Lẽ Thật, Ngôi Lời, Kinh Thánh –Tại Sao Quyển Sách Này có Nhiều Tên Như Thế?

3357

Quyển Sách Bán Chạy Nhất Trong Mọi Thời Đại

Nếu bạn sống như một người Mỹ trung bình, có lẽ bạn đang có một quyển Kinh Thánh. Theo nghiên cứu năm 2017 bởi Hội Kinh Thánh Mỹ, 87% người đáp ứng nói họ có ít nhất một quyển Kinh Thánh.

Sở hữu một quyển Kinh Thánh không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong một bài viết trong tạp chí “Người Nữu Ước” năm 2006, phóng viên Daniel Radosh lưu ý: “Quan sát quen thuộc nhất cho thấy rằng Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất trong mọi thời đại làm lu mờ một sự kiện đáng giật mình: Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất trong năm, từng năm một”. Số lượng 20 triệu quyển Kinh Thánh được bán ra từng năm ở Hoa Kỳ làm nổi bật tầm quan trọng mà chúng ta đặt trên quyển sách bán chạy nhất này.

Thực sự là có nhiều cách người ta đề cập đến quyền sách đáng yêu này. Có lẽ bạn đã nghe quyển sách ấy được gọi là “Lẽ Thật” hay “Ngôi Lời” hoặc “Kinh Thánh”. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá một số danh xưng đã được gán cho Quyển Kinh Thánh.

Kinh Thánh hay Quyển Sách Phước Hạnh

Tước hiệu “Kinh Thánh” ra từ chữ Hy Lạp “biblos” ý nói một quyển sách hay thư viện. Điểm phân biệt Kinh Thánh đối với các quyển sách khác và để nhận ra tầm quan trọng thuộc linh của quyển sách này, trang bìa quyển Kinh Thánh của bạn ghi là “Holy Bible” [Kinh Thánh] nghĩa là “Quyển Sách Phước Hạnh”.

Sau khi hiểu rõ gốc rễ Hy Lạp thay cho tiếng Anh “Bible” [Kinh Thánh] cũng đóng vai trò là nền tảng của việc xác định “Quyển Sách Phước Hạnh”. Kinh Thánh là “Quyển Sách Phước Hạnh” vì đây là một quyển sách chứa đựng Tin Lành, hay những tin tức tốt lành nói tới việc làm sao có được mối quan hệ với Đức Chúa Trời và một tương lai đời đời với Ngài trên Thiên Đàng.

Ngôi Lời (The Word)

Trong những ngày trước khi có điện thoại và truyền thông kỹ thuật số, nhận được một lời từ ai đó có nghĩa là bạn liên lạc hoặc thông tin từ một người bạn hoặc người thân thường ở dạng thư từ hoặc tin nhắn cá nhân. Kinh Thánh thường được đề cập đến là “Lời của Đức Chúa Trời” hay “Lời Chúa” vì đây là sự truyền đạt từ Đức Chúa Trời cho nhân loại tỏ ra Ngài là ai và làm thế nào để có mối quan hệ với Ngài.

Phần xác định phổ thông này cũng bắt rễ từ sự hiểu biết Kinh Thánh bắt nguồn từ chính mình Đức Chúa Trời. II Ti-mô-thê 3:14 cho chúng ta biết rằng “cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn”, ý nói rằng mặc dù Kinh Thánh đã được viết ra bởi hơn 40 cá nhân ở ba châu lục khác nhau, mỗi người đã được Thánh Linh Đức Chúa Trời hướng dẫn để viết ra những quyển sách bao gồm cả Kinh Thánh của chúng ta.

Một bức tranh đầy đủ hơn cho thấy cách “Đức Chúa Trời hà hơi” được thấy trong II Phi-e-rơ, điều này giải thích Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (II Phi-e-rơ 1:21). Kinh Thánh được gọi là “Lời của Đức Chúa Trời” vì Ngài là tác giả tối hậu của tất cả 66 sách.

Thánh Kinh

Tôi thích nhận được những ghi chú và các tấm thiệp tạo ra sự khích lệ từ gia đình và bạn bè, và tôi đã giữ rất nhiều các thứ ấy để tôi có thể quay lại và đọc những lời lẽ giàu ơn của chúng. Cũng thực như thế với Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta.

