Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết mình sống trong thế kỷ 21, thế hệ 4.0. Thế hệ công nghệ hiện đại, xã hội phát triển cách vượt bậc. Con người ngày càng thay đổi tân tiến hơn. Ngày nay công nghệ thông tin và tự động hóa chiếm lĩnh hầu hết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một ngày, con người ta trải qua gần như trọn vẹn 24 tiếng bên các thiết bị tự động: Sáng ngủ dậy ta có máy đánh răng, máy cạo râu, ăn sáng từ máy làm thức ăn, uống cà phê từ máy pha cà phê, đi làm trên xe gắn máy, cả ngày cắm cúi bên máy tính, các thiết bị di động; chiều về nấu ăn bằng nồi cơm điện, bếp từ, đun nước bằng bình thủy điện, tối ngủ trong phòng gắn máy điều hòa; đi vệ sinh bằng bồn cầu có chức năng chùi rửa tự động, tối ngủ cùng gối massage hay búp bê người máy….Các thiết bị tự động có xu hướng ngày càng thông minh hơn, tự động hóa cao hơn, tiến đến thay thế hoàn toàn bàn tay con người. Và con người có thể hoàn thành công việc của mình đơn giản chỉ thông qua một cái nút bấm, hay một cái nhấp chuột. Không những vậy, sự trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ còn thể hiện đẳng cấp hiện đại “hi-tech” và giàu có của chủ nhân. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của các thiết bị công nghệ và tự động hóa đối với cuộc sống, cũng như đóng góp của chúng cho sự phát triển của nhân loại. Xã hội với những phát triển với tầm ảnh hưởng cao, nhưng trong những phần đó là những vấn nạn đáng báo động mà con người ngày nay cho là bình thường, chuyện không quan trọng, bên cạnh đó cũng có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với giới trẻ Cơ Đốc. Những tệ nạn xã hội, những quan hệ tình cảm, những điều liên quan đến mạng xã hội, công nghệ và chính cá nhân của mỗi Cơ Đốc nhân. Chúng ta đang sống trong một thế hệ mà chân lý bị thay đổi. Thế hệ trẻ ngày càng sống với quan điểm sai lệch và quan điểm của xã hội ngày nay, thích thì làm, với sự vô cảm với sự xem mình là trên hết, sống theo lối sống hưởng thụ, theo trào lưu của xã hội…và Cơ Đốc nhân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ với những suy nghĩ hành động của xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu những điều mà Cơ Đốc nhân thế hệ 4.0 đang gặp phải, những nguyên nhân, và đưa ra kết luận!
I. Những điều Cơ Đốc nhân thế hệ 4.0 đang gặp phải?
1/ Quan điểm có tiền là có tất cả
Ngày nay con người sống với quan điểm tiền là tất cả, không có tiền không làm được gì. Không có tiền không sống được…Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển theo hướng thiên về tìm kiếm vật chất thì tiền được xem là thứ có sức mạnh vạn năng… “Có tiền mua tiên cũng được” đã trở thành câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Thế nhưng tiền có vạn năng như chúng ta từng nghĩ. Liệu có tiền có phải là có tất cả? Chúng ta đều biết rằng, tiền xuất hiện từ khi xã hội loài người có nhu cầu giao thương rộng hơn. Để thay thế cho cách trao đổi đồ vật, hàng hoá trực tiếp, người ta tìm đến tiền. Tiền quyết định đến sự phát triển hay lụi tàn của cả một xã hội. Sức mạnh ghê gớm của đồng tiền không chỉ dừng lại ở con người mà còn tác động lên những thứ xung quanh con người. Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền. Về mặt vật chất, tiền là thứ vật chất vô cùng quan trọng. Có tiền, người ta sẽ có một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn. Bởi vì muốn có một cuộc sống xa hoa như thế mà con người bất chấp tất cả để kiếm tiền. Và có lẽ cũng chính vì vậy mà con người đã trở thành nô lệ của đồng tiền. Vì tiền mà các bạn trẻ bất chấp mọi thứ để kiếm được. Vì tiền mà các bạn trẻ bán ma túy, cướp tài sản và giết người… Những vụ án giết người chỉ vì 50.000, 100.000 đồng… mà giết đi một mạng sống, cũng vì tiền mà giới trẻ ngày nay càng bị hòa nhập với lối sống ăn chơi, xài phung phí và dính đến tệ nạn xã hội.
