Tại Sao Dân Do Thái Không Thể Bị Lãng Quên (Phần 2)

2326

Mart De Haan

ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA Y-SƠ-RA-ÊN MUỐN THA THỨ

CHO KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA.

Vào ngày Yom Kipper (lễ Chuộc tội), ngày lễ quan trọng nhất của lịch Do Thái, người ta thường đọc câu chuyện về con cá lớn trong những Nhà hội. Trong khi tín đồ kiêng ăn, xưng tội mình ra và suy nghĩ về những điều Môi-se va Ê-sai dặn dò, một lần nữa họ lại được nghe về sự giải thích về việc Giô-na bị cá nuốt rồi nhả ra đầy kinh ngạc mà mọi người không ai có thể tin nổi nếu nó không có trong Kinh Thánh. Về tất cả những bài đọc có thể được chọn cho ngày lễ lớn trong năm, thì theo truyền thống, một số người bắt đầu đọc câu chuyện về nhà tiên tri Giô-na. Nhưng tại sao lại Giô-na? Tại sao người Do Thái lại đọc về nhà tiên tri miễn cưỡng chạy trốn Chúa chỉ để bị một con cá lớn nuốt vào bụng và được nhả ra một cách mầu nhiệm để hoàn thành sứ mạng nguy hiểm mà sứ mạng đó bây giờ là đất nước I-rắc?

Các thầy thông giáo nói gì về Giô-na?

Các thầy thông giáo có những giải thích khác nhau về việc đọc câu chuyện Giô-na vào ngày lễ Chuộc tội. Một thầy cho rằng câu chuyện của Giô-na là sự ăn năn hơn là câu chuyện của con cá lớn. Một số thầy thì giải thích rằng Giô-na là một bằng chứng không ai có thể thoát khỏi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời ngay khi họ cố gắng trốn chạy khỏi Đấng quyền năng. Một số khác thì tin rằng việc người ta đọc chuyện Giô-na vào ngày lễ Yom kippur với hy vọng người nghe sẽ được học từ những lỗi lầm của nhà tiên tri miễn cưỡng này. Một thầy nói rằng: “Chúa quan tâm đến mọi người, Giô-na chỉ quan tâm đến chính mình. Cuối cùng Chúa đã thắng.”

Mỗi một sự giải thích này đều có một ưu điểm của nó, nhưng ý cuối cùng thì đặc biệt hấp dẫn. Cuối cùng thì câu chuyện của Giô-na nói về một người cứng đầu và ích kỷ vui mừng vì nhận được sự thương xót của Chúa khi ông ta nghĩ rằng lẽ ra ông ta đã chết trong bụng con cá lớn (Giô-na 2:9), nhưng ông ta đã không muốn Đức Chúa Trời “là Đấng hay thương xót và nhân từ.” làm điều gì tốt đối với những kẻ thù của dân Do Thái. (4:2)

Tại sao dân Do Thái lại ghét một thành phố ở trong vùng I-rắc đương thời?

Trước khi chúng ta quá nghiêm khắc đối với Giô-na, hãy nhìn vào thành Ni-ni-ve nơi mà quân thù xa xưa của dân Do Thái đã chiếm một vùng chỉ nằm đối diện với sông Ti-gơ-rit chảy từ thành phố Basra (Bát-đa) hiện tại của I-rắc. Trong thời Giô-na, Ni-ni-ve là một thủ đô thịnh vượng, vùng của đại đế A-si-ri. Quân lính của thành này nổi tiếng về việc hành hạ các tù nhân chiến tranh. Những tin đồn về sự tàn bạo của A-si-ri gây sợ hãi khiến cho các nạn nhân thường đầu hàng mà không chiến đấu gì cả. Đây là những người mà Chúa đã sai Giô-na đến để nói rõ: “Ngươi khá chỗi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve và kêu la nghịch cùng chúng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta.” (Giô-na 1:2) Một trong những điều ngạc nhiên của câu chuyện về Giô-na đó là cuối cùng khi ông ta rao to lên thông điệp của Đức Chúa Trời trên những đường phố của Ni-ni-ve, thì cả thành phố đều ăn năn. Ngay cả thú vật cũng quấn bao gai sau khi vị vua thờ thần của A-si-ri nói giống như một tiên tri và tuyên bố: “Nhưng người ta và thú vật đều phải quấn bao gai. Mọi người khá ra sức kêu cùng Đức Chúa Trời; phải, ai nấy khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ của tay mình. Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao?” (Giô-na 3:8-9)

Đức Chúa Trời đã làm gì cho kẻ thù của Y-sơ-ra-ên?

