Thư Gửi Bạn Trẻ: Làm Gì Mùa Dịch Này?

4168

Đại dịch COVID-19 cung ứng cho bạn và tôi một cơ hội đại phẫu cuộc đời. Chỉ cần chúng ta dâng lên Chúa hai câu hỏi (thực chất là hai lời cầu nguyện):

  1. Lạy Chúa, Chúa đang làm gì?
  2. Chúa ơi, con cần phải làm chi?

Trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học tiếp tục cho nghỉ. Bạn trẻ chúng mình lại phải ở nhà. Kỳ nghỉ Tết vì thế mà cứ dài ra mãi. Bạn ơi, bạn đã sử dụng khoảng thời gian này như thế nào? Hay bạn đang hoang phí nó, làm cho Người yêu dấu Jesus Christ của chúng ta ghen tương và phiền lòng?

  1. Bạn đang ở đâu trong trận đấu?
  2. Bắt đầu bằng câu hỏi: ‘Tôi là ai?’

“Tôi là ai?”, tại sao câu hỏi này quan trọng? Nếu ta sống, đặc biệt trong lúc dịch lệ lan tràn, thời thế loạn lạc thế này – mà không biết mình là ai, mình đến trong cuộc đời này để làm gì thì thật là một điều vô cùng bất hạnh.

Nếu vẫn chưa biết mình là ai, xin nhắc rằng: Bạn và tôi, chúng ta là một tạo vật đặc biệt, một special version – được Chúa thương yêu và trang bị trong cuộc đời với một sứ mạng đặc biệt. Bạn và tôi, chúng ta được chuộc bằng giá rất rất cao – huyết Chiên Con của Đức Chúa Trời, do đó mỗi phút giây đời sống cũng đã được trả bằng giá rất rất cao. Sống sao cho xứng đáng mạng vàng hy sinh của Ngài bạn nhé.

Ngoài ra, hẳn gần đây bạn cũng đã được các đầy tớ Chúa khẳng định lại quyền công dân Thiên Quốc, là xứ Gô-sen biệt riêng khỏi các thứ tai vạ rồi phải không? Năm 2019 vừa qua, có lẽ bạn rất tiếc thương cho những người nổi tiếng chết trẻ, phải không?

Cha Thiên thượng đã dạy mình rồi: “Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua đi; Năm chúng tôi tan mất như hơi thở” (Thi Thiên 90:9). Ai đó ra đi ở tuổi 25 năm thực chất họ chỉ mới trải qua 300 tháng sống đời tạm đó thôi. Có những người trẻ tự tin bảo rằng “Chết thì chết có gì đâu à (!)” – Họ nói như vậy vì có lẽ họ chưa từng trải qua kinh nghiệm thập tử nhất sinh, chưa biết rằng con người nhỏ bé và bất lực trước cái chết ra làm sao.

Có một mục sư chia sẻ: ông không muốn muốn ai đó (giống như ông) phải trải qua một kinh nghiệm được chữa lành từ căn bệnh ung thư, để mới có thể sống trân quý cuộc đời. Tôi cũng từng trải qua hai lần suýt chết, sau đó cuộc sống của tôi giống như được làm mới lại và quý giá biết bao mỗi phút được sống, bạn ơi! Cuộc đời ngắn ngủi lắm, phải biết trân quý và sống xứng đáng bạn à!

Thêm nữa, đừng quên mình là nhà quản trị thời gian, ân tứ, và mọi thứ Chúa cho. Khi Chúa đến, tất cả phải khai báo trung thực với “chính phủ” Nước Trời, không trốn thoát được đâu. Thế mà, gần đây bạn đã sử dụng “kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử” này cho những việc gì?

  1. Cơ hội gì cho bạn trong nguy cơ?

Những người khôn ngoan luôn tìm thấy những cơ hội trong những thách thức họ gặp phải. Đại dịch này mang đến cho chúng ta những điều tích cực nào đây?

Dành nhiều thời gian để cải thiện mối quan hệ của bạn với Chúa. Trận dịch này cùng với những dấu chỉ về kỳ cuối cho thấy ngày Chúa sắp trở lại rất rất gần, chúng ta hãy ăn năn và trở lại với Chúa khẩn thiết hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang có mối liên thân thiết với Chúa thì thiết tưởng bạn không cần phải đọc những phần còn lại của bài này đâu.

Cơ hội trở thành kiện tướng cầu nguyện. Giữa thế giới đầy dẫy những đau buồn, những người ngoài kia thật rất rất cần lời nguyện cầu của bạn. Hãy hạ mình xuống cùng cầu thay cho thế giới và mọi người nhé. Hãy như ông tổ Áp-ra-ham, đã vì Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà mặc cả với Chúa (Sáng Thế Ký 18).

Có thể nói COVID-19 cách ly thể xác nhưng gắn chặt tâm linh con dâng Chúa trong Hội Thánh vô hình.

“Khai phá đảo vàng, truy tìm kho báu”: Bạn biết đấy, lời Chúa là nguồn cội của mọi khôn ngoan và minh triết, sao ta không nhân dịp này làm giàu cho mình?