Và với Cơ Đốc nhân cũng bị ảnh hưởng một phần nào đó. Ngày Chúa nhật với Cơ Đốc nhân là ngày dành thời gian để thờ phượng Chúa, thông công với anh em mình, nhưng có một số ít vì tiền, vì ngày Chúa nhật làm tiền cao hơn ngày thường nên chấp nhận bỏ thờ phượng Chúa. Trong các ngày lễ nào vào ngày Chúa nhật, thì số tiền sẽ là 1 thành 3 và cũng có một số Cơ Đốc nhân chấp nhận vì tiền cao! Bên cạnh đó, việc làm thêm cũng quan trọng không kém đối với sinh viên, nhằm kiếm tiền tái đầu tư cho việc học, đỡ đần để ba mẹ đỡ vất vả hơn; cuộc sống thoải mái hơn khi đủ tiền trang trải…Và rồi làm thêm chiếm hết quỹ thời gian còn lại của các bạn; lại trở nên hàng đầu, ưu tiên, với rất nhiều biện hộ, nào không tiền không thể sống tự lập, tự do sài. Vì vậy đừng để tiền dẫn bạn xa Chúa, đừng để tiền làm chủ bạn… Trong Thánh Kinh có chép: “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn. (I Ti-mô-thê 6: 9-10). Sự ham mê tiền bạc sẽ dẫn con người tới những tội lỗi và những suy nghĩ hành vi không thể kiểm soát được và dẫn con người đến những ích kỷ, muốn tìm lợi cho bản thân, và ước muốn thỏa mãn cho bản thân. Khi đeo đuổi và nô lệ cho tiền thì mối quan hệ của chúng ta phạm tội và sẽ xa cách Chúa.
2. Quan điểm “Thích Thì Làm”
Tôi không biết và không hiểu từ bao giờ các bạn ‘thích là làm’, ‘thích là chụp’, ‘thích là cởi’ để giải thích, biện minh cho sự nổi loạn của mình, đi ngược luôn cả những giá trị đạo đức thông thường. Rõ ràng tuổi trẻ thì ngắn, việc để làm thì nhiều, nhưng đâu phải làm những điều như vậy?
Do tiếp xúc với rất nhiều quan điểm mới, một bộ phận có suy nghĩ thoáng hơn trong nhiều vấn đề, từ bạo dạn quá thành bất chấp tất cả, bỏ qua các chuẩn mực xã hội từ trước đến nay. Thậm chí, đơn giản thì thích thể hiện, thích lưu lại những hình ảnh ‘khác người’ để câu like trên Facebook, rồi vin cái cớ ‘lưu lại khoảnh khắc tuổi trẻ’ mong được chú ý. Tôi không hề phủ nhận việc cá tính nổi trội hơn một chút là xấu, là không tốt. Không ai muốn mình trở thành một con người mờ nhạt giữa một cộng đồng trẻ năng động. Bạn thích thì bạn làm, được, không ai cấm đoán được cả. Thế nhưng thể hiện ‘cái tôi’ quá đáng lại là một việc hoàn toàn khác. Nghĩ gần thì ‘mình thích thì mình… thôi’ chỉ là trò vui, giải trí nhưng nghĩ xa hơn thì những bạn trẻ này đang tạo tiền lệ xấu cho giới trẻ Việt, cứ làm khác người đi, cứ tạo scandal đi rồi sẽ nổi tiếng. Nó khiến cho phông văn hóa bị đi xuống và tụt hậu. Và chắc chắn sẽ còn nhiều người đi theo con đường này, càng độc, càng dị, càng lạ càng tốt. Rồi sẽ tạo ra thêm một thế hệ trẻ bất chấp tất cả để nổi tiếng, một nền văn hóa mất đi những chuẩn mực lẽ ra phải có.