Đối với sự sững sờ của Giô-na, sự sợ hãi tệ hại của ông ta đã qua, Chúa đã cho thấy sự nhân từ của Ngài đối với quân thù của Y-sơ-ra-ên khi Ngài thấy lòng họ thay đổi. Giô-na đã rất giận dữ. Dường như ông ta và dân tộc của mình đáng được hưởng một điều đó gì mà không ai đáng được. Ông ta phàn nàn rằng: “Hỡi Đức-Giê-hô-va, tôi cầu xin Ngài, ấy há chẳng phải điều mà tôi đã nói khi tôi còn ở trong xứ tôi sao? Vì đó nên tôi lật đật trốn qua Ta-ri-si này. Bởi tôi biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và đổi ý không xuống tai vạ. Hỡi Đức-Giê-hô-va, vậy bây giờ, tôi nài xin Ngài hãy cất sự sống tôi, vì về phần tôi, chết còn hơn sống!” (Giô-na 4:2-3) Lúc Giô-na ngồi bên ngoài thành phố để cho xem điều gì sẽ xảy ra, Chúa đã sắm sẵn một dây dưa để che mát. Lúc đó Giô-na thật biết ơn bóng mát của dây dưa. Nhưng sau đó, Chúa đã cho một con sâu đến cắn chết dây dưa. Khi dây dưa bị héo, Giô-na giận dữ với Đức Chúa Trời vì Ngài đã để cho ông ta bị nướng chín dưới sự thiêu đốt của mặt trời Trung Đông. Những lời cuối của Giô-na cho chúng ta thấy tấm lòng Giô-na không thay đổi. Ông ta đã nổi cơn giận dữ khiến Đức-Giê-hô-va đã hỏi ông ta: “Ngươi nổi giận vì cớ dây này có nên không?” Người thưa rằng: “Tôi giận cho đến chết cũng phải lắm.”(Giô-na 4:9) Giô–na đã quan tâm nhiều về việc mất dây dưa đã cho ông ta bóng mát hơn là về những con người của thành Ni-ni-ve cần sự thương xót.

Sứ mệnh của Y-sơ-ra-ên là gì? Còn của chúng ta thì sao?

Còn về phần chúng ta như thế nào? Câu chuyện về Giô-na có thể khiến chúng ta ăn năn qua việc nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi người chăng? Từ buổi sáng thế, Vua Trời đã tuôn đổ tình thương yêu Ngài trên dân tộc Do Thái với mục đích lớn hơn chính bản thân họ. Qua món quà là mảnh đất hứa và bằng chứng hiển nhiên về sự hiện hữu của Ngài, ý định của Ngài là sử dụng “dân tộc đã được chọn” để cho ta thấy lòng nhân từ, sự kiên nhẫn và sự yêu thương của Ngài đối với toàn thế giới.

       ______________________________________________________

Qua món quà về miền đất hứa và bằng chứng hiển nhiên

về sự hiện hữu của Ngài, Ý định của Ngài là sử dụng

“một dân tộc đã được chọn” để cho chúng ta thấy lòng nhân từ,

sự kiên nhẫn và sự yêu thương của Ngài đối với nhân loại.

____________________________________________________

Vào thời điểm Chúa Giê-xu xuất hiện ở hiện trường, một số nhà lãnh đạo Y-sơ-ra-ên dường như đã quên sứ mạng của đất nước họ. Với những lời nói và thái độ giống như tiếng dội lại của Giô-na, họ cho là dân ngoại như là những người không trong sạch, không thể chạm đến được và không đáng nhận được lòng nhân từ của Chúa Giê-xu. Những nhà lãnh đạo tôn giáo của thế kỷ thứ nhất này bắt chước khá tốt Giô-na qua cách họ đối xử với những ngườ hư mất và Người Chăn Hiền Lành đã đến để cứu họ, họ đã cho thấy họ đã xa cách Chúa như thế nào, Đấng đã muốn cho họ và kẻ thù của họ thấy lòng nhân từ của Ngài.

