Tin Chấn Động Từ Bết-lê-hem – Phần 3

2014

CHÚA JÊSUS SẼ MUA GÌ?

 

Một bộ phim mới có tựa đề “Chúa Giê-xu Sẽ Mua Gì?” sẽ khởi chiếu hạn chế tại Hoa Kỳ trong mùa Giáng sinh này. Tôi không đi mua sắm Giáng sinh, nhưng bạn đồng nghiệp của tôi, là Teik Huat, đi mua sắm và biết chính xác những gì anh cần mua cho buổi tiệc văn phòng của chúng tôi; đó là một cây thông Nô-ên tỏa mùi thơm. Anh ta đã trả 99RM (đơn vị tiền tệ Mã Lai) cho một cây Nô-ên thật của Thụy Điển. Tôi không thể tin được, nên tôi đã gọi cho cửa hàng IKEA địa phương. Ồ, nó không chỉ là cây Nô-ên thương hiệu IKEA thật, mà cũng được đem về từ Thụy Điển, chớ không phải từ Trung Quốc như tôi đã nghi ngờ. Nó được vận chuyển bằng đường biển từ Scandinavia trong một thùng đựng hàng đông lạnh để có thể sống sót với thời tiết nhiệt đới, ẩm của chúng tôi.

 

Cây Nô-ên IKEA đã giúp xác định được đặc điểm của thương hiệu toàn cầu nầy, đã đạt doanh thu 17.7 tỉ USD trong năm nay.

 

Tại Nhật, cùng một cây Nô-ên giá bán khoảng 1,990 yên, hay gấp sáu lần, nhưng một khi mùa Giáng sinh qua, khách hàng có thể trả lại cây Nô-ên cho cửa hàng và đổi nó lấy một thẻ quà IKEA có cùng giá trị. Vì dịch vụ tương tự không có tại Mã Lai, nên tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải dùng cây Nô-ên của mình như củi trong chỗ đốt lửa tưởng tượng trong một góc của văn phòng lạnh giá của chúng tôi khi Giáng sinh qua.

 

Cây Nô-ên IKEA cũng giúp định hình được ‘Shopocalypse” sắp tới, một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà sản xuất Chúa Jêsus sẽ Mua Gì?, một bộ phim tài liệu về sự chi tiêu hoang phí của nước Mỹ về sự bảo vệ người tiêu dùng và thương mại hóa của lễ Giáng sinh.

 

Vâng, có những món quà đã xuất hiện trong Giáng sinh đầu tiên nhưng với một lý do khác. Theo ký thuật của Kinh Thánh trong Phúc Âm Ma-thi-ơ 2:1 “Khi Đức Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, đang đời vua Hê-rốt, có mấy thầy bác sĩ ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem, mà hỏi rằng: Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài.”

 

Câu chuyện diễn tiến với việc họ đem dâng cho Đức Chúa Jêsus Christ những món quà rất đắt giá: vàng, nhũ hương, và một dược, đây là loại dầu thơm dùng làm gia vị, mỹ phẩm, và dược phẩm từ bán đảo A-ra-bi.

 

Nhưng những món quà này làm vua Hê-rốt nổi giận, ông thậm chí không phải là người Do Thái nhưng đã dành suốt đời thuyết phục Hoàng đế La Mã thụ phong cho ông làm vua bù nhìn của người Do Thái.

 

Giáng sinh đầu tiên, mặc dù là một dịp tràn đầy niềm vui cho nhiều người đã chờ đợi bấy lâu sự giáng sinh của Chúa Jêsus, là Đấng Christ hay Đấng Mê-si, nhưng đã làm bận tâm Hê-rốt rất nhiều. Ông ta cuối cùng đã lộ ra là kẻ đối kháng với Chúa Jêsus. Vì thế ông quyết định giết chết con trẻ Jêsus. Hê-rốt đã nhờ các thầy bác sĩ nói cho ông biết phải tìm con trẻ ở đâu nhưng họ đã khôn ngoan hơn là làm như vậy. Khi chúng ta xem phần ký thuật của Ma-thi-ơ 2: 16, Hê-rốt rất tức giận khi phát hiện ra các thầy bác sĩ đã đánh lừa mình, nên “bèn sai giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt.” Chúa Jesus đã sống sót trong Giáng sinh đầu tiên nhưng Hê-rốt đã chết vài tháng sau đó trong tuổi già.