Các bạn ơi, đâu phải cứ thích làm gì thì làm được đâu! Nếu cứ thích là làm một cách nổi loạn, buông thả thế này thì người trẻ không còn biết đâu là giá trị sống, đâu là nét đẹp riêng của bản thân mình. Tệ hại nhất là những người sống không còn biết tự trọng, biết liêm sỉ chỉ vì lối sống vị kỷ và thỏa mãn cho những nhu cầu thấp hèn của chúng ta. Giới trẻ ngày nay nhiều khi tự cho mình quyết định mọi thứ nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Chúng ta dám làm tất cả, nhưng quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Chúng ta dám nghĩ, nhưng nhiều lúc quá bồng bột và non nớt. Vì thế, không ít sai lầm đã phải trả bằng giá quá đắt. Chúng ta đang tự yêu ‘cái tôi’, yêu ‘tuổi trẻ’ đến mức tự cho mình bỏ qua, coi thường sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội. Chúng ta tự đo mình bằng những thang giá trị mà xã hội chưa từng hoặc sẽ không bao giờ chấp nhận. Tôi không nói rằng bạn thiếu tài năng, thiếu nỗ lực, thiếu nhiệt huyết, nhưng đừng lấy tài năng, đừng lấy nỗ lực của mình để đi làm những điều ‘mình thích thì mình làm’ để “thả thính”, “câu like”, “câu view”, lôi kéo đồng bọn…Thực sự mà nói, một bộ phận thế hệ trẻ đang phải trải qua cuộc ‘khủng hoảng về giá trị’, mất định hướng, quay cuồng, sống vội, sống buông thả.
Trong một đợt trại hè có một Mục sư chia sẻ về trào lưu này tôi nhớ ông có nói: “Tuổi trẻ sống theo lối sống trào lưu nhưng hãy nhớ tuổi trẻ sẽ trôi qua rất nhanh và mọi việc sẽ khai trình trước tòa án của Đức Chúa Trời trong ngày phán xét.” Trong Kinh Thánh có chép: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.” (Truyền Đạo 11:9). Chúng ta có quyền lựa chọn và quyết định “mình thích thì mình làm thôi…” dù thời thanh xuân trôi qua rất nhanh nhưng Chúa vẫn đoán xét những gì chúng ta quyết định.
3. Quan điểm cái tôi và sự kiêu ngạo (Tôi là số một, tôi là…)
Mọi người trong chúng ta, ai ai cũng có “cái tôi”. Nó là cá tính và bản chất vốn có của mỗi con người. “Cái tôi” là cách mỗi người tự khẳng định mình trước người khác, không muốn mình là kẻ vô hình, không muốn là người mờ nhạt…Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Mỗi người đều có Cái Tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội. Tuy nhiên, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Cái Tôi cao” với những cái lắc đầu rất hay gặp: “Cái tôi của nó quá lớn!”. Người có Cái Tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số một, không ai quan trọng hơn mình, xem thường người khác, dần dần trở nên “láo”, hống hách, không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh. Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý thức. Nếu có suy nghĩ vậy, tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Nhưng chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:
– Chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình.
– Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình chưa có. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.
– Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.
– Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.
– Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.
– Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.
– Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có. Bởi, mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng, có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh, bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu. Trong Kinh Thánh có chép: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, Và tánh tự cao đi trước sự sa ngã.” (Châm Ngôn 16:18).
II. Con người thống trị công nghệ hay… ngược lại?
- Ích lợi của công nghệ
Giúp giảm bớt nguy hiểm cho con người, việc giải trí sẽ trở nên thú vị hơn. Không chỉ giúp con người làm việc hiệu quả, sự phát triển của các thiết bị công nghệ cũng giúp chúng ta giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Bạn có thể chơi game “xả stress”, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc cùng bạn bè và người thân hoặc mua sắm online để giảm bớt mệt mỏi và áp lực từ cuộc sống.
