Bài 45: Những Sứ Điệp Khác Của Môi-Se

1867

Nguồn: Đài Xuyên Thế Giới

 

 

 

 

 

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu bài giảng về ân sủng của Đức Chúa Trời qua sáu câu đầu của đoạn 9. Bài nầy được tiếp nối vì đoạn 10 là bài giảng về sự đáp ứng của chúng ta đối với ân sủng của Chúa. Điều nầy luôn luôn được nhấn mạnh trong Kinh thánh,  Phục truyền 10:12-15:


Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giê-hô-va, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước? Kìa, trời và các từng trời cao hơn trời, đất và mọi vật ở nơi đất đều thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chỉn Đức Giê-hô-va ưa-đẹp các tổ phụ ngươi và yêu mến; rồi trong muôn dân, Ngài đã chọn dòng dõi họ, tức là các ngươi, y như các ngươi thấy ngày nay. Vậy, hãy trừ sự ô uế của lòng mình đi, chớ cứng cổ nữa;

 

Điều được nhấn mạnh tại đây là chúng ta phải đáp ứng như thế nào trước ân sủng của Đức Chúa Trời? Ân sủng nói lên tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Chúa yêu chúng ta không phải vì chúng ta tốt. Tình yêu của Đức Chúa Trời là một tình yêu vô điều kiện. Nó không dựa trên những thành quả của chúng ta. Có thể nói như thế nầy, Chúa yêu chúng ta bất luận chúng ta là người thế nào đi chăng nữa. Đây là một niềm an ủi vô cùng lớn lao, Ngài yêu chúng ta bất luận chúng ta là người thế nào đi chăng nữa. Nếu ai đó  yêu bằng tình yêu của Đức Chúa Trời, thì người đó có thể nói rằng, tôi yêu ông bà anh chị cho dù ông bà anh chị ra sao đi chăng nữa. Đây là một tình yêu không điều kiện, tình yêu không dựa trên sự xứng đáng của người khác.

 

Một Mục sư chia sẻ như sau, “Tại phòng sinh hoạt gia đình, chúng tôi có một khung chữ lớn ghi “Đức Chúa Trời yêu các con cho dù các con thế nào đi chăng nữa.” Điều đầu tiên mà các con của chúng tôi nhìn thấy khi chúng về nhà vào mỗi tối, đó là “Đức Chúa Trời yêu các con cho dù các con thế nào đi chăng nữa.” Có một câu nhỏ  khác trên trên lối đi là , “Ba mẹ yêu con cho dù các con thế nào đi chăng nữa.” Tôi muốn các con của tôi nhìn thấy hai câu nầy mỗi lần chúng đi ra đi vào. Cho dù chúng nó thế nào đi chăng nữa, Đức Chúa Trời vẫn yêu chúng và chúng tôi cũng yêu chúng. Đó chính là ý nghĩa của chữ ân sủng. Tình yêu của Đức Chúa Trời là không điều kiện, không dựa trên những gì chúng ta làm. Chữ ân sủng giống như con dao hai lưỡi, cắt được hai chiều. Trước tiên, nó khẳng định rằng, tình yêu và phước hạnh mà Đức Chúa Trời dành cho tôi không dựa vào những thành quả của tôi. Điều nầy đem lại sự an ủi sâu xa; bởi vì, nếu chúng ta sống tốt đẹp trong tuần nầy và cảm nhận Chúa ban phước vì chúng ta đã sống một tuần lễ tốt đẹp. Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy lo lắng: liệu tôi có thể sống tốt tiếp tục trong tuần tới được không? Nếu không, Ngài có thể sẽ không yêu và không ban phước cho tôi? Do đó, chúng ta sẽ sống trong sự bất an. Nhưng một khi hiểu được ý nghĩa chữ ân sủng, chúng ta sẽ không còn phải lo lắng về điều đó. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì Chúa vẫn yêu chúng ta vì ân sủng của Ngài. Phân nửa còn lại của ân sủng là thế nầy: Chúng ta không đạt được phước hạnh và tình yêu của Chúa bởi vì những thành quả xứng đáng; chúng ta cũng không mất ân sủng của Ngài vì những thất bại. Đức Chúa Trời không ban phước vì tôi tốt, và Ngài cũng không loại bỏ vì tôi xấu. Chúa yêu tôi cách vô điều kiện. Ngài yêu tôi khi tôi tốt và làm những điều đáng nên làm. Tuy nhiên, Ngài vẫn yêu tôi khi tôi xấu và làm điều không nên làm, mặc dù Ngài đau buồn về điều đó. Chúa Jêsus Ngài yêu chúng ta, đó chính là sứ điệp của cả Kinh thánh.

 

Vậy, chúng ta đáp ứng như thế nào? Nó có tạo nên một động lực gì trong chúng ta không?