Sau khi có sẵn “Lời của Đức Chúa Trời” cho chúng ta hôm nay là khả thi bởi vì sứ điệp của Đức Chúa Trời cho nhân loại đã được viết ra. Phương diện truyền đạt thành văn của Đức Chúa Trời được chuyển tải tốt nhất trong một thuật ngữ phổ thông khác, “scripture” [Thánh Kinh], có thể được tìm thấy 54 lần trong Kinh Thánh. Từ này được sử dụng để mô tả cả Cựu và Tân Ước. Khi các trước giả Tân Ước chỉ cho chúng ta thấy cách Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước, họ đề cập đến Ngài làm ứng nghiệm Kinh Thánh (xem Ma-thi-ơ 26:54, Giăng 19:36). Sau khi Ngài phục sinh, Chúa Giê-xu ủy thác cho các môn đồ Ngài và Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh” (Lu-ca 24:45), đề cập đến các sách trong Cựu Ước.

Tân Ước cũng được mô tả là Thánh Kinh (Scripture) trong Kinh Thánh (Bible) khi sứ đồ Phi-e-rơ đề cập đến các thư tín của Phao-lô, tạo nên phần lớn trong Tân Ước, là Thánh Kinh [Scripture] trong II Phi-e-rơ 3:16.

Lẽ Thật

Một danh xưng phổ thông khác của Kinh Thánh gọi quyển sách là “lẽ thật”. Đề cập đến Kinh Thánh là “lẽ thật”, nhắc cho độc giả nhớ rằng mọi sự chứa trong Kinh Thánh là không có sai lầm trong các bản gốc và chính xác trong mọi sự dạy của nó. Nói cách khác, Kinh Thánh đáng tin cậy.

Chính mình Chúa Giê-xu sử dụng cụm từ “lẽ thật” để mô tả Kinh Thánh. Vào đêm cuối của Chúa Giê-xu với các môn đồ của Ngài trước khi Ngài bị bắt trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài cầu thay cho các môn đồ Ngài. Chúa Giê-xu xin Đức Chúa Trời bảo vệ và làm cho họ nên thánh bằng lẽ thật, tuyên bố “Lời Ngài là lẽ thật” (Giăng 17:17).

Việc xác định Kinh Thánh là lẽ thật cung ứng cho chúng ta độ tin cậy khi đọc nó. Chúng ta có thể nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo tồn Kinh Thánh vì ích của chúng ta, bởi vì Kinh Thánh có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Ti-mô-thê 3:16).

Ngọn Đèn

Bài hát “Thy Word” [Lời Ngài] của Amy Grant, năm 1984, đại chúng hoá ý tưởng của Kinh Thánh như một ngọn đèn cung ứng sự dẫn dắt và định hướng. Bài hát này chiếu theo lời lẽ của Thi thiên 119, ở đó tác giả Thi thiên tuyên bố Kinh Thánh là “ngọn đèn cho chơn của tôi, ánh sáng cho đường lối tôi” (Thi Thiên 119:105).

Trong khi chúng ta có loại đèn pha hoặc đèn pin công nghiệp khoả lấp đầy toàn bộ khu vực bằng ánh sáng, loại đèn được đề cập đến trong Kinh Thánh là những mảnh gốm nhỏ chứa đầy dầu. Những chiếc đèn này rất hữu ích để chiếu sáng một con đường nhưng chúng chỉ cung ứng đủ ánh sáng để nhìn thấy một vài bước trước mặt người mang đèn.

Cũng một thể ấy, khi chúng ta đề cập đến Kinh Thánh là ngọn đèn, chúng ta khẳng định rằng Kinh Thánh cung ứng sự dẫn dắt và chỉ cho chúng ta thấy con đường chúng ta nên đi trên linh trình của mình nhưng nó thường soi sáng một vài bước kế tiếp trên đường lối của chúng ta.

Gươm

Có lẽ trong phần nghiên cứu Kinh Thánh hay nhóm thanh niên của bạn, bạn đã tham gia vào cuộc “luyện gươm”. Có thể bạn tự hỏi về nguồn gốc của cụm từ độc đáo này. Thực vậy, đề cập đến Kinh Thánh như một thanh gươm xuất phát từ Kinh Thánh.

Trong Ê-phê-sô 6:10-17, sứ đồ Phao-lô mô tả về “áo giáp của Đức Chúa Trời”. Ông so sánh các phương thức khác nhau Đức Chúa Trời thêm sức cho các tín đồ với một bộ giáp mà người lính mặc ra trận. Ở cuối danh sách, Phao-lô bảo chúng ta phải sử dụng “gươm của Đức Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời“ (Ê-phê-sô 6:17). Sau khi mô tả Kinh Thánh như một thanh gươm làm nổi bật cách thức tín đồ có thể nương vào lẽ thật được tìm thấy trong Kinh Thánh để đối diện với những lời nói dối và các lần công kích của ma quỷ.