2. Tác hại
Những robot với trí thông minh nhân tạo, sáng tạo bậc nhất, phần mềm hiện đại đến những công cụ của công nghệ đầy thông minh dường như đang dần chiếm lấy thế giới khi chúng có mặt ở khắp nơi và xa hơn là tương lai, chúng có khả năng thay thế hoàn toàn con người. Mục đích của công nghệ khi được tạo ra là giúp đỡ, cải thiện cuộc sống nhưng mặt trái của công nghệ chính là lấy đi những gì chúng ta đang có. Tưởng tượng như tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới chẳng những không giảm mà còn tăng cao và mạnh hơn bao giờ hết khi có mặt của công nghệ. Công nghệ chứa lượng thông tin khổng lồ cần thiết cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi, nhưng ỷ lại vào nó, kiến thức chúng ta sẽ được cải thiện?! Chưa kể đến, công nghệ có thể là nguyên nhân mang lại cho chúng ta bệnh tật, những tai nạn và tệ hơn là cái chết. Mất ngủ, kém tập trung, lơ ngơ, dễ bị lạc đường… là những tác động xấu mà công nghệ như internet, smartphone đem lại cho con người. Tiến bộ công nghệ đi kèm với một vài hậu quả không thể dự báo. Theo nhà tâm thần học Michael Merzenich, não người đang bị thay đổi vì công nghệ, thậm chí có thể làm chết người.
III. Cơ Đốc nhân thế hệ 4.0 đang bị ảnh hưởng những điều gì ở thế gian?
Giới trẻ ngày nay có rất nhiều thuận lợi về phương tiện học hành và phát triển con người. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn, thách đố và nguy hiểm khác khi xã hội phát triển. Thế hệ trẻ ngày nay có lối sống thụ hưởng ăn chơi, đua đòi, muốn chứng tỏ mình, và là thế hệ ảnh hưởng bởi công nghệ, ảnh hưởng bởi xã hội,….và nhiều lúc Cơ Đốc nhân bị ảnh hưởng rất nhanh chóng.
- Thời đại kỹ thuật công nghệ đem con người xa nhau hơn
Một nguy cơ và một thách thức lớn trong xã hội hiện nay mà tuổi trẻ Thanh Thiếu niên Cơ Đốc đang phải đối diện là sự bùng nổ về công nghệ thông tin, smartphone… Tuổi trẻ ngày nay bị lôi cuốn, mê mẩn tới nỗi “yêu” điện thoại hơn cả nửa kia như một bài báo đã từng viết. Như đã nói trên, con người ngày nay đang lo ngại vì “Công nghệ thông tin đem con người lại gần nhau nhưng cũng đem con người xa nhau hơn.” Và có nguy cơ gây gãy đổ những mối quan hệ hạnh phúc trong gia đình, trong tình cảm, trong hôn nhân và những mối quan hệ bạn bè. Các bạn Thanh Thiếu niên nên nhớ rằng internet, smartphone, laptop là “Con Dao Hai Lưỡi” vì nó có lợi về phương tiện truyền thông để liên lạc với nhau, để học hỏi, để tìm kiếm những điều có ích…nhưng cũng nó là điều gây hại về tâm linh, đạo đức, phạm tội do ảnh hưởng của phim sex, game online, các trào lưu bói toán trên mạng xã hội. Có thể nói ma quỷ và cám dỗ đang tấn công vào tầng lớp thế hệ trẻ Cơ Đốc thời đại nay. Ma quỷ là kẻ lừa dối xảo trá hơn hết nó là kẻ “cướp-giết-và hủy diệt” như Chúa Giê-xu đã cảnh báo trong (Giăng 10:10a). Lời Chúa cũng có dạy chúng ta “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.” (I Phi-e-rơ 5:8). Vì vậy chúng ta phải cẩn thận và đề cao cảnh giác trước những cám dỗ của ma quỷ trong công nghệ hiện đại.
2. Tình trạng đạo đức tâm linh suy đồi
“Vui lên đi các bạn trẻ! Thật là thích thú khi người nào muốn điều gì là cứ làm điều ấy; ưa nhìn ngắm gì cứ nhìn ngắm cho thỏa lòng. Nhưng nên nhớ rằng chính tại những việc bạn làm, Thượng Đế sẽ xử đoán bạn.”(Truyền Đạo 11:9-10 BHD).
