“ ngươi vốn là một người ngay thẳng, ta muốn ngươi vào trận mạc với ta, vì từ ngày ngươi đến với ta cho tới ngày nay, ta thấy ngươi không có điều gì đáng trách. Nhưng các lãnh chúa không chấp nhận ngươi. Vậy bây giờ, ngươi hãy lui về và đi bình an cho khỏi phật lòng các lãnh chúa Phi-li-tin.”
1 Sa-mu-ên 29:6-7.
Lúc ấy Đa-vít phải đối đầu với một hoàn cảnh khó giải. Dù rằng Đa-vít đã được xức dầu làm tân vương Do-thái, nhưng ông vẫn bị vua Sau-lơ đương quyền săn đuổi đến nỗi phải chạy sang hàng quân nghịch là Phi-li-tin cho được an thân. Mặc dù Đa-vít cố khiến người Phi-li-tin để cho ông sống an bình, lúc đó ông phải đối đầu với một tình huống khó xử, vì quân Phi-li-tin mở cuộc chiến chống lại Do-thái. Đa-vít bị thừa trừ ra, vì những lãnh chúa Phi-li-tin lý luật rằng ông vốn là kẻ thù của họ.
Trong khi đó, A-kích, vua Phi-li-tin mặc dù tuyên bố không cho Đa-vít ra trận với mình, đã khen Đa-vít là người trung trực. Vua còn bảo: “…ngươi vốn vừa lòng ta như một thiên sứ của Đức Chúa Trời.” (1 Sa-mu-ên 29:9).
Đa-vít đã làm được một việc khác thường. Ông là một người đáng tôn trọng, kể cả đối với kẻ thù của ông. Đây là một hành động khó thực hiện. Gương của Đa-vít làm chúng ta nhớ rằng Chúa muốn chúng ta sống trung trực đối với mọi người, với những người cùng chia sẻ trong cuộc đời với chúng ta hay những người được coi như đối nghịch.
Những người ấy nhìn vào cuộc đời chúng ta họ sẽ thấy gì? Nên nhớ rằng họ quan sát và nghe những lời chúng ta nói và những hành động biểu lộ tính tình của chúng ta, đó là con người thật của chúng ta. Hãy cầu xin Chúa giúp bạn trở thành một người trung trực ngay thẳng, có trách nhiệm và trung tín, nói lời chân thật, việc làm xứng đáng như một nhân chứng trước mặt những người khác và người đại diện cho vương quốc của Chúa trên trời. Lúc nào cũng thế và đối với ai cũng vậy!
Lời cầu nguyện đề nghị:
Lạy Cha Thánh, con xin dâng đời con cho Cha và cho vương quốc của Ngài. Xin giúp con trung tín trong mọi cảnh huống và trung trực. Xin dùng con đụng chạm đến nhiều đời sống cho Chúa. Nhân danh Chúa Giê-xu. A-men.