 

Nó phải khiến chúng ta sống đời sống trong sạch,  không còn cứng lòng và phạm tội. Chúng ta muốn làm vui lòng Chúa là Đấng đã yêu chúng ta cách vô điều kiện. Điều nầy khiến chúng ta thanh tẩy những gì đã làm Chúa không hài lòng, bày tỏ lòng biết ơn, thờ phượng và hầu việc Ngài. Sau khi nói nhiều về ân sủng của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của chúng ta, sứ đồ Phao-lô kết luận rằng, “Tôi van nài anh em đừng nhận ân sủng của Đức Chúa Trời cách luống công.”

 

Trong các điều răn, Đức Chúa Trời phán dạy rằng, Chúa là một Đức Chúa Trời của trật tự và mục đích, đến nỗi những lời nói đến danh Ngài cách vô ích đều bị kể là tội. Điều nầy không phải chỉ có ý nói về những lời phạm thượng, nhưng còn nói đến việc dùng danh Ngài cách không có ý thức ngay cả khi thờ phượng. Nói đến danh Ngài cách vô ích bị kể là tội; vậy, chúng ta hãy suy nghĩ đến việc tiếp nhận ân sủng của Ngài và làm ra vô ích sẽ là một tội trọng như thế nào. Thử suy nghĩ, Đức Chúa Trời yêu chúng ta, ban mọi phước hạnh trên chúng ta, chúng ta đã tiếp nhận các ân tứ, quyền năng để đi ra sống một cuộc đời đáng phải sống và phục vụ như đáng phải phục vụ; nhưng, chúng ta đã nhận ân sủng của Ngài cách vô ích, chúng ta chưa bao giờ làm gì cả với những gì Ngài đã ban cho thì cũng kể là tội. Cho nên trong chương 10, Môi-se khuyến cáo mạnh mẽ, chớ làm cho ân sủng của Đức Chúa Trời trở nên luống nhưng.

 

Tiếp theo là bài giảng về sự bội đạo. Bội đạo nghĩa là “Đi ra khỏi mối giao ước với Đức Chúa Trời.” Giả định, chúng ta đang sống với tâm nguyện, “Đức Chúa Trời trước nhất, tôi muốn đặt Ngài trước hết và phục vụ Ngài.” Chúng ta hiểu quyết định nầy có ý nghĩa thế nào. Thế nhưng sau đó, chúng ta không còn ở tại vị trí đó nữa. Điều nầy gọi là bội đạo. Đây là một tội rất nghiêm trọng và hậu quả nó rất thê thảm. Chúng ta sẽ thấy điều nầy khi đến sách Các quan xét. Điều nầy cũng thấy được qua suốt lịch sử của dân Y sơ ra ên. Hâu quả của sự bội đạo là bi đát. Môi-se đã giảng về sự bội đạo rất mạnh. Ông nói,

 

Khi anh em một mẹ với ngươi, hay là con trai, con gái ngươi, vợ yêu mến, hoặc bạn hữu thiết ngươi, giục ngươi cách mật nhiệm, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác, mà ngươi hay tổ phụ ngươi không biết,

 

thì chớ chịu theo nó, chớ khứng nghe nó. Mắt ngươi đừng thương tiếc nó; chớ động lòng xót xa mà che chở cho nó. Ngươi hẳn phải giết nó (Phuc 13:6  -9)

 

Khi một thành phố bội đạo thì cũng phải tiêu diệt cả thành phố.  Điều nầy nghe rất nghiêm trọng. Nhưng sau nầy, khi học về hậu quả của sự bội đạo đó là sự lưu đày của Ba-bi-lôn, sự lưu đày của A-si-ri, chúng ta sẽ hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại cảnh cáo nghiêm trọng về sự bội đạo. Đừng để sự bội đạo nổi lên giữa vòng chúng ta. Đó là bài giảng rất quan trọng trong Phục truyền luật lệ ký chương 13.

 

