Bài 89: Ai Là Người Được Mời

3886

NGUỒN: ĐÀI XUYÊN THẾ GIỚI

Ru-tơ và Ê-xơ-tê là hai sách nói về những người phụ nữ đạo hạnh đã cống hiến lớn lao cho công việc của Đức Chúa Trời. Sách Ru-tơ nói về một người phụ nữ dân ngoại cưới một người Giu-đa tên là Bô-ô. Con của Bô-ô và Ru-tơ là O-bet trở nên ông nội của Đa-vít. Do đó Ru-tơ và Bô-ô được ghi vào trong gia phả của Chúa Jêsus ở chương thứ nhất của sách Ma-thi-ơ. Ru-tơ đã góp phần thật quan trọng vào sự vào đời của Đấng Mê-si là một phép lạ lớn nhất trong Kinh Thánh.

Sách Ê-xơ-tê nói về một người phụ nữ Do thái cưới một người dân ngoại. Ê-xơ-tê cứu người Do thái khỏi bị diệt chủng. Bà đã bảo tồn dòng dõi Đấng Mê-si. Trong khi sách Ru-tơ nói về một câu chuyện tình lãng mạn thì sách Ê-xơ-tê có những tình tiết như một vở kịch.

Màn thứ nhất có thể được gọi là “Buổi tiệc của người Ba tư.” Tiệc nầy gồm những thành phần từ 127 thị trấn của Mê-di Ba-tư. Nhân vật chính của buổi tiệc này là hoàng hậu Vả thi, người bị truất phế. Sự việc xảy ra vào năm 482 BC. Vào thời của hoàng hậu Vả-thi có một cuộc liên hoan kéo dài đến sáu tháng. Chỉ có một điều cấm trong tiệc nầy là người ta không được uống nhiều hơn họ muốn.

Hoàng hậu mở tiệc riêng với quí bà. Hoàng đế A-sê-ru yêu cầu Vả-thi đến để trình diễn sắc đẹp trước những người đàn ông đã uống rượu hằng sáu tháng. Bà từ chối, quí vị cũng có thể hiểu được vì sao bà từ chối. Như vậy màn 1 cảnh 1 được gọi là “Sự truất phế hoàng hậu Vả-thi.” Mê-mu-can là người phát ngôn cho hội đồng tối cao của đế quốc Ba tư gồm 7 người đã viết trong bản báo cáo rằng, (Ê-xơ-tê 1: 16 – 18)

16 “Hoàng hậu Vả-thi chẳng những có lỗi với bệ hạ, nhưng với cả các quan văn võ và nhân dân toàn cõi đế quốc.  17Một khi phụ nữ khắp nơi hay biết việc này, họ sẽ không vâng phục chồng vì nói rằng: Hoàng hậu Vả-thi đã không tuân lệnh vua A-suê-ru.  18Ngày hôm nay, các bà vợ của bọn thượng quan chúng tôi trong đế quốc Mã-đại Ba Tư sẽ nghe về hành động của hoàng hậu, cũng sẽ đối xử với chồng, là các thượng quan của bệ hạ theo cách ấy, rồi nhà nào cũng sẽ dẫy đầy sự khinh bỉ và xào xáo.

Do đó Mê-mu-can đề nghị với Hoàng đế rằng,

19Nếu bệ hạ đẹp ý, chúng tôi xin bệ hạ ra sắc lệnh, chép thành đạo luật bất di bất dịch của người Mã-đại Ba Tư, cấm hoàng hậu Vả-thi không được đến ra mắt bệ hạ nữa, và sẽ chọn hoàng hậu khác xứng đáng hơn.  20Khi sắc lệnh này được công bố ra khắp đế quốc rộng lớn của bệ hạ, mọi người vợ đều sẽ kính phục chồng, bất luận cao sang hay nghèo hèn.”

Vua và các cận thần cho rằng đó là ý kiến hay. A-sê-ru gởi thư khắp 127 thị trấn bằng mọi thứ tiếng nhấn mạnh rằng những người đàn ông phải dùng thẩm quyền cai trị nhà mình. Như vậy màn 1 cảnh 1 nói đến sự ra đi của hoàng hậu Vả-thi.