Hai nghìn năm sau, dân Do Thái đã gặp một vấn đề lớn hơn nhiều. Từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70 SCN dẫn đến sự tản lạc của dân Do Thái và kế đến là việc tàn sát dân Do Thái vào thế kỷ 20 không thể nào tả hết được. Nhiều người tự hỏi làm thế nào họ có thể tin được Đức Chúa Trời khi Ngài cho phép thành thánh của Ngài bị phá hủy và hàng triệu dân Ngài bị tản lạc và bị giết như thú vật. Vấn đề về sự tin cậy như vậy cần được bất cứ ai quan tâm đến Đức Chúa Trời và dân Do Thái nghiêm chỉnh rút ra bài học  

SỰ TÀN SÁT DÂN DO THÁI THÁCH THỨC ĐỨC TIN CHÚNG TA.

Hình ảnh của những người tù trần truồng, đói khát tạo nên những cuộc khủng hoảng dai dẳng về đức tin của nhiều người Do Thái đã bị mất bạn bè và gia đình trong những trại tập trung của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai. Nhưng sự đau khổ và buồn chán mà chúng ta thấy được trong những cặp mắt sâu tuyệt vọng này cũng thách thức đức tin của bất cứ người nào dằn vặt với việc làm thế nào mà Chúa có thể cho phép xảy ra những nỗi đau khổ như vậy. Tôi đã cảm thấy ít nhiều xúc động khi tôi viết bức thư công khai này tới một người bạn Do Thái mà tôi gọi là Ê-li.

 Ê-li thân mến,

Hy vọng anh đang làm tốt công việc của mình. Tôi đã thường nghĩ về việc anh đã giúp chúng tôi thật nhiều để hiểu về câu chuyện của dân tộc anh trong thời gian chúng tôi ở Giê-ru-sa-lem gần đây. Tôi cũng cảm kích và biết ơn sự sẵn lòng của anh đã giúp tôi hiểu biết như là một người Do Thái đã yêu cầu xem xét lại đức tin trong Chúa. Tôi cũng luôn nghĩ đến sự khác biệt về bối cảnh chúng tôi sống. Anh đã lớn lên trong một gia đình nơi mà mẹ anh là người chị duy nhất trong gia đình bà, sau khi sống sót từ những trại tập trung, đã không thể nói về Chúa. Tôi đã được nuôi nấng trong một gia đình, nơi mà chúng tôi đã được dạy dỗ để biết được Đấng Tạo Hóa của chúng ta không những có trong thiên nhiên và trong sự chu cấp hằng ngày của cuộc sống mà còn trong cả lịch sử của dân tộc chúng tôi nữa. Tôi cũng đã nghĩ nhiều đến sự quan sát của anh về một số người đã thoát khỏi sự chết trong cuộc tàn sát dân Do-thái đã mất hẳn đức tin, trong khi những người khác đã đáp lại không chỉ bằng đức tin mà còn tỏ ra lòng sùng đạo sâu sắc đối với Chúa nữa. Anh đã luôn ngay thẳng và thành thật. Và khi bạn hỏi rằng tôi có nghĩ bạn vô lý không, thì tôi đã biết rõ tôi có thể trả lời là không, dù tôi đang cảm nhận rằng bạn đã hỏi một câu hỏi rất khó. Một phần tôi muốn nói rằng việc giết chóc dân tộc bạn là có hệ thống do nhà nước chủ trương (bảo trợ), dính dáng đến tội ác của loài người và không liên quan gì đến Đức Chúa Trời. Nhưng sau đó, tôi được Chúa nhắc nhở về những lời Kinh thánh của dân Y-sơ-ra-ên mà qua đó Ngài cho phép dân ngoại giật sập những bức tường ở Giê-ru-sa-lem trong khi tim Ngài cũng tan nát trong quá trình đó. Tôi cũng đã nghĩ đến ý kiến của bạn cho rằng hoang mạc là nơi bạn tiếp xúc được với Đức Chúa Trời gần nhất.  Tôi cũng cảm thấy nơi hoang vắng và yên tĩnh thật là tuyệt vời. Khi xa những âm thanh ồn ào của thành phố, tôi cảm nhận nơi đó không những có sự hiện diện của Chúa mà còn giúp tôi có khả năng chọn lựa tốt về phương diện đạo đức và sau đó tôi được sức mới để đối diện với sự ồn ào của đô thị. 