Chúa ban cho tuổi trẻ nhiều đặc ân và cơ hội nhưng cũng cảnh báo về những nguy cơ sẽ phải đối diện nếu lạm dụng và phóng túng, ăn chơi sa đọa băng hoại ở thời đại ngày nay. Thay vì vui hưởng hạnh phúc tuổi thanh xuân, giới trẻ ngày nay có thể rơi vào tình trạng đau khổ, buồn chán, thất vọng do không thận trọng, thiếu khôn ngoan trong lối sống. Xã hội hiện đại có nhiều tiện nghi vật chất nhưng cũng rất nhiều cạm bẫy cho tuổi Thanh Thiếu niên, nhất là trong lĩnh vực tình yêu, tình dục. Chưa bao giờ người ta ca ngợi, tán tụng tình yêu như trong thời đại chúng ta, nhưng cũng chưa bao giờ tình yêu hôn nhân trở nên cay đắng, đổ vỡ, ly hôn phá thai nhiều như hôm nay. Xã hội hiện đại mà chúng ta đang sống là xã hội duy tính dục, lạm dụng tình dục, không phân biệt được giữa tình yêu và tình dục và có những quan niệm tình yêu lệch lạc, không lành mạnh như “tình dục trước hôn nhân”, “sống thử”. Và điều đáng ngại hơn trong xã hội hiện đại là người ta tán đồng, đồng tình chấp nhận những quan niệm tình yêu hôn nhân tội lỗi, bệnh hoạn trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính nam với nam, nữ với nữ, và kéo theo những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, rượu bia, cờ bạc, phá thai, tình dục trước hôn nhân… Nguyên nhân của những tệ trạng trên là do tình trạng suy đồi đạo đức, tâm linh của nhân loại trong thời kỳ cuối cùng như Kinh Thánh đã báo trước: “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó.” (II Ti-mô-thê 3:1-5a)
Sống vị kỷ, ích kỷ, tham tiền. Dùng mọi thủ đoạn lường gạt để có lợi cho mình. Khoe khoang, kiêu căng, tự phụ. Không tôn trọng nhau, ăn nói phạm thượng. Con cái nổi loạn, không vâng lời cha mẹ bỏ nhà đi. Vong ân bội nghĩa, không tình nghĩa, bất nhân, phản phúc (gia đình ly dị, bạn bè lường gạt nhau..). Sống không có đạo đức; tàn bạo giết người vô cớ, thù ghét làm điều lành, không tiết độ, liều lĩnh, thích vui chơi hưởng thụ (gồm có tham muốn vật chất, được nổi danh, sống tình dục ngoài hôn nhân, đam mê thú vui như: ăn uống say sưa, những trò giải trí không lành mạnh, games…) hơn là yêu mến Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu báo trước về thế hệ hôm nay: “Vì sự gian ác sẽ gia tăng nên tình yêu thương của nhiều người cũng phai nhạt dần. Nhưng ai kiên trì chịu đựng cho đến cùng sẽ được cứu rỗi” (Ma-thi-ơ 24:12,13 BDM). Đây là những lời tiên tri đang xảy ra cho thế hệ chúng ta sống. Chưa bao giờ tội ác gia tăng như ngày nay. Tình yêu trong gia đình càng phai nhạt dần, ngoại tình và tỉ lệ ly dị gia tăng. Sự phóng túng về tình dục lan tràn. Các phong trào luyến ái tự do và quan hệ đồng tính càng ngày càng lan rộng và trở nên bình thường qua truyền thông và chính trị. Đạo đức thì sa sút từ trong gia đình, xã hội và giới trẻ. Con cái nổi loạn, tuổi trẻ sống băng hoại với nghiện ngập và hình thức tình dục bầy đàn. Tội phạm hiếp dâm, lạm dụng tình dục xảy ra hàng ngày. Những vụ giết người tập thể từ trong trường học gia đình thường xuyên xảy ra. Thành phố đầy dẫy tội ác, những quảng cáo, show, chương trình tivi, internet, phim ảnh hoang tưởng, làm cho băng hoại đạo đức của con người. Sự băng hoại đạo đức đã này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ tầng lớp Thanh Thiếu niên trong Hội Thánh. Những việc trước đây bị lên án là tội lỗi, bây giờ trở thành chuyện bình thường.