 Màn một cảnh hai được gọi là “Lễ hội của người Ba tư.” Hội đồng tối cao đã có một kế hoạch để làm hài lòng vua. Họ nói, (Ê-xơ-tê 2)

2 “Chúng tôi sẽ tìm các thiếu nữ trẻ đẹp cho vua,  3tại mỗi tỉnh sẽ chỉ định những viên chức lo tuyển chọn các cô gái trẻ đẹp để đưa về kinh đô Su-san. Hê-gai, là thái giám của vua, sẽ phụ trách việc coi sóc, và phân phối mỹ phẩm cho các thiếu nữ.  4Sau đó, cô gái nào vua ưa thích nhất sẽ được làm hoàng hậu thay cho Vả-thi.”

Kinh thánh ghi rằng,

Nghe thế vua rất hài lòng và cho thi hành ngay.

Do đó những cuộc thi sắc đẹp được diễn ra khắp đế quốc Ba tư, đây là điều bắt buộc và tàn nhẫn. Dưới thời của những hoàng đế thời xưa như A-sê-ru có hai hậu cung, tạm gọi là hậu cung 1 và 2. Khi một người nữ bị tuyển chọn, họ phải sống trong hậu cung 1, tại đây họ trải qua những khóa học về sắc đẹp và cách cư xử kéo dài hằng tháng có khi đến hằng năm. Thời điểm quan trọng nhất là lúc họ được gọi đến để ngủ với nhà vua. Mỗi người sẽ được ngủ một lần với vua. Khi đến phiên, họ được chọn quần áo, trang sức và mọi thứ họ muốn. Vào chiều tối, họ được đem đến cung vua, sáng mai hôm sau họ được đưa về hậu cung 2. Sau đó họ sống quãng đời còn lại tại đó, có lẻ họ không bao giờ được gặp vua trở lại trừ khi vua đặc biệt thích người đó và gọi đích danh họ. Phần lớn vua đều say và không nhớ ai là người đã ngủ với vua. Mục đích của cả cuộc đời của người phụ nữ là chỉ để ngủ một đêm với nhà vua.

Cũng trong vở kịch nầy chúng ta gặp Mạc-đô-chê là người Giu-đa. Ông đã bị bắt làm nô lệ khi người Ba-by-lon phá hủy Giê-ru-sa-lem. Bị đày sang Ba-by-lon, Mạc-đô-chê sống với người cháu gái rất dễ thương tên là Ê-xơ-tê. Cha mẹ của Ê-xơ-tê đã bị thảm sát khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ. Mạc-đô-chê nuôi dưỡng nàng như con gái của mình vậy vì theo phong tục của người Do thái, người bà con lớn tuổi và phái nam sẽ trở nên người nuôi dưỡng khi cha mẹ qua đời. Ê-xơ-tê xem Mạc-đô-chê như cha nên làm mọi điều Mạc-đô-chê bảo nàng làm. Khi Ê-xơ-tê bị bắt vào hậu cung 1 thì Kinh Thánh cho biết hằng ngày Mạc-đô-chê đến hậu cung để thăm hỏi về Ê-xơ-tê. Chắc hẳn ông đầy bối rối và lo lắng. Mạc-đô-chê căn dặn Ê-xơ-tê không được tiết lộ mình là người Giu-đa. Ê-xơ-tê vâng lời. Sự kín đáo nầy góp phần thuận lợi cho chương trình của Đức Chúa Trời sau nầy qua Ê-xơ-tê.

Một biến cố khác cũng nói lên sự tể trị của Đức Chúa Trời. Ngày kia trong khi Mạc-đô-chê đang làm việc thì nghe hai người âm mưu ám sát hoàng đế. Ông liền báo cáo lên cấp trên, do đó vua được cứu thoát còn hai kẻ âm mưu bị tử hình. Việc làm của Mạc-đô-chê được ghi vào trong sổ sách. Nhưng nhà vua không hề lưu tâm đến, có lẽ do Mạc-đô-chê là người Do thái nên ông chẳng nhận được phần thưởng gì. Chúng ta sẽ thấy biến cố nầy cũng ở trong chương trình tể trị của Đức Chúa Trời.