Trong một vài cơ hội, tôi đứng lắng nghe những tiếng còi báo động về cuộc không tập hú lên vào ngày Tưởng niệm dân Do-thái bị tàn sát (Holocaust). Tôi đã ngắm nhìn bạn khi bạn ngưng bất cứ việc gì bạn đang làm, và bạn đã đứng yên lặng trong giây lát. Trong giây phút tưởng niệm hàng năm đó, tôi cho rằng mình đã thấy một điều gì đó về ý nghĩa “dân được lựa chọn”. Trong thời Áp-ra-ham, dân tộc bạn là sân khấu trung tâm trong câu chuyện về nền văn minh nhân loại. Đôi khi các bạn còn là ánh sáng soi đường của những người láng giêng. Trong những sự kiện đặc biệt khác, câu chuyện của các bạn giống như một hồi còi làm căng thẳng thần kinh, nhắc nhở chúng tôi rằng đã có một cái gì đó kinh khủng xảy ra trong thế giới của chúng ta.

Không, tổ tiên của các bạn đã không yêu cầu là trở thành“dân tộc được chọn” và tôi cũng không tin rằng kết quả sẽ có bất cứ sự khác biệt nào nếu Chúa đã định và dành riêng một cách kỳ diệu bất cứ một dân tộc nào khác. Bởi vì bản tính của loài người nói chung là giống nhau, câu chuyện sẽ tương tự nhưng với một cái tên khác. Điều đó cũng có thể là người Pháp, người Đức, người Nhật nhưng  khi phải đương đầu với thực tế thì họ khó trở thành “dân tộc được chọn”. Bất cứ dân tộc nào khác được chọn là người của Đấng Mê-si-a cũng sẽ mang một gánh nặng tương tự.

Khi đề cập đến Đấng Mê-si-a, tôi biết rằng sự nghi ngờ của bạn về chủ nghĩa bài DoThái có căn nguyên của nó từ những sự kiện Kinh Thánh ghi chép đã vẽ lên chân dung của dân tộc bạn như là “những người giết Chúa Giê-xu.” Mặc dù Kinh Thánh Tân ước đã được viết bởi những tác giả Do Thái về Đấng Mê-si-a của họ, nhưng các người không phải dân tộc Do Thái  đã đi quá xa về dữ kiện này và cho rằng một số nhà lãnh đạo Do Thái đã gây ra cái chết của Chúa Giê-xu. Điều mà nhiều người đã quên là người thầy từ Na-xa-rét đã hy sinh một cách tình nguyện dưới tay một thống đốc quyền uy La Mã cùng với tay của những đao phủ La Mã bạo tàn. Trong khi những người Do Thái bị lên án một cách kỳ lạ về cái chết của Chúa Giê-xu thì điều tốt lành về sự hy sinh của chính Chúa để chuộc tội cho chúng ta đã bị bỏ qua. Riêng những người công khai tố cáo dân Do Thái cũng diễn tả sai tinh thần của sách Tân Ước về sự bày tỏ tình yêu của Chúa đối với dân Y-sơ-ra-ên như là một bằng chứng về tình yêu của Ngài đối với mọi người. (Ma-thi-ơ 23:37; Rô-ma 9:1-5, 10:1-4)

          _______________________________________________________                           

Khi dân Do Thái bị kết án một cách kỳ quặc

 về cái chết của Chúa Giê-xu thì tin tức tốt lành về sự hy sinh

của chính Chúa để chuộc tội cho chúng ta đã bị bỏ quên.