3. Việc đọc sách không còn quan trọng với giới trẻ
Hiện nay công nghệ thông tin quá phát triển làm cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội, các trò giải trí của internet mà quên đi những lợi ích thiết thực của việc đọc sách đem lại. Thực trạng đọc sách của giới trẻ trong Cơ Đốc nhân và ngoài xã hội hiện nay đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Thế hệ trẻ chúng ta có thể đọc sách nhưng những thể loại tiểu thuyết, ngôn tình, hay không có thói quen đọc sách…nhưng lại ít quan tâm đến việc đọc Kinh Thánh hoặc các sách bồi linh. Hằng ngày chúng ta dành thời gian cho việc học, việc làm, giải trí bằng mạng xã hội, chơi các loại game như PUBG MOBILE, Liên Quân,…mà chúng ta cho là bổ ích. Nhưng thay vì giải trí bằng các loại game, mạng xã hội thì dành thời gian đó để đọc Kinh Thánh, đọc các sách bồi linh sẽ ích lợi hơn. Khảo sát việc đọc sách của giới trẻ hiện nay “Văn hóa đọc” đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngày nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế – xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi người vẫn đọc, để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Thay vào việc ra các hiệu sách để mua sách chuyên ngành, các cuốn sách về văn hóa, bồi linh, các sách kỹ năng…đa số bạn trẻ dành thời gian lướt Facebook, tìm kiếm thông tin, đọc sách trực tuyến. Họ sẵn sàng bỏ hàng giờ đồng hồ để ngồi bên chiếc máy tính đọc hàng chục, hàng trăm mẫu chuyện sến súa. Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên. Việc này làm cho giới trẻ Cơ Đốc cũng bị ảnh hưởng. Có nhiều văn phẩm nguồn sống, giúp ích cho tri thức của giới trẻ cũng có thể tìm thấy tại phòng sách Cơ Đốc ở các tỉnh, thành và nhất là trên web: https://httlvn.org Tổng Liên Hội. Các sách Cơ Đốc có bán rất nhiều, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam có xuất bản và đăng khá nhiều văn phẩm Cơ Đốc phong phú như: Sách bồi linh, truyện ngắn Cơ Đốc, bản tin Mục Vụ, UBTTN, … hoặc các nhà sách Cơ Đốc như nhà sách Hải Đăng, Hy Vọng… như các thể loại sách bồi linh Bạn Là Ai – Sống Theo Tiếng Gọi..(Xuân Thu), Rèn Luyện Tâm Linh Trong Nếp Sống Cơ Đốc, Tư Vấn Tiền Hôn Nhân…vv. Khảo sát về việc đọc sách Bồi Linh của một cửa hàng Cơ Đốc cho biết khoảng 60% độ tuổi từ 18-30. Vậy thì ước lượng khoảng tầm 20%-30% là độ tuổi 18-25 (Giới trẻ) còn 40% còn lại thì ở đâu?
IV. Đừng Kết Ước theo cảm xúc của bản thân
Ngày nay trong các Hội Thánh và UB TTN Tổng Liên Hội thường xuyên tổ chức các kỳ trại hè, Thánh Kinh Căn Bản dài hạn, ngắn hạn cho Thanh Thiếu Niên trong thành phố, và Hội Thánh địa phương các tỉnh thành. Những kỳ trại và Thánh Kinh Căn Bản thường tổ chức trong thời gian dài. Có những bài học, vui chơi theo bài học, lửa trại và kêu gọi. Tại các kỳ trại, các khóa học như thế các bạn cảm thấy được khích lệ bởi những bạn cùng niềm tin, được khích lệ qua những bài học, được an ủi, lấp đầy những lỗ hổng trong đời mình. Các bạn đã dám đứng lên kết ước dâng cuộc đời mình cho Chúa, cảm thấy tươi mới khi được Chúa xóa bỏ mọi tội lỗi mình và hứa nguyện rằng từ nay con sẽ bước đi trong ánh sáng sẽ dâng cuộc đời để Chúa sử dụng và hầu việc Ngài, con sẽ trở thành một chứng nhân và rao Danh Ngài ở khắp mọi nơi… Nhưng đó chỉ là chuyện ở trại, ở các khóa học, khi bài giảng của các tôi tớ Chúa chạm đến tấm lòng của các bạn. Nhưng phải chăng đó chỉ là cảm xúc nhất thời khi mà trở về Hội Thánh, khi trở về nhà riêng, các bạn lại tiếp tục sống như cũ, trở về cuộc sống hàng ngày và sống trong vòng luẩn quẩn của tội lỗi cứ phạm tội – ăn năn – rồi lại phạm tội. Có thể các bạn Thanh Thiếu Niên sẽ có lửa thiêng hừng hực trong lòng, được một, hai tuần, thậm chí một tháng, nhưng dần dần lửa lại tắt đi. Rồi các bạn xem đi trại như một dịp để gặp bạn bè, để đi đây đó, đến với khóa học Thánh Kinh Căn Bản cũng để vui thôi chứ thật sự không tìm kiếm Chúa và không biết mục đích của mình là gì. Dần dần các bạn Thanh Thiếu niên sẽ biến mình thành một Cơ Đốc nhân theo mùa trại, mùa Thánh Kinh Căn Bản, mùa trại hè… Khi đó những kết ước của các bạn sẽ như thế nào khi lặp đi lặp lại theo các kỳ trại? Liệu sự kết ước đó Chúa sẽ đẹp lòng? Xin Chúa giúp chúng ta là những người trẻ nhận thức được sự kết ước với Chúa rất quan trọng, và xin Chúa giúp chúng ta không kết ước theo cảm xúc nhất thời nhưng là sự kết ước để Chúa hành động, làm việc và biến đổi trong từng cuộc đời cá nhân chúng ta.