Vào buổi tối mà Ê-xơ-tê được triệu vào cung để ngủ với vua, thì vua đã rất hài lòng về Ê-xơ-tê hơn hẳn bất cứ người phụ nữ nào khác nên vua đặt vương miện trên đầu nàng. Đức Chúa Trời đã nâng người con gái trẻ Do thái lên ngôi vị của đế quốc Mê đi Ba tư. Ê-xơ-tê trở nên mẹ thứ của At-ta-xet-xe là hoàng đế đã cho phép Nê-hê-mi trở về để tái thiết bức tường Giê-ru-sa-lem. Có lẽ điều nầy xảy ra vì Ê-xơ-tê đã có ảnh hưởng lớn đối với hoàng đế At-ta-xet-xe.

Màn một cảnh ba được gọi là “Sự thanh trừng của người Ba tư.” Thủ tướng của Ba tư là người vô cùng độc ác tên Ha-man. Khi Ha-man đi dạo trên đường phố, ông yêu cầu mọi người phải cung kính cúi đầu. Ai nấy đều làm như vậy ngoại trừ Mạc-đô-chê. Mạc-đô-chê là người kính sợ Chúa, Kinh Thánh có dạy rằng, “Chỉ được thờ lạy một mình Đức Chúa Trời mà thôi” do đó Mạc-đô-chê không cúi đầu trước Ha-man. Ông sẵn sàng trả giá cho hành động của mình thậm chí dầu phải chết. Nhưng chắc chắn một điều là Mạc-đô-chê không lường hết được những gì xảy ra khi ông không chịu khuất phục Ha-man. Trước thái độ đó Ha-man vô cùng giận dữ, sai quân lính điều tra và được biết rằng “Vì Mạc-đô-chê là người Do thái, thờ Đức Chúa Trời nên ông không chịu cúi lạy.” Đêm đó Ha-man khiến vua uống rượu say và thuyết phục vua ban hành một luật của người Mê-đi Ba-tư không thể thay đổi được. Nội dung là vào ngày 28 tháng hai năm đến mọi người Do thái đều phải bị giết chết. Ha-man không chỉ muốn giết Mạc-đô-chê mà còn muốn tận diệt mọi người Do thái. Ha-man và vua đã lăn súc sắc để định ngày tận diệt nầy. Theo tiếng Ba-tư, chữ lăn súc sắc nghĩa là bỏ Phu-rim. Cho đến ngày nay người Do thái vẫn giữ lễ hội Phu-rim để nhớ lại âm mưu thất bại của Ha-man.

Khi Mạc-đô-chê nghe được tin nầy, ông xé áo mình, mặc áo tang phủ tro, đi ra đường phố khóc lóc lớn tiếng cách thảm thiết. Mọi người Do thái rồi sẽ bị tận giết vì quyết định của Mạc-đô-chê là không chịu cúi đầu trước kẻ độc ác Ha-man. Khắp cả đế quốc Ba-tư trong đó có Y-sơ-ra-ên, người Do thái kiêng ăn, khóc lóc, tuyệt vọng.

Mạc-đô-chê liều lĩnh gặp Ê-xơ-tê. Ông cho bà biết luật tận diệt dân Giu-đa đã được ban hành. Mạc-đô-chê nhờ Ê-xơ-tê thay mặt cho người Giu-đa để cầu cứu với hoàng đế. Ê-xơ-tê trả lời cho Mạc-đô-chê như sau, (Ê-xơ-tê 4)

11“Mọi người trong hoàng cung cũng như ngoài dân gian đều biết rằng, bất luận đàn ông hay đàn bà, nếu không được vua đòi mà tự ý vào nội điện, thì đều bị xử tử, trừ trường hợp vua đưa quyền trượng vàng ra, người ấy mới được toàn mạng. Phần con, cả tháng nay không có lệnh đòi vào hầu vua.”