_________________________________________________

Này Ê-li, nếu bạn chưa sẵn sàng đọc Kinh Tân Ước, tôi mong bạn cũng nên đọc lại ít ra một lần câu chuyện đời xưa về Gióp.

Những nhà thông thái Do Thái đã quí trọng mạng sống của mình như là một chứng cớ của những người không chịu trách nhiệm về phần tội lỗi tương xứng mà họ gánh chịu. Thay vào đó, sách Hê-bê-rơ đã cho ta thấy đôi khi Chúa kêu gọi những con người như Gióp, những người Do Thái và Đấng Mê-si-a của Ngài chịu tội thay người khác. Gióp là người nhân lành đã chịu khổ nạn để cho chúng ta thấy rằng Sa-tan chớ không phải Chúa là nguồn gốc của tội lỗi. Những vấn đề của Do Thái giúp cho chúng ta thấy rằng thật nguy hiểm khi chúng ta ra khỏi sự che chở của Chúa. Sự chịu khổ của Đấng Cứu Thế vô tội là để cứu chuộc tất cả chúng ta, những người xa Chúa, đi theo đường lối riêng của mình. (Ê-sai 53) Tôi không tin rằng sách Hê-bê-rơ đã cho chúng ta bất cứ lý do nào để thấy được những biến cố bi kịch của việc tàn sát dân Do Thái như là một bức tranh của sự xét đoán riêng của Ngài về những người đã bị giết. Chỉ cỏi vĩnh hằng  mới cho ta thấy điều mà thiên đàng đã nhìn thấy trong lòng của những người đã chịu khổ trong cảnh bị bỏ rơi và  và tối tăm như thế. Nhưng nếu sự kiện này có bất cứ sự liên quan đến những ngày bi kịch của quốc gia đã được mô tả trong sách Hê-bê-rơ, thì những rắc rối của quốc gia đã được chọn có thể là tiếng gọi tỉnh thức tâm linh cho tất cả mọi người đang theo dõi.

Nếu tôi biết bất cứ điều gì về ĐứcChúaTrời của dân Y-sơ-ra-ên, thì đó là việc Ngài chăm sóc mọi người nhiều hơn là chúng ta có thể, bất chấp là tại sao, ở đâu hoặc khi nào mà họ chịu khổ. Tuy nhiên, vì vai trò của dân Y-sơ-ra-ên là “dân được chọn”, thì dường như theo các tiên tri của quốc gia bạn, dân tộc bạn đã được kêu gọi không những để biết Chúa và sinh ra Đấng Mê-si-a của Ngài, mà còn mang lấy gánh nặng không thể tả xiết đi cùng với vai trò này.

Ê-li, tôi hy vọng rằng điều nay sẽ giúp ban hiểu nhiều hơn nơi mà tôi sống. Tôi mong tin bạn.

Thân ái,

Một người bạn thân nhất của bạn.

Phải công nhận rằng chỉ có Chúa mới có thể chu cấp cho chúng ta sự an ủi mà chúng ta cần khi chúng ta đau khổ. Tuy nhiên, một cách thức mà Ngài thực hiện đó là cho ta bằng chứng về sự hiện diện của Ngài và giúp chúng ta khi chúng ta lạc lối. Đây là một sư thật mà những người Do Thái trên khắp thế giới tiếp tục kỷ niệm vào ngày lễ Phu-rim hàng năm của họ.

Vì vai trò của dân Y-sơ-ra-ên như là “một quốc gia được chọn,”

họ đã được kêu gọi không những được biết Chúa và sinh ra

Đấng Mê-si-a cho Ngài mà còn mang lấy gánh nặng không thể nào diễn   tả khi nhận lãnh vai trò đó.


Hồ Thế Kiệt dịch

Trịnh Phan hiệu đính

CÒN TIẾP …

Bài trướcPhụ Nữ Tỉnh Quảng Ngãi “Theo Gương Đấng Christ”
Bài tiếp theoBồi Linh Mục Sư Truyền Đạo Tỉnh Đăk Nông Quý III-2018