V. Thay lời muốn nói
Trong Thi Thiên 119:9 có chép: “Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa.” Chúng ta là những Thanh Thiếu Niên Cơ Đốc, là những người trẻ của Chúa, chúng ta phải sống đời sống trong sạch trước Chúa và xã hội. Sống trong sạch là sống Thánh Khiết, sống giống Chúa (Phi Líp 2:5-7). Chúng ta phải sống đời sống có mối tương giao Chúa, dành thời gian riêng tư với Chúa yêu Chúa qua việc đọc Kinh Thánh, qua sự cầu nguyện, qua mối tương giao với Chúa mỗi ngày và qua sự phục vụ Chúa trong ban ngành, trong Hội Thánh và trong lĩnh vực Chúa kêu gọi và giao phó. Bạn và tôi là người được Chúa cho có cơ hội phục vụ trong một thời gian nhất định. Thời gian mỗi người ngắn dài khác nhau, nhưng chung một mục đích, chung một con đường. Bạn và tôi đều được thuộc về Chúa, được Chúa ở cùng và là người được Chúa biệt riêng, tin cậy, chọn lựa, và được đặc ân sống giữa thế gian này, xin Chúa giúp tôi và bạn sống xứng đáng với những gì Chúa dành cho chúng ta, và yêu Chúa càng hơn, phục vụ và trung tín với Chúa cho hết chặng đường Chúa đặt để và đến một ngày tôi và bạn có thể nói rằng: Con đã tôn vinh Cha trên đất và làm xong việc Cha giao cho làm”.
Phải chăng, thời đại 4.0 này đang khiến cho giới trẻ, đặc biệt là những con người trẻ tuổi trong Cơ Đốc ngày nay trở thành một thế hệ “cúi đầu”? Trong I Cô-rinh-tô 6:12 có chép rằng: “Mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi.” Cũng trong I Cô-rinh-tô 10:23 có chép “Mọi sự đều có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt.” Chúng ta có quyền làm tất cả mọi sự nhưng hãy đừng để nó bắt phục mình, cũng đừng để vì nó mà gây cớ vấp phạm cho người khác. Chúng ta vốn là những kẻ có thể mạnh mẽ trong đức tin hơn nhiều người, nên khi chúng ta hành động không suy xét thì sẽ không thể làm gương tốt được cho nhiều người. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ lệ thuộc vào nó, bị nó bắt phục, nhưng trong Chúa, chúng ta chỉ nên để Chúa bắt phục chúng ta mà thôi, vì Chúa là Đấng dựng nên chúng ta. Điều gì chúng ta đã tạo ra, chúng ta có thể kiểm soát nó, bắt phục nó, nhưng đừng để những điều đó bắt phục được mình.