Mạc-đô-chê viết lại cho Ê-xơ-tê những lời thẳng thắn, (Ê-xơ-tê 4)

“Đừng tưởng ở trong cung vua mà con được thoát nạn.  14Nếu con cứ lặng yên lúc này, dân Do Thái sẽ được giải cứu bằng cách khác, nhưng con và cả gia đình sẽ bị diệt vong. Biết đâu con được làm hoàng hậu cũng chỉ vì cơ hội này?”

Khi nhận được thư nầy Ê-xơ-tê trả lời cho người cậu như sau,

16“Xin tập họp tất cả người Do Thái ở Su-san lại, và vì con nhịn ăn cầu nguyện ba ngày đêm. Phần con và các nữ tì cũng sẽ nhịn ăn như thế. Sau đó, con sẽ vào gặp vua dù trái luật và nếu phải chết thì con chết.

Những dòng chữ này nói lên con người tuyệt vời của Ê-xơ-tê.

Cách đây nhiều năm có một người ở Rodesia được bầu làm thủ tướng da đen đầu tiên và phải thi hành ngược lại với một chính sách chống người da đen trước đây. Ông biết rằng bất cứ ai có ý định chống lại những chính sách đó đều phải bị giết, lưu đày hay nhốt vào trong những trại tập trung. Ông không muốn đương đầu với những điều này và ông cũng không muốn gia đình mình bị liên lụy. Ông cầu nguyện cách khẩn thiết như chưa từng có về quyết định trở nên thủ tướng của Rodesia. Cuối cùng ông quyết định chấp nhận trách nhiệm nầy bất kể hậu quả ra sao. Nói tóm lại, ông quyết định nói như Ê-xơ-tê rằng, “Nếu tôi phải chết thì tôi chết.” Sau nầy một người bạn hỏi ông là lý do nào khiến ông quyết định như vậy, Abel Masarella đã nói rằng, “Trong khi tôi cầu nguyện thì một người bạn gởi cho tôi một bài thơ. Bài thơ nầy đã thúc đẩy tôi quyết định nhận chức vụ thủ tướng. Đề tài bài thơ nầy là”Dầu sao vẫn hãy làm.” Nội dung nó như sau,

“Người ta ích kỷ, vô tình nhưng dẫu vậy hãy yêu họ. Nếu bạn làm điều tốt, người ta sẽ nói động cơ bạn ích kỷ ẩn giấu, dẫu vậy hãy làm điều tốt. Nếu bạn thành công, bạn sẽ có bạn giả nhưng thù thật, dẫu vậy hãy thành công. Điều tốt bạn làm ngày hôm nay sẽ bị quên lãng vào ngày mai, dẫu vậy hãy làm điều tốt. Thành thật và thẳng thắn khiến bạn dễ bị tấn công, dẫu vậy hãy thành thật và thẳng thắn. Những con người vĩ đại với những tư tưởng vĩ đại có thể bị bắn gục bởi những kẻ tiểu nhân với những ý tưởng nhỏ nhen, dẫu vậy hãy nuôi những tư tưởng lớn. Người ta thương hại kẻ chiến bại nhưng chỉ đi theo kẻ chiến thắng. Dẫu vậy hãy chiến đấu cho những kẻ thua thiệt. Những gì bạn xây dựng hằng nhiều năm trời có thể bị phá hủy một sớm một chiều, dẫu vậy hãy xây dựng. Con người cần giúp đỡ, nhưng họ có thể tấn công bạn nếu bạn giúp đỡ họ, dẫu vậy hãy giúp đỡ. Hãy cho người khác những gì tốt nhất bạn có rồi bạn sẽ bị người khác làm cho thất vọng, dẫu vậy vẫn hãy cho điều tốt nhất.”

Bài trướcThư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của QpTđ Y-TUT MLÔ
Bài tiếp theoBài 89: Sự Ly Dị, Con Trẻ, Người Giàu Có