 

Trong nền kinh tế hậu hiện đại của chúng ta, giống như vua Hê-rốt, từ lâu lắm rồi người ta đã loại bỏ Chúa Jêsus, là Đấng Christ – nhân vật chính của kỳ lễ Giáng sinh. Nhưng lại đặt ông già Nô-ên trở thành nhân vật thống trị tinh thần trong kỳ lễ Giáng sinh như là người thống trị.

 

Đối với nhiều người, ông già Nô-ên là việc kinh doanh quan trọng cho nên họ không thể để Chúa Jêsus làm mất đi nguồn lợi của mình. Mỗi sản phẩm công nghiệp của năm tới bắt đầu ngay khi Giáng sinh qua, mặc dù vẫn còn những dư âm của ngày Giáng Sanh. Quy trình sản phẩm công nghiệp Giáng sinh tuôn ra bông tuyết nhân tạo và những cây tầm gửi nhựa, đồng thời, cũng tỏa ra hàng tấn khí gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên.

 

Phòng Thương Mại Thành Phố Luân Đôn có hơn 10,000 doanh nghiệp thuộc thành viên của nó, đặt tên cho sự phô trương cuối năm là “Nền Kinh Tế Giáng Sinh”. Một phát biểu được nói đến trong một nghiên cứu gần đây là: “thu nhập trong một kỳ lễ Giáng sinh tệ nhất cũng vượt qua rất xa sáu tuần làm việc chăm chỉ và sự quản lý tốt trong mười hai tháng trước đó”. “Mùa Lễ Giáng sinh là một thời kỳ làm ra hay hủy phá cho các nhà bán lẻ, với nhiều phụ thuộc vào kỳ lễ hội cho một phần quan trọng của doanh thu hàng năm của họ”.

 

Liên Đoàn Bán Lẻ Quốc Gia đã dự báo rằng việc buôn bán trong Giáng sinh sẽ tăng lên bốn phần trăm mùa lễ năm nay lên đến 474.5 tỉ USD tại Hoa Kỳ. Điều này gần với tổng sản lượng hỗn hợp của tất cả hàng hóa và các dịch vụ do Mã Lai, Sin-ga-po và Thái Lan sản xuất trong một năm.

 

Sự thèm khát của thế giới về việc mua sắm hấp tấp trong mùa Giáng sinh đã trở thành truyền thống đáng báo động đối với việc chi tiêu vượt quá khả năng.

 

Điều này đem chúng ta quay lại với Chúa Jesus Sẽ Mua Gì? Bộ phim khắc họa một diễn giả ân tứ được gọi là Mục sư Billy của Hội Thánh Ngừng Mua Sắm (Church of Stop Shopping). Tuy Mục sư Billy không phải là một Mục sư được phong chức và thậm chí ông không tự xưng là Cơ Đốc Nhân. Đó là một nghệ danh cho Bill Talen, một nhà hoạt động xã hội trở thành diễn viên. Ông lấy chức danh “Mục sư” vào năm 1997 như là một phương cách để phản đối cách sáng tạo sự chi tiêu ngày càng quá mức của nước Mỹ. Những gì đã bắt đầu như là con đường “thuyết giảng” đơn độc của ông tại Times Square, New York, chẳng bao lâu đã trở thành Hội Thánh Ngừng Mua Sắm, đúng hơn là một nhóm các nhà hoạt động xã hội/ nghệ thuật biểu diễn – một cộng đồng tình nguyện phi lợi nhuận.

 

Bộ phim từ đạo diễn Rob Van Alkemade và nhà sản xuất Morgan Spurlock, là một phim tài liệu hài về sự chi tiêu vượt mức kiểm soát.

 

Trong một phỏng vấn, Spurlock nói bộ phim là một sự kêu gọi thức tỉnh cho tất cả chúng ta, những ai cúi đầu trước “bàn thờ” tiêu dùng: “Chúng ta đã trở nên mù lòa trước những gì là quan trọng trong đời sống. Chúng ta đã đánh mất cái nhìn về thông điệp thật sự của Giáng sinh.”

 

Khi đi đến phần kết của câu chuyện, có chút đơn điệu khi tôi nhìn vào những ánh đèn lấp lánh trên cây Nô-ên IKEA của chúng tôi.

 

(Câu chuyện này được phát hành đầu tiên trong tờ Sin Chew Daily và www.mysinchew.com vào ngày 25 Tháng Mười Hai, 2007 và được cho phép sao chép lại.)

 

 

Bài trướcThông Công & Bồi Linh Các Ban Hát Tỉnh An Giang
Bài tiếp theoCuộc Giải Cứu Thần Kỳ