Thanh gươm cũng có một mép có thể cắt sâu. Trước giả sách Hê-bơ-rơ nhắc cho chúng ta nhớ lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng” (Hê-bơ-rơ 4:12). Sự ví sánh này giữa Kinh Thánh và một thanh gươm làm nổi bật cách Kinh Thánh có thể phơi bày và xác định những tư tưởng sâu kín nhất, sâu sắc nhất của chúng ta để nhắc cho chúng ta nhớ rằng không có gì giấu được Đức Chúa Trời.

Hột Giống

Trong các gói hột giống mùa xuân đặt trong cửa hàng làm vườn địa phương của chúng ta, tôi luôn ngạc nhiên về số lượng cà chua và dưa chuột được thu hoạch từ những hột giống thật nhỏ bé.

Chúa Giê-xu thuật lại một thí dụ trong Lu-ca 8 về một nhà nông đi ra ngoài và gieo hột giống trong vườn của mình. Một số hộ giống bị giẫm đạp hoặc bị chim ăn. Một số hột giống bắt đầu bén rễ nhưng sau đó héo đi vì thiếu nước hoặc bị cỏ dại làm nghẹt ngòi. Tuy nhiên, một hột giống được trồng trong đất tốt, nhận được nhiều nước, ánh sáng rồi tạo ra một vụ thu hoạch lớn. Khi các môn đồ không hiểu được thí dụ mà Chúa Giê-xu nói với họ: “hột giống là Đạo của Đức Chúa Trời” (Lu-ca 8:11).

Chúa Giê-xu khích lệ các môn đồ Ngài rằng khi họ cho phép Kinh Thánh bắt rễ trong tấm lòng của họ rồi lớn lên, họ sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu trong đời sống của họ. Ngay cả hôm nay, thời gian chúng ta để ra đặng đọc Kinh Thánh có khả năng mang lại một mùa gặt thuộc linh, bao gồm yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22-23).

Đồ Ăn

Không một điều gì cung cấp sự no lòng cho một dạ dày đói khát hơn một bữa ăn ngon lành. Đồng thời, không một điều gì làm thỏa mãn một linh hồn khao khát cho bằng các lời hứa của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Kinh Thánh. Giống như mọi người cần trưởng dưỡng cho thân thể vật lý của họ, chúng ta cũng cần sự dinh dưỡng cho linh hồn của chúng ta nữa. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi nhiều lần trong Kinh Thánh, Kinh Thánh được ví sánh với đồ ăn.

Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói cho độc giả biết rằng họ cần được dạy dỗ về các lẽ thật cơ bản trong Lời của Đức Chúa Trời, đề cập đến Kinh Thánh là “sữa” (Hê-bơ-rơ 5:12). Một vài câu sau đó, ông bày tỏ mong muốn họ tiến sâu hơn trong sự hiểu biết về Kinh Thánh của họ, gọi đấy là “đồ ăn đặc” (5:14).

Trong sách Thi thiên, Đa-vít viết về sự vui thích mà ông nhận lãnh từ luật pháp của Đức Chúa Trời. Ông đề cập đến chúng “ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong” (Thi Thiên 19:10).

Trong các sách Tin Lành, chúng ta thấy Chúa Giê-xu khẳng định tính cần thiết của dinh dưỡng về mặt thuộc linh. Khi Ngài bị Sa-tan cám dỗ trong đồng vắng, Chúa Giê-xu đáp: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 4:4). Chúa Giê-xu cần đồ ăn thuộc linh của Kinh Thánh và khích lệ những ai theo Ngài cũng dùng nó thường xuyên.

Kinh Thánh. Quyển Sách Phước Hạnh. Ngôi Lời. Thánh Kinh. Lẽ Thật. Ngọn Đèn. Gươm. Hột Giống. Đồ Ăn.

Đây là một số phương thức mà mọi người đề cập đến Kinh Thánh. Mỗi tước hiệu này nêu bật một lợi ích khác nhau mà ai nấy trải nghiệm khi họ đọc và suy gẫm luôn về quyển sách quan trọng này.

Tôi hy vọng việc học hỏi thêm về một số danh xưng được gán cho Kinh Thánh khích lệ bạn phải mở quyển Kinh Thánh của bạn ra (một khi bạn có một quyển Kinh Thánh) và cho phép nó giúp bạn trên linh trình của mình.

 Tác giả: Lisa M. Samra
Người dịch: Đoàn Phan Danh

Bài trướcTỉnh Đắk Nông: Điểm Nhóm Bu Dấp được công nhận
Bài tiếp theoTrách Nhiệm & Giới Hạn – 1/6/2019