Bày tỏ sự sáng: Thế giới mà chúng ta đang sống ảnh đang rất hỗn loạn, đó thật là một cơ hội tốt để bạn bày tỏ sự an toàn trong bóng cánh Chúa. Hãy sẽ chia sự bình an đó và sống vì cộng đồng (giữ gìn vệ sinh cá nhân, công cộng, thực hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế,…).

“Chậm lại một chút để thấy nhau rõ hơn”. Đây cũng là cơ hội cho chúng ta cảm thông công tác của những người đầu sóng ngọn gió chống dịch cho chúng ta yên bình. Và khi theo dõi những phản ứng tiêu cực của người dân (tích trữ khẩu trang, mì gói, giấy vệ sinh, …), hãy hiểu cho nỗi hoang mang, lo sợ của những người chưa biết về Giê-hô-va Shalom.

Cơ hội trở thành “siêu sao” trong bầu trời truyền tin tốt lành cho thế giới. Càng đọc Kinh Thánh, bạn càng nhìn biết đại dịch chỉ là một trong những dấu hiệu của Ngày tận thế. Chúng ta đã được an ninh trong tay Chúa, nhưng những người ngoài kia thì sẽ ra sao?

Nhìn lại chính mình, nếu bạn có nhiều thời gian ở riêng, hãy giao tiếp với chính mình, hỏi xem mình đã sống ra sao và nên làm gì trong hoàn cảnh hiện tại. Khôn ngoan nữa thì kêu cầu Chúa, xin Ngài chỉ dẫn mình nên làm gì. Nếu chẳng may bạn bị thất nghiệp hãy chân thành chẩn đoán nguyên nhân tại đâu, “Ai đã lấy mất miếng ‘phomat’ của tôi?”

 Hãy cảm ơn Chúa vì những người đang ở đầu sóng ngọn gió, chiến đấu chống lại virus và đến thời điểm này trận chiến đang rất thành công. Hãy nhớ xin Cha thêm sức cho họ.

 Khi bạn có thời gian về quê, hòa mình tận hưởng thiên nhiên, hãy thầm hỏi: “Ai đã sắp đặt những điều này?” Phải biết ơn Đấng Sáng Tạo đấy.

Trở về với gia đình, dịp này bạn có nhiều thời gian ở nhà tranh thủ làm các hoạt động để tìm sự gắn bó, gần gữi, đỡ đần cha mẹ nhé.

Trong các mối liên hệ khác, thông qua nhắn tin, liên lạc Zalo, Mesenger, Viber, … – không có gì là khoảng cách với mọi người trên toàn thế giới phải không?

Cơ hội để trở thành “cậu bé Google” nào đó, hãy đảm bảo làm hết bài tập thầy cô giao về nhà, tham gia đầy đủ các giờ học online của sở giáo dục, … Lời Chúa trong Truyền Đạo 10:10 nhắc ta: “Lưỡi rìu cùn mà không mài cho bén hẳn phải phí nhiều sức; nhưng sự khôn ngoan giúp ích cho sự thành công” (Bản TTHĐ). Abraham Lincoln cũng đã kiên trì mài sắc bén “lưỡi rìu” của mình, cho đến ngày ngày đắc cử vị trí tổng thống thống thứ 16 của Hoa Kỳ, ông khuyên: “Hãy cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây. Tôi sẽ dùng 4 giờ đầu tiên để mài rìu”.

Học ngoại ngữ: Thời e-learning cho chúng ta quá nhiều phương tiện để học biết về thế giới. Nếu bạn chăm thắc mắc sẽ rất quen thuộc: COVID-19 (viết in hoa) ghép từ CO – Corona, VI – virus, D – Disease, 19 – năm phát tán bệnh dịch; đại dịch tên ở Anh là pandemic, tự cách ly gọi bằng self-quarantine hay self-isolatation v…v.

Vận động nhiều hơn: các bạn nam có thể rèn luyện thể trí lực bằng môn thể thao vua; còn các bạn nữ thì có thể đánh cầu lông, chạy bộ, đạp xe, …  Có rất nhiều cách để chúng ta tăng cường sức khỏe mà thường ngày chúng ta ít có thời gian do phải bận đi làm hoặc học thêm.

Khai phá những “vùng đất” mới: ta có thật nhiều thời gian để luyện ngón piano, tập đánh văn bản bằng 10 ngón tay, tập thiết kế phông Lễ Thương khó – Phục sinh, làm phim ngắn, theo ba mẹ đi là một người nông dân, …

Làm lợi ta-lâng Chúa ban: Nếu bạn có khiếu viết nhạc, hãy cho ra đời những bài như “Ghen Cô Vy” để lan tỏa tinh thần lạc quan và cổ động chống dịch.

Nếu biết đàn hát thì quay video những bài như Thi Thiên 91, Nơi ẩn nấp lúc phong ba, … để khích lệ mọi người. Có bạn còn chế cây kèn giấy (dùng cái lược kẹp giữa tờ giấy) để tôn vinh Chúa nữa.

