Tin Chấn Động Từ Bết-lê-hem – Phần 2

2123

CON ĐƯỜNG HỨA HẸN SỰ HOÀ BÌNH

 

Một chiều Chúa nhật kia, tôi đang đứng bên trong tòa nhà cao nhất thế giới vươn cổ để cố nhìn thấy đỉnh của cây Giáng sinh cao nhất của Mã Lai. Đến cuối mùa Giáng sinh, có lẽ năm triệu du khách đã trố mắt nhìn cách ngơ ngẫn cây Nô-ên cao 30m. Nhưng Giáng sinh là gì?

 

Tôi đã hỏi bốn bé gái nhỏ trong một chiếc xe: “Giáng sinh có ý nghĩa gì?” Chúng chỉ cười khúc khích và đẩy cô bé lớn nhất lên trước. Cô bé trả lời đơn giản là: “Ngày trẻ em.” Một ngày thực sự dành cho trẻ em.

 

Sau đó tôi hỏi bố của chúng. “Tôi không biết. Đó là lễ hội của tất cả mọi người da trắng.” Rõ ràng ông đã không ấn tượng với lễ hội của người da trắng hơn là những cảnh hội hè đình đám.

 

Một cặp vợ chồng người Úc đang cố giải mã tấm thảm thêu địa phương của các lễ hội tôn giáo. “Chúng tôi vẫn đang cố gắng nắm bắt tất cả. Chỉ mới đây các bạn tổ chức Deepavali, sau đó đến Ramadan, giờ đây là lễ Giáng sinh và chẳng bao lâu nữa là “Năm của Chuột Túi!” Tôi đoán sau đó sẽ là lễ Phục sinh. Các bạn không nghỉ ngơi à?

 

Một người đàn ông Trung Quốc trẻ đứng cạnh tôi đang cố chụp hình người bạn nữ của anh cùng với cây Nô-ên cao sáu tầng vào màn hình điện thoại quay phim Nokia. Anh ta xoay xở đủ cách để làm cho bằng được và đưa cho tôi xem tấm ảnh vừa chụp, anh ta trông có vẻ hài lòng với trò chơi của mình.

 

Vậy Giáng sinh có ý nghĩa gì với anh ta? Anh ta hồi tưởng lại quá khứ mà không có bất kỳ nhu cầu xa hơn nào cho sự đáp ứng. “Chỉ là kỳ nghỉ! Hahaha!”

 

Ông già Nô-ên ở phía sau chúng tôi, ngồi làm mẫu cho một đứa trẻ cùng với cộng sự của ông. Người mẹ phải trả 10 RM (đơn vị tiền tệ của Mã Lai) cho kiểu ảnh này. Tuy nhiên, nếu cô ta đã trả 50 RM cho một khoản thu của bất kỳ món đồ nào trong các cửa hàng, thì cô ta sẽ được giảm giá 50 phần trăm. Đây là một sự giao dịch đôi bên cùng có lợi. Người mẹ đã lấy những bức ảnh Giáng sinh trong khi ông già Nô-ên và cô gái của ông thì thu tiền. Ố! ồ! Nhưng Giáng sinh là gì?

 

Trong lúc đó, cách xa hàng ngàn ki-lô-mét tại Trung Đông nơi mà Giáng sinh đầu tiên được kỷ niệm, tình trạng cuồng loạn giết chóc vẫn tiếp tục gây thiệt hại.

 

Nhưng Giáng sinh đã là khoảnh khắc thiêng liêng trong lịch sử, được ký thuật lại cách trung thành trong Kinh Thánh về những con người của sách đó là người Do Thái, Cơ Đốc nhân và các tín đồ Hồi giáo. Điều này là để nhắc nhở chúng ta rằng tất cả không bị hư mất. Vẫn còn có hy vọng mặc dù những thực tại thật hãi hùng.

 

Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn còn nhớ đến CHRISTmass hay vui mừng về sự Giáng sinh của Đấng Christ với từ La-tinh “mass” biểu thị lễ kỷ niệm theo nghi thức tôn giáo.

 

Còn cây Nô-ên và ông già Nô-ên thì sao? Chúng đến sau, là cái gì đó mà người da trắng và những người buôn bán đã đặt ra.