Trang web dành cho Cơ Đốc nhân, như httlvn.org, Mục Vụ Oneway, hoithanh.com… đặc biệt là cho giới trẻ như Mục Vụ Thể Thao nói chung và Mục Vụ Thể Thao tỉnh Bình Thuận nói riêng. Cứ hàng tháng Ban Tổ chức ở MVTT tỉnh Bình Thuận có chương trình Thi Đố Kinh Thánh cho giới trẻ theo các sách trong Kinh Thánh trên Facebook và trang Web http://www.mvttbinhthuan.com/, mở rộng cho các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương, nhưng tôi theo dõi thì mỗi tháng số lượng tham gia chỉ đổ lại chừng 12 thành viên tham gia và chỉ có 2 người ở Đồng Nai và còn lại là ở Bình Thuận. Theo cách nhìn của cá nhân tôi chương trình này rất bổ ích, đem lại sự vững vàng về thuộc linh và giúp cá nhân trong việc đọc Kinh Thánh, nắm vững được kiến thức Kinh Thánh nhiều hơn. Nhưng dừng lại một chút giới trẻ Cơ Đốc hiện nay đa số sử dụng Facebook, Instagram…và lên các trang web hàng giờ để đọc báo, theo dõi “showbiz” lướt Facebook…nhưng lại ít hoặc không quan tâm đến những chương trình như thế này. Ước ao sẽ có nhiều bạn trẻ thay đổi cách sử dụng thời gian của mình cho hợp lí và tham gia các chương trình đố Kinh Thánh của MVTT tổ chức.
Kinh Thánh có chép: “Hãy tận dụng thì giờ, vì thời buổi hiện tại là thời xấu xa.” (Ê-phê-sô 5:16 BDM). Xin Chúa giúp mỗi chúng ta biết kỷ luật trong việc sử dụng thời gian và biết tận dụng thời gian trong mọi điều chúng ta làm. Và dùng thời gian, tuổi thanh xuân của mỗi cá nhân để sống cho Chúa, sống rao truyền Phúc Âm, và làm sáng danh Chúa. Tuổi thanh xuân qua rất nhanh chóng nên chúng ta cần phải tận dụng mọi cơ hội, thời gian Chúa ban cho cá nhân chúng ta đề học hỏi, rèn luyện, trau dồi, để trở thành những người có năng lực, có ích lợi cho Hội Thánh, cống hiến thật nhiều cho Chúa, cho chính Hội Thánh của chúng ta, cho gia đình, nơi chúng ta đang sống và xã hội. Như Lời Chúa có dạy “ Con ơi, hãy dâng lòng con cho Ta, hãy để mắt con noi theo các đường lối của Ta.”(Châm Ngôn 23:26 BD 2011). Là Thanh Thiếu niên Cơ Đốc chúng ta hãy sống cách mạnh mẽ, sống một đời sống khác biệt và đời sống đắc thắng như những anh hùng đức tin ngày xưa như Đa-vít, Đa-ni-ên và ba người bạn Hê-bơ-rơ, Ti-mô-thê… Trong Kinh Thánh có chép: Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào. (Rô-ma 12:2). Là những Thanh Thiếu niên Cơ Đốc tuy sống ở giữa thế gian đầy tội lỗi, cám dỗ nhưng không bị hòa tan (làm theo) với thế gian mà phải biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình nhờ Lời Chúa để vâng phục ý muốn tốt lành đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải biết ơn Chúa vì Ngài đã ban cho tôi và bạn có tuổi trẻ, thanh xuân, và nhiều đặc ân quý giá. Trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta là phải sử dụng hết tất cả những điều Chúa ban cho chúng ta để sống và làm rạng danh và vinh hiển danh Ngài. Tuổi thanh xuân của chúng ta tươi đẹp rồi cũng sẽ phai tàn và sẽ trở nên hư không vô nghĩa. Xin Chúa cho chúng ta biết dâng tuổi thanh xuân, cuộc đời, tài năng, thời gian của mình cho Chúa, để biến những điều “vô nghĩa” thành những điều “có ý nghĩa” trong Vương Quốc của Chúa. “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm sự yêu thương, đức tin và sự tin sạch mà làm gương cho các tín đồ.”(I Ti-mô-thê 4:12). Chúng ta phải giữ tấm lòng tâm trí của chúng ta và để lời Chúa tràn ngập trong tâm trí, giấu lời Chúa trong lòng của chúng ta để mỗi ngày chúng ta sống, chúng ta làm, suy nghĩ, nói hay hành động điều có lời Chúa để không phạm tội và qua đó mọi điều chúng ta làm sẽ đẹp lòng Ngài.
Nguyền xin tình yêu và sức mới của Chúa ở cùng các bạn!
P.Q