Bài 84: Tin Lành Cộng Quan Của Cựu Ước (TT)

3045

Chúng ta đang khảo sát những sách lịch sử của thời kỳ sau khi lưu đày. Hai sách Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi nói về biến cố nầy, chúng có rất nhiều điểm tương đồng, dẫu vậy chúng vẫn có những điểm riêng biệt. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng sách một.

 

Lịch sử của dân tộc Hê-bơ-rơ đã sảnh sinh ra những nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhiều người rất tốt, nhưng chỉ có một số ít là những người thật vĩ đại. Trong những người đó, Môi-se đứng hàng đầu so với các nhân vật ở Cựu ước.

 

Áp-ra-ham là người cha khai sinh dân Y-sơ-ra-ên, nhưng sau đó Môi-se trở nên nhà lãnh đạo vĩ đại của họ. Đa-vít cũng là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Chúng ta khẳng định điều nầy vì một nửa của 1 Sa-mu-ên và trọn 2 Sa-mu-ên đã dành riêng để ghi về cuộc đời của ông. Sa-mu-ên cũng là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Sa-mu-ên đã dẫn dắt người Y-sơ-ra-ên ra khỏi thời kỳ đen tối và đáp ứng nhu cầu lãnh đạo của dân Y-sơ-ra-ên trong thời gian này. Ê-xơ-ra xứng đáng được liệt kê vào những người giống như Môi-se, Sa-mu-ên hay Đa-vít. Ông đã góp phần lớn lao cho công việc của Đức Chúa Trời. Khi khảo sát sách Sử ký, chúng ta thấy có sự liên hệ giữa Hinh-kia và Ê-xơ-ra, Hinh-kia là người đã khám phá Kinh Thánh giữa một thời kỳ mà dân chúng xao lãng và quên hẳn Lời Đức Chúa Trời. Không nghi ngờ gì là Hinh-kia đã có ảnh hưởng lớn trên Ê-xơ-ra.

 

Trọng tâm chức vụ của Ê-xơ-ra là khôi phục lại lòng ham mến lời Chúa. Vì Ê-xơ-ra đã sống trong thời gian bị lưu đày nên ông không thể hành chức thầy tế lễ. Ngay hiện nay nhiều nơi trên thế giới, Tin lành bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoàn toàn bị cấm đoán, không có những người rao giảng Lời Chúa. Ê-xơ-ra đã sống vào một thời buổi như vậy. Ông không thể làm một thầy tế lễ hoặc thi hành công việc của một thầy tế lễ. Nhưng Ê-xơ-ra không tuyệt vọng nói rằng, “Có lẽ Đức Chúa Trời đã chết rồi chăng?” Trong Ê-xơ-ra 7:10 ghi rằng,

Bài trướcBài 83: Tin Lành Cộng Quan Của Cựu Ước
Bài tiếp theoBài 84: Men Của Người Pha-ri-si Và Sa-đu-sê, Phi-e-rơ Xưng Đấng Christ