Bài 149: Sách Giô-ên, Ngày Của Đức Giê-hô-va

1786

Giô-ên 1:

5 Hỡi kẻ say sưa, hãy thức dậy và khóc lóc! Hỡi các ngươi hết thảy là kẻ hay uống rượu, hãy than vãn vì cớ rượu ngọt đã bị cất khỏi miệng các ngươi!
 6 Vì một dân mạnh và vô số, đã lên nghịch cùng đất ta; răng nó là răng của sư tử, nó có răng hàm của sư tử cái.
 7 Nó đã hy phá cây nho ta và lt v cây v ta. Nó đã lt tit cây y và b đi; nhánh nó đã tr nên trng.
8 Ngươi khá than khóc như một người nữ đồng trinh mặc bao gai đặng khóc chồng mình thuở còn trẻ tuổi!
 9 Của lễ chay và lễ quán đã cất khỏi nhà Đức Giê-hô-va; các thầy tế lễ hầu việc Đức Giê-hô-va đương ở trong sự tang chế.
 10 Đồng ruộng bị phá hoang, và đất đương sầu thảm; vì lúa mì bị hủy hại, rượu mới đã cạn, dầu đã hao tổn.
 11 Hỡi kẻ cày ruộng, hãy hổ thẹn; hỡi kẻ làm vườn nho, hãy than khóc, vì cớ lúa mì và mạch nha, vì mùa ngoài đồng đã mất.
 12 Cây nho khô héo, cây vả hao mòn; cây lựu cũng như cây chà là, cây tần, mọi cây cối ngoài đồng đều khô héo; sự vui vẻ đã khô héo đi khỏi con trai loài người!

Trong phần tìm hiểu về các sách Tiểu Tiên tri, chúng ta sẽ học về Giô-ên. Đây là vị tiên tri thứ hai sau Ô-sê. Phần Kinh Thánh quí vị vừa xem mở đầu cho sách Giô-ên. Ông đề cập về thảm họa do cào cào gây ra. Các nông gia đã từng bị cào cào tàn phá mùa màng đều kinh hoàng về tai họa này. Giô-ên đã gọi thảm họa cào cào là “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Thành ngữ nầy cũng được nhiều tiên tri khác sử dụng.

Rất khó để xác định rõ về thời điểm hành chức của Tiên tri Giô-ên vì phần mở đầu không cho biết Giô-ên đã sống dưới những triều của vua nào. Như vậy hai điều có thể xảy ra: thứ nhất chúng ta có thể hiểu nội dung của sách mà không cần đến bối cảnh lịch sử. Và thứ hai là việc xác định niên lịch của Giô-ên trong lịch sử người Do Thái là điều rất khó. Các học giả bất đồng về thời điểm viết sách Giô-ên. Những người theo Tân phái cho rằng Giô-ên xuất hiện vào năm 500 đến 400 TC. Sở dĩ họ chọn thời điểm đó vì nó giúp họ loại trừ những yếu tố siêu nhiên. Càng chấp nhận Giô-ên xuất hiện sớm thì họ càng phải thừa nhận tính chất siêu nhiên trong sứ điệp của Tiên tri Giô-ên. Khuynh hướng của những người theo Tân phái là đặt các vị tiên tri vào thời điểm càng trễ, càng tốt. Ngược lại những học giả bảo thủ thì xem các tiên tri xuất hiện càng sớm càng hay. Vì như vậy nó chứng tỏ tính siêu nhiên trong sứ điệp của các tiên tri. Các học giả bảo thủ nghĩ rằng Giô-ên xuất hiện vào khoảng năm 830 TC. Như vậy Giô-ên thi hành chức vụ cùng thời với Ê-li và Ê-li-sê, ông đã xuất hiện trước khi người Do Thái bị lưu đày sang Ba-by-lôn. Điều nầy khiến Giô-ên trở nên vị tiên tri viết sách sớm nhất.

Nếu vậy thì Giô-ên tiên tri về biến cố lưu đày 200 năm trước. Giô-ên nói trước về ngày Thánh Linh giáng lâm 800 năm. Dầu xác định niên lịch cho Giô-ên thế nào đi chăng nữa thì ít nhất là Giô-ên đã nói trước 400 năm về ngày Thánh Linh giáng lâm. Tuy nhiên Giô-ên còn đi xa hơn khi ông đề cập đến ngày cuối cùng.

Trong phần mở đầu, Giô-ên đã nhấn mạnh về thảm họa cào cào. Ông gọi đây là “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Ông so sánh chúng với một đoàn quân, theo Giô-ên thì đây là đoàn quân của Đức Chúa Trời. Giô-ên giảng cho nước Giu-đa ở phía nam. Ông nói cho họ biết rằng thảm họa nầy đến từ Đức Chúa Trời, nó là cơn đoán phạt của Chúa về tội thờ lạy thần tượng. Giô-ên đã khéo léo khi mô tả đoàn quân cào cào nầy như sau:

Giô-ên 2:2

Có một dân lớn và mạnh đến như ánh sáng sớm mai giãi ra trên núi, đến nỗi từ trước chưa hề có, mà về sau nầy, về muôn đời sau nầy cũng sẽ không có như vậy nữa.

