Bài thứ 9: Không Cằn Nhằn

1041



Hãy làm mọi việc không một tiếng cằn nhằn hay lưỡng lự (cãi cọ).

Phi-líp 2:14.


 

    Khi sứ đồ Phao-lô viết thư cho các tín hữu ở Phi-líp ông đề cập thẳng vào nan đề, ông bảo: “Hãy làm mọi việc không một tiếng cằn nhằn hay cãi cọ” (Phi-líp 2:14).  Đây không phải một đề nghị mà là một mệnh lệnh.  Cằn nhằn là gì?  Có gì sai chăng?

 

    Trước tiên, thói quen cằn nhằn rất hay lây.  Bạn càng thì thầm to nhỏ và cằn nhằn, càng có nhiều người bắt chước thái độ tiêu cực của bạn.  Kỳ lạ thế chứ, trong khi thái độ lạc quan và tích cực cũng hay lây vậy, nhưng dường như thái độ tiêu cực truyền đi nhanh hơn thái độ tích cực.

 

    Thứ hai, cằn nhằn là phản ứng đối với sự cung ứng của Chúa.  Nếu bạn tin rằng Chúa cung ứng cho bạn và ra lệnh cho mọi hoàn cảnh trong đời bạn, thì tại sao bỏ thì giờ than phiền về những gì xảy ra?

 

    Thứ ba, cằn nhằn gây chán nản.  Không ai muốn nghe nhắc lại mỗi ngày bạn cảm thấy khó chịu như thế nào, hay là khó ngủ ra sao, hay là bạn nghĩ rằng mình làm nhiều quá hay bị bỏ quên.  Lằm bằm hay cằn nhằn luôn luôn sẽ làm cho mức độ tin cậy giảm từ số không đến số âm.  Khi một vấn đề cần giải quyết, hãy phát biểu một cách khéo léo và ân huệ trong tinh thần hòa giải, là thái độ mà Chúa Giê-xu dạy (Ma-thi-ơ 18:15).

 

    Thứ tư, trước mắt Chúa, cằn nhằn là một tội.  Hãy nhớ lời sứ đồ Phao-lô dạy: “Hãy làm mọi việc (không phải chỉ vài việc) không một tiếng cằn nhằn hay cãi cọ.”

 

    Làm thế nào bỏ đi một thói quen khi nó đã trở thành một phần của đời sống bạn mà bạn không ý thức?

 

    Trước tiên, tự kiềm chế mình, quyết định sẽ không cằn nhằn và cãi cọ.  Thứ hai, tập trung vào những gì tích cực.  Phải có thái độ đúng về mọi việc.  Hãy chú trọng vào phước hạnh hơn là lỗi lầm.  Thế rồi đối đầu với vấn đề cần giải quyết.  Cuối cùng, hãy xin Chúa tha thứ vì đã buông mình rơi vào thói quen cằn nhằn xưa rày!

 

Bài trướcBài thứ 8: Tìm Yên Tĩnh
Bài tiếp theoBài thứ 10: Thái Độ