 

Nhưng những con người của Sách là tất cả trong một sự hòa hợp liên quan đến Giáng sinh đầu tiên và tính thiêng liêng của nó.

 

Theo chương đầu của sách Phúc Âm Ma-thi-ơ câu 18 và 21, Ma-ri đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Nàng sẽ sanh một trai, và đặt tên là Jêsus.

 

Ê-sai đã nói tiên tri trong sách Ê-sai chương 7 câu 14 trong Kinh Thánh Cựu ước rằng: “nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên (nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, tên này đã trở thành danh hiệu cho Đấng Mê-si.)” Đối đầu với tất cả xác suất thống kê, lời tiên tri trước đó 700 năm đã được ứng nghiệm vào Nô-ên đầu tiên hay Giáng sinh 2000 năm trước.

 

Ê-sai cũng có lời tiên tri đầy kinh ngạc khác trước đó gần ba thiên niên kỷ. Trong ba câu cuối của chương 19 ông đã nói tiên tri rằng: “Trong ngày đó, sẽ có con đường cái đi từ Ai-cập đến A-si-ri (ngày nay là I-rắc). Người A-si-ri sẽ đến Ai-cập, người Ai-cập sẽ đến A-si-ri; người Ai-cập và người A-si-ri đều cùng nhau thờ phượng Đức Giê-hô-va. Trong ngày đó, Y-sơ-ra-ên sẽ hiệp cùng Ai-cập và A-si-ri làm ba, đặng làm nên nguồn phước giữa thiên hạ; vì Đức Giê-hô-va vạn quân đã chúc phước cho họ, mà rằng: Ai-cập dân ta, A-si-ri công trình của tay ta, Y-sơ-ra-ên gia tài ta, đều hãy được phước!”

 

Anwar Sadat, Tổng Thống Ai-cập, đất nước Ả-rập lớn nhất, có lẽ đã có ý niệm lờ mờ về con đường hứa hẹn sự hòa bình khi ông thực hiện một hành trình chưa từng có vào năm 1977 đến Y-sơ-ra-ên và đưa ra cho quốc hội của nước đó, nghị viện Y-sơ-ên-ên, lời đề nghị hòa bình. Bốn năm sau, ông đã bị những người cuồng tín trong đất nước của ông bắn hạ.

 

Thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin có lẽ cũng đã chia sẻ khải tượng này khi ông cũng đưa ra lời đề nghị hòa bình vào năm 1995 với Yasser Arafat của tổ chức giải phóng Palestine mà cuối cùng dẫn đến một thực thể Palestine tự trị. Ông cũng bị bắn hạ một tháng sau đó.

 

Đáng buồn thay, kết cuộc khác của con đường hứa hẹn sự hòa bình tại I-rắc chỉ vừa mới được thổi lên thành những mảnh vụn bởi các lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ mặc dù Tổng Thống George W. Bush đã tháo gỡ một con đường cho hòa bình Trung Đông như là một cách giải quyết đến sau.

 

Chúng ta có dám hy vọng cho con đường hứa hẹn sự hòa bình mà sẽ đứng chạng chân giữa hình lưỡi liềm màu mỡ suốt con đường từ Ê-díp-tô, qua Y-sơ-ra-ên rồi đến I-rắc không?

 

Lời tiên tri của Ê-sai về Giáng sinh đầu tiên đã được ứng nghiệm, đến cả chi tiết cuối cùng. Cho nên hy vọng rằng lời hứa của Chúa về sự hoà bình vĩnh viễn tại Trung Đông cũng sẽ được ứng nghiệm, có lẽ trong một cách thậm chí đầy kịch tính hơn. Lời hứa của Chúa vượt hơn các cấu hình chính trị. Do đó chủ nghĩa bi quan không phải là một sự lựa chọn trong mùa Giáng sinh này.

 

Chúc một Giáng sinh phước hạnh.

 

(Câu chuyện này được phát hành đầu tiên trong tờ New Straits Times vào ngày 20 Tháng Mười Hai 2003 và được cho phép sao chép lại).

 

Bài trướcBài thứ 354: Không Bao Giờ Quá Trễ
Bài tiếp theoNgọn Nến Đêm Giáng Sinh