Thật khó để xác định rõ là Giô-ên đang nói về quân Ba-by-lôn sẽ xâm lăng họ hay chỉ về cào cào thật. Nhưng trong chương 2: 4 – 11, ông nói về cào cào như sau:

4 Hình trạng chúng nó như hình trạng ngựa, và chúng nó chạy tới như người cỡi ngựa.
 5 Khi chúng nó nhy lên trên chót núi, thì nghe như tiếng xe c, hay là như tiếng ngn la cháy rơm: y là như mt dân mnh sp hàng nơi chiến trn.
 6 Khi thy chúng nó, các dân đều ru rĩ, hết thy đều s tái mt.
7 Chúng nó chy như nhng người bo mnh; trèo các vách thành như nhng lính chiến; mi người bước đi trước mt mình, chng h sai hàng ngũ mình.
 8 Chúng nó chng h đụng chm nhau, ai đi đường ny; xông qua nhng khí giới mà chẳng bỏ đường mình.
9 Chúng nó nhảy trên thành phố, chạy trên tường, trèo lên các nhà, vào bởi các cửa sổ như là kẻ trộm.
10 Đất run rẩy, trước mặt chúng nó, các từng trời rung rinh, mặt trời mặt trăng đều tối tăm, các ngôi sao thâu sự sáng lại.
11 Đức Giê-hô-va làm cho vang tiếng ra trước mặt cơ binh Ngài; vì trại quân Ngài rất lớn; và những kẻ làm theo mạng lịnh Ngài rất mạnh. Thật, ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp; ai có thể đương lại?

Giô-ên công bố cho người Giu-đa rằng thảm họa cào cào là “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Ông kêu gọi hội nghị toàn dân để ăn năn, cầu nguyện. Đây phải là thái độ chân thật xuất phát từ bên trong: “Hãy xé lòng của các ngươi chớ đừng xé áo”. Một số người theo Do Thái giáo ngày nay khi muốn bày tỏ lòng thống hối thì họ cũng xé áo. Khi kêu gọi ăn năn thì Giô-ên nhấn mạnh thái độ chân thật bên trong: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”. Rồi Giô-ên cũng nói tiên tri về tai họa do người Ba-by-lôn gây ra. Ông nói,

Giô-ên 2:

2 Có một dân lớn và mạnh đến như ánh sáng sớm mai giãi ra trên núi, đến nỗi từ trước chưa hề có, mà về sau nầy, về muôn đời sau nầy cũng sẽ không có như vậy nữa.
3 Trước mặt nó, có lửa thiêu nuốt, sau lưng nó, có ngọn lửa cháy tiêu. Lúc trước nó, đất nầy như vườn Ê-đen; khi sau nó, ấy là một đồng vắng hoang vu, và không có chi trốn khỏi nó hết.

Giô-ên đang nói về sự xâm lăng của người Ba-by-lôn. Ông cũng đồng nhất biến cố nầy với “Ngày của Đức Giê-hô-va”.

Sau khi nói về thảm họa cào cào và sự xâm lăng của người Ba-by-lôn mà Giô-ên đồng nhất với “Ngày của Đức Giê-hô-va” thì Giô-ên nói về “Ngày của Đức Giê-hô-va” được biểu hiện qua một hình thức khác.

Giô-ên 2:

28 Sau đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri; những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ trai trẻ các ngươi sẽ xem sự hiện thấy.
29 Trong nhng ngày đó, du nhng đầy t trai và đầy t gái, ta cũng đổ Thn ta lên.
30 Ta sẽ tỏ những sự lạ ra trong các từng trời và trên đất: tức là máu, lửa, và những trụ khói.
31 Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến.
32 By gi ai cu khn danh Đức Giê-hô-va thì s được cu; vì theo li Đức Giê-hô-va, thì trên núi Si-ôn và trong Giê-ru-sa-lem, s có nhng người trn khi, và trong nhng người còn sng sót, s có k mà Đức Giê-hô-va kêu gi.