Chương 14 nói về phần mười. Nó ngụ ý rằng, chúng ta phải dâng cho Chúa 1/10 những gì chúng ta có. Khi nghiên cứu về phần mười trong Kinh thánh, chúng ta biết đây là chỗ đầu tiên dạy dân sự Chúa việc dâng phần mười. Mục đích của việc dâng phần mười để dạy rằng, chúng ta phải đặt Đức Chúa Trời trước nhất trong đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời có mục đích về việc dâng phần mười. Thật ra, Ngài không cần phần 10 khoảng thu nhập của chúng ta. Vậy, vì sao Ngài lập ra luật về phần mười? Vì Ngài muốn dạy chúng ta một điều. Điều răn thứ nhất cho biết rằng, “Đức Chúa Trời phải là trước nhất.” Sứ điệp của cả Kinh thánh được đúc kết với 5 chữ, “Đức Chúa Trời trước hết”. Đây là phần quan trọng mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học biết. Vì sao Chúa dạy chúng ta phải đặt Ngài trước hết?  Một mặt, nó là thước đo lòng quyết tâm của mình. Chúa biết Ngài đang ở đâu trong cuộc đời của chúng ta nhưng chúng ta thì không. Bởi vậy, Ngài lập luật phần mười. Phần mười không nhấn mạnh ở chỗ Chúa muốn 1/10 của mọi sự nhưng Ngài muốn 1/10 trước tiên.  Khi dân Y sơ ra ên vào đất Canaan, thành phố đầu tiên họ tiến chiếm là Giê-ri-cô. Mọi chiến lợi phẩm thuộc về Đức Chúa Trời vì Giê-ri-cô là thành phố đầu tiên họ tiến chiếm. Đức Chúa Trời muốn những điều trước nhất mà chúng ta có được. Ngài muốn 1/10 đầu tiên chứ không phải chỉ đơn giản là 1/10. Thêm vào đó, Cựu ước dạy về sự dâng hiến. Việc dâng hiến nầy là phần ngoài 1/10. Phần mười là điều đương nhiên thuộc về Đức Chúa Trời. Nếu họ tiêu pha riêng những điều nầy, họ phạm tội ăn cắp Đức Chúa Trời. Đa-vít đã định nghĩa về của dâng hay của lễ hi sinh như sau, “Tôi không dâng một cuả lễ hi sinh nào cho Đức Chúa Trời mà không đòi hỏi tôi phải hi sinh.”

 

Một người rất giàu có thể dâng cho Đức Chúa Trời phần mười mà không thấy một sự mất mát. Của lễ hi sinh khiến chúng ta đều giống nhau. Việc chúng ta có của cải tài sản như thế nào chỉ là tương đối. Của lễ hi sinh đòi hỏi nơi chúng ta một sư hi sinh thật sự nào đó. Chúng ta phải dâng bao nhiêu cho đến khi nó trở thành một của lễ hi sinh? Mỗi chúng ta đều được dạy phải dâng các của lễ hi sinh. Tóm lại, trong Cựu ước, chúng ta được dạy về phần mười, của lễ lạc hiến và của lễ hi sinh.

 

Tân ước còn đi xa hơn, chữ được dùng ở đây là “quản lý.” Quản lý là một chữ được Chúa Jêsus thích dùng. Chữ nầy cho biết, mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời. Khi tôi là một quản gia, tôi không dâng cho Đức Chúa Trời phần mười như Gia cốp hứa làm trong cuộc đối thoại đầu tiên của ông với Chúa. Khi ở trong vị trí của một quản gia, tôi nhận biết rằng, mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời và vấn đề còn lại là thái độ trung tín và quản lý của tôi. Một ngày kia, khi chúng ta đứng trước mặt Chúa và Ngài phán rằng, “Mọi sự đều là của Ta, con đã làm gì với những điều Ta giao cho con? Bây giờ, hãy khai trình việc quản lý của con.”

 

Trong chương 14 cũng đề cập về phần mười. Mục đích của phần mười là dạy chúng ta hãy đặt Đức Chúa Trời trước tiên. Phần mười được xem là bài học vỡ lòng nhằm dạy chúng ta đặt Chúa lên hàng đầu. Khi bước đến Tân ước, Đức Chúa Trời gọi đây là trách nhiệm quản lý. Chúng ta phải học tôn Đức Chúa Trời lên hàng đầu trước khi tiến đến khái niệm quản lý.

 

Một bài giảng xuất sắc khác về việc bố thí trong chương 15. Cựu ước rất nhấn mạnh đến việc bố thí. Môi-se dạy rằng, phần mười có thể được phân chia ra nhiều nơi. Người Lê-vi được nhận phần mười nầy, đó là nguyên tắc căn bản của việc cung lương cho Mục sư ngày nay. Nó cũng được phân chia cho những người khách ngoại bang đang bị đói khổ. Có bao giờ chúng ta có ý nghĩ mời những người cùng khổ đến nhà mình không? Chúng ta nên quan tâm đến những người đang gặp những hoàn cảnh khó khăn chung quanh mình. Cựu ước nhấn mạnh đến các công tác từ thiện. Dân Y sơ ra ên được bảo phải giúp đỡ những người góa phụ và các trẻ em mồ côi. Môi-se khuyên họ, hãy làm điều đó mà không than van gì cả vì lúc nào cũng có những người nghèo khổ ở giữa vòng họ.

 

 

Bài trướcBài thứ 74: Trung Tín Và Hy Vọng
Bài tiếp theoHuấn Luyện, Bồi Linh Cho Chấp Sự Tại Tỉnh Bình Thuận