào cho rằng có lửa giấu dưới bàn thờ. Bàn thờ nhiều lần được đổ ngập nước để xoá bỏ bất kỳ nghi vấn nào đối với phép lạ. Thật thú vị khi suy nghĩ họ đã chịu đựng ba năm rưỡi hạn hán – vậy họ đã lấy nước ở đâu? Câu trả lời hợp lý duy nhất là họ đã vận chuyển nước suốt chặng đường từ Địa Trung Hải – ở viễn tây của dãy núi Cạt-mên! Hãy tưởng tượng việc vận chuyển hết thùng nước này đến thùng nước khác lên núi chỉ để đổ lên bàn thờ.

Vậy, mọi sự chuẩn bị đãhoàn tất, Ê-li bắt đầu cầu nguyện.

Ê-li Cầu Nguyện

Lời cầu nguyện của Ê-li trong câu 36-37 khá ngắn gọn. Nó bao gồm những lời tuyên bố:

Xác Nhận Danh Tính: “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên” (c. 36). Đức Giê-hô-va vẫn là Đức Chúa Trời của họ, mặc dù họ đã lìa bỏ Ngài và chạy theo các thần tượng.

Sự Xác Minh: “Ngày nay xin hãy tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi-tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự nầy” (c. 36). Những việc ông làm là vì sự vinh hiển của Chúa, chớ không phải để xác nhận giá trị của Ê-li.

Sự Giải Thích: “Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi´(c. 37). Sự lặp đi lặp lại diễn tả gánh nặng trong linh hồn ông.

Hãy lưu ý rằng Ê-li đã không nói, “Xin giáng lửa xuống.” Đây thật là lời cầu nguyện bằng đức tin. Ông đã tin cậy Chúa về một kết quả hoàn hảo đến nỗi Chúa đáp lời ngay cả lời cầu xin không được thốt lên bằng lời. Ông đã không xin giáng lửa xuống, nhưng xin cho Chúa được tôn cao.

Quyền Năng Của Đức Chúa Trời Được Bày Tỏ

Lửa Giáng Xuống: “Lửa của Đức Giê-hô-va bèn giáng xuống, thiêu-đốt của-lễ thiêu, củi, đá, bụi, và rút nước trong mương” (c. 38). Lửa không đến từ bàn thờ. Lủa giáng xuống từ trời, thiêu đốt của lễ thiêu, củi, đá, nước, bụi – tất cả mọi thứ trên bàn thờ.

Cả Dân Sự Sấp Mình Xuống Đất. “Vậy, cả dân-sự sấp mình xuống đất, và la rằng: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Giê-hô-va là Đức Chúa Trời!” (c. 39). Dân sự “sấp mình xuống đất” trước quyền năng của Đức Chúa Trời (như đã xảy ra trong Lê-vi Ký 9: 24) và nhận biết rằng chỉ một mình Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên – chớ không phải Ba-anh. Trong sự kính sợ Chúa và kinh ngạc về lửa giáng xuống từ trời, họ đãxoay khỏi thần tượng và trở về thờ phượng Đức Chúa Trời của họ. Lúc trước, họ đã không đáp một lời khi Ê-li bảo họ chọn lựa; nhưng giờ đây họ bày tỏ sự lựa chọn của mình.

Các Tiên Tri Của Ba-anh Bại Trận: “Ê-li nói với chúng rằng: Hãy bắt các tiên tri của Ba-anh! Chớ cho thoát một ngưới nào! Chúng bèn bắt họ, Ê-li đem họ xuống dưới khe Ki-sôn và giết họ tại đó” (c.40)

Ê-li Cúi Xuống Đất: “Đoạn Ê-li nói cùng A-háp rằng: Hãy đi lên, ăn và uống, vì tôi đã nghe tiếng mưa lớn. Vậy, A-háp trở lên đặng ăn uống. Nhưng Ê-li leo lên chót núi Cạt-mên, cúi xuống đất và úp mặt mình giữa hai đầu gối. Đoạn, người nói với kẻ tôi-tớ mình rằng: Xin hãy đi lên, ngó về phía biển” (c. 41-43). Sau khi gặp vua cách riêng tư và truyền lại sứ điệp rằng mưa đang đến, thì Ê-li đã cúi xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Khi ông cầu nguyện, người đầy tớ chạy đi xem sự đáp lời cho lời cầu nguyện. Chẳng bao lâu sau, ông thấy một cụm mây nhỏ từ đằng xa (c. 44).

Mưa Kéo Đến: “Trong một lúc, trời bị mây che đen, gió nổi dậy, và có cơn mưa rất lớn” (c. 45). Đức Chúa Trời đã hoàn tất việc thi hành sự trừng phạt, và dân sự đã trở lại cùng Đức Giê-hô-va. Cơn hạn hán đã qua.

Áp Dụng

Chúng ta có thể rút ra những bài học gì từ sự kiện kinh ngạc này?

  • Những vấn đề về lẽ thật không được giải quyết bởi biểu quyết của số đông nhưng bởi Lời Đức Chúa Trời.
  • Sự cam kết chân thành và thậm chí sốt sắng cho những điều sai lầm có thể đem đến sự tự hủy hoại bản thân.
  • Những vấn đề về lẽ thật và sự sai lầm cần những thời điểm dành cho sựđối đầu quyền năng, và thường là không dễ chịu.
  • Việc khám phá ra lẽ thật về Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta có những quyết định về đức tin và các thần thuộc về nền văn hóa của chúng ta.

 

Còn tiếp …

Bài trướcGiới Thiệu Bản Tin Mục Vụ Số 64
Bài tiếp theoThư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Ông TRẦN MẪN