Nếu có tài năng viết lách vì say mê với bàn phím và cho ra đời những bài chia sẻ, khích lệ mọi người.

Còn nếu bạn là một nhà thơ thứ thiệt thì hãy viết những “Đồng dao COVID” dễ thương để mọi người dễ thở hơn trong cơn đại dịch. Hoặc là nếu bạn giỏi vi tính, đồ hoạ thì hãy sáng tạo những hình ảnh, mang những giá trị, thông điệp đầy ý nghĩa cho một thế giới đang bội thực thông tin ngoài kia …

Làm đẹp cho đời, có bạn về quê trồng hoa, lá để thêm oxy cho trái đất xanh; bạn khác tranh thủ sáng chế ra mấy món ăn mới tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Và rất có thế còn nhiều nhiều những “điểm cộng” mùa dịch này nữa. Bạn cũng thấy thế phải không?

  1. Làm như thế nào nhỉ?
  2.   Bắt đầu bằng một quyết định.

Khi bạn đã thay đổi suy nghĩ, và quyết định phải sống một cuộc đời đúng chuẩn mặn mòi, sáng chói. Hãy bắt đầu bằng một quyết định “Sống cho Chúa” và trình dâng điều đó lên cho Chúa nhé. Cầu nguyện về quyết định đó, xin Ngài dẫn dắt và ban sự khôn ngoan để hiện thực hóa nó.

Trong lần sinh nhật 20 của mình, Jonathan Edward đã quyết không hoang phí một phút giây nào và ông thực sự đã sống cuộc đời rất xứng đáng cho Chúa. Nếu bạn còn nhỏ và chưa thực sự tự giác, bạn cũng rất cần có một người trần thế (cha mẹ, người thương, bạn thân tin kính,…) để khai trình và cổ vũ mình nhé.

Đối diện với mỗi ngày, hãy hỏi Chúa “Hôm nay, con cần phải làm gì?” rồi lên kế hoạch theo thứ tự: quan trọng làm trước, những việc kém quan trọng hơn – “em xin là người đến sau”

Và trong quá trình đó, cứ liên tục tương tác với Tổng đài Sức mạnh và Năng lực – Đức Thánh Linh năng quyền. Hãy đi cùng Chúa, đừng sống bằng sức riêng.

  1. Tiếp tục thực hành, thực hành và thực hành.

Có câu nói “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không phải đến gặp bác sĩ”.  Chúng ta không bàn đến công dụng của quả táo, tôi chỉ muốn về thói quen ăn táo mà thôi. Để tạo nên thành quả, ta cần làm cái đó hằng ngày, tức là tạo lập thói quen tốt và duy trì nó, bạn nhé.

Vui một chút, nếu không muốn là patient (bệnh nhân) thì bạn phải patient (kiên nhẫn). Kiên nhẫn với chính mình vàn cả người ta hân hạnh làm giám sát nữa.

III. Thách thức nào ta phải đối diện?

  1. Chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết.

Thành thực mà nói bản tínhcon người chúng ta thích vui chơi, nằm nghỉ hơn làm việc, hoạt động. Trên không gian mạng tốc độ tia chớp, có hàng loạt cám dỗ “nhàn cư vi bất thiện”: phim truyền hình, Gameshow giải trí, Game online, … Nếu không ý thức về cuộc chiến của chính mình với vương quốc bóng đêm – Sa Tan:  chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủquyềncùng thế-lực, cùng vua-chúa của thế-gian mờ-tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy …” (Ê-phê-sô 6:12), rất khó cho ta mang chiến thắng rở về. Bạn và tôi phải luôn tỉnh thức với những “vũ khí sinh học” nguy hiểm của thế lực tối tăm. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là thế. Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng. 14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, 15 dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép. 16 Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. 17 Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ.”

  1. Thách thức nhân tài

Thời Cựu Ước, Giô-sép đã kiên nhẫn như thế nào? Chàng có để hầm hố, nô lệ, vu oan, lao tù – những tai ương vạ gió đánh gục mình không? Đọc lịch sử Tân Ước, Phao-lô đã tận dụng đòn roi, bắt bớ, ngục tù để lập nên những đại công như thế nào? Trong trong tiếng Anh người ta rất sợ hai chữ C Cancer (Ung thư) và Change (sự thay đổi). Chúng ta là thanh thiếu niên sức dài vai rộng, có quyền năng Chúa phục sinh thì ngại gì đổi thay, phải không nào?

Chúng ta cùng bắt đầu nào!

 Iris

Tái bút: Vui một chút, bạn Corona bé tí teo, khi xâm nhập vô con người đã tạo nên một trận đại dịch; huống hồ chúng mình bự bành ki, đứng trên vai Thiên Chúa Cực Đại, sao ta không bùng nổ và lan toả?

Bài trướcBan Đại Diện tỉnh Quảng Ngãi chung tay góp phần phòng chống dịch Covid-19
Bài tiếp theoThứ Sáu Tuần Lễ Thánh – 10/4/2020