Chúng ta biết rằng lời tiên tri nầy được ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ tuần. Phi-e-rơ cho biết những gì mà Giô-ên đã nói là chỉ về việc Thánh Linh giáng lâm trong ngày khai sinh Hội Thánh. Khi chứng kiến những biến cố khác thường xảy ra như tiếng gió thổi ào ào, hoặc như lưỡi bằng lửa hiện ra trên các môn đồ thì dân chúng ngạc nhiên hỏi rằng, “Điều nầy có ý nghĩa gì vậy?” Phi-e-rơ đã trả lời bằng cách trưng dẫn Cựu Ước và cho biết “Đó là những gì đã được Giô-ên nói tiên tri”. Do đó từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ chương 2 mà chúng ta hiểu rằng Giô-ên nói về phép lạ lớn lao của ngày Lễ Ngũ tuần. Qua những câu trong Giô-ên 2: 28 – 32, tác giả nói đến sự tuôn đổ Thánh Linh trên con dân của Ngài. Sách Ê-xê-chi-ên nói về việc Thánh Linh hành động trong chúng ta, với chúng ta và trên chúng ta. Việc Thánh Linh giáng trên chúng ta được gọi là “sự xức dầu Thánh Linh”. Ê-sai cũng nói về sự xức dầu đặc biệt của Thánh Linh trên tuyển dân của Chúa. Nhưng Giô-ên mô tả về sự xức dầu trên tất cả mọi người, không chỉ dành riêng cho người Giu-đa. Trong ngày Lễ Ngũ tuần, những người nhận được sự xức dầu của Thánh Linh không chỉ riêng là người Giu-đa mà là dân ngoại. Lời tiên tri của Giô-ên dành cho mọi người trên thế giới. Ông cho biết bất cứ ai hễ kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu, và trong ngày đó có 3.000 người được cứu. Nhưng nếu học kỹ về lời tiên tri của Giô-ên chúng ta hiểu rằng không phải mọi chi tiết của lời tiên tri nầy đều đã ứng nghiệm trong ngày Lễ Ngũ tuần.

Một vị giáo sư lỗi lạc người Do Thái, Tiến sĩ Charles Feinerg viết cuốn sách về 12 Tiểu Tiên tri. Tiến sĩ Feinerg cho biết khi ông nghiên cứu về Giô-ên và những gì xảy ra trong ngày Lễ Ngũ tuần thì ông cho rằng lời tiên tri của Giô-ên khởi sự ứng nghiệm trong ngày Lễ Ngũ tuần, nhưng nó sẽ được hoàn tất vào những ngày sau rốt.

Khi đối chiếu những gì Giô-ên đã nói và những gì đã xảy ra trong ngày Lễ Ngũ tuần chúng ta sẽ thấy có những điểm chưa xảy ra, chẳng hạn:

30 Ta sẽ tỏ những sự lạ ra trong các từng trời và trên đất: tức là máu, lửa, và những trụ khói.
 31 Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến.
 32 By gi ai cu khn danh Đức Giê-hô-va thì s được cu; vì theo li Đức Giê-hô-va, thì trên núi Si-ôn và trong Giê-ru-sa-lem, s có nhng người trn khi, và trong nhng người còn sng sót, s có k mà Đức Giê-hô-va kêu gi.

Lời tiên tri nầy được ứng nghiệm trong những ngày sau rốt.

Khi đến với sách Giô-ên, cũng như những sách khác, chúng ta tự hỏi, “Sứ điệp của sách nầy là gì?” Phần quan trọng hơn là xem có bài học dưỡng linh nào được rút ra từ sách nầy không? Trong sách Giô-ên, sứ điệp được tìm thấy qua thành ngữ “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Nhiều vị tiên tri dùng thành ngữ nầy. Sô-phô-ni dùng thành ngữ nầy nhiều hơn những vị khác. Phi-e-rơ cũng dùng thành ngữ “Ngày của Đức Giê-hô-va” trong sách II Phi-e-rơ 3.

Nói một cách chi tiết hơn thì “Ngày của Đức Giê-hô-va” có nghĩa gì và Giô-ên có ý gì khi nói “Ngày của Đức Giê-hô-va”? Giô-ên nhìn vào những gì đang xảy ra vào thời điểm ông sống mà nói rằng, đây là “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Ông quan sát thảm họa khủng khiếp do cào cào gây ra và tuyên bố, đây là sự sửa phạt đến từ Đấng toàn năng. Đám cào cào khổng lồ là đoàn quân của Chúa rồi ông tuyên bố đó là “Ngày của Đức Giê-hô-va”. Nhiều khi gặp khó khăn, hoạn nạn, tai ương chúng ta thường hỏi, Tại sao điều nầy xảy đến với tôi? Chúa ở đâu rồi? Giô-ên khuyên chúng ta hãy nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời trên mỗi một sự việc xảy đến cho chúng ta. Sứ đồ Phao-lô nói rằng, “Mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời là kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.

Lần đến chúng ta sẽ tiếp tục học về những lời tiên tri rất quí báu của Giô-ên. Kính mời quí vị theo dõi.

Nguồn: Đài Xuyên Thế Giới

Bài trướcBài 9: HA-MAN VÀ ‘BÁT CHÁO HÀNH’
Bài tiếp theoĐắk Nông: Huấn Luyện Người Hướng Dẫn Thiếu Niên