Nội dung
Giới hạn tải trọng
(I Timôthê 6:3-16)
Vấn đề Tiền Bạc
(I Timôthê 6:17-19)
Nuôi Dưỡng Sự Thỏa Lòng
Tác giả: Gary Inrig
Tác quyền thuộc về RBC.
Người gây quỹ tôn giáo thường dễ bị hoài nghi. Họ kêu gọi người ta chuyển tiền cho họ để dâng hiến cho Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ quên rằng Chúa Giê-xu còn nói nhiều về vấn đề tiền bạc hơn là nói về thiên đàng. Dẫu vậy, tôi chưa từng nghe bất kỳ ai nói rằng Chúa Giê-xu “sống vì tiền” Trong phần trích của cuốn True North, Mục sư Gary Inrig đưa ra lời chỉ dẫn cho linh hồn chúng ta. Trong tư cách là người phát ngôn của Chúa, ông cho biết một tấm lòng rời rộng không chú trọng nhiều vào vấn đề tiền bạc bằng việc tìm thấy niềm vui và sự thỏa lòng nơi Đấng đã tạo dựng chúng ta cho Ngài.
Martin R. De Haan II
Giới Hạn Tải Trọng
Samuel Plimsoll là một người mang gánh nặng. Ông tham gia ngành thương mại than đá tại Anh vào thế kỷ 19, và bắt đầu nhận thức được những nguy hiểm khủng khiếp mà các thủy thủ gặp phải. Mỗi năm, hàng trăm thủy thủ phải bỏ mạng trên tàu vì nguy hiểm của sự quá tải. Những chủ tàu chẳng ngần ngại theo đuổi những món lợi lớn chưa từng có, để rồi sẵn sàng đưa đẩy tính mạng của người khác đến chốn hiểm nguy.Khi tàu rời cảng, nó chất đầy hàng hóa trên boong, khiến con tàu như muốn chìm xuống biển sâu. Một sự kiện khiến các ông chủ những người đứng trên bờ với sự an ninh trong lòng về những món lợi lớn họ sẽ có được – lấy làm thỏa lòng. Năm 1873, thật kinh ngạc khi có 411 con tàu bị chìm, chôn vùi hàng trăm người xuống lòng biển. Nếu một người đã ký kết chuyến hành trình đường biển, thì điều ấy càng tệ hại hơn;anh không thể rút lại điều mình đã ký, dẫu anh nhận ra rằng con tàu không an toàn chút nào. Pháp luật hỗ trợ vững chắc cho các chủ tàu và gây ratội ác khi cho tàu nhổ neo bất chấp độ nguy hiểm của con tàu lớn như thế nào. Trong những năm đầu thập niên 1870, cứ mỗi ba tù nhân ở miền Tây Nam nước Anh thì có một là thủy thủ, người đã từ chối bước lên những con tàu được mệnh danh là “tàu quan tài”.
Vấn đề này đã trở thành sứ mệnh của Plimsoll. Ý tưởng của ông thật đơn giản. Tất cả mọi con tàu đều cần một giới hạn về sức tải để xác định xem con tàu ấy có đang chở quá tải hay không. Ấp ủ suy nghĩ ấy, Plimsoll chạy đua vào cuộc bầu cử Quốc hội năm 1868 và được chọn. Ngay lập tức ông bắt đầu chiến dịch với quy mô lớn để cứu mạng những thủy thủ Anh. Ông có bài phát biểu hùng hồn tại Hạ Viện và viết một cuốn sách gây sửng sốt công chúng khi đề ra các điều khoản. Từng bước, ông chiếm được sự đồng thuận nơi công chúng và buộc Chính phủ phải hành động. Dự Luật dành cho những con tàu lớn không đủ tiêu chuẩn ra khơi được thông qua năm 1875, và một năm sau, dự luật về giới hạn tải trọng do Plimsoll viết cũng được thông qua. Tuy nhiên, vì cớ sức ép từ những món lợi có được, quốc hội đã từ chối.Điều này cho phép các chủ tàu tự định mức tải ở bất kỳ vị trí nào mà họ muốn.
Plimsoll đã chiến đấu trong suốt 14 năm nữa cho đến khi luật được thông qua để bảo đảm rằng mức giới hạn được thiết lập vì sự an toàn của con tàu. Đồng thời, mức giới hạn tải trọng của ông trở thành tiêu chuẩn quốc tế. Ngày nay, ở bất kỳ cảng biển nào trên thế giới, bạn sẽ thấy thành quả công việc của Plimsoll. Thành quả ấy khiến ông được mệnh danh là “Bạn của Thủy thủ”. Trên thân của mỗi con tàu chở hàng bạn sẽ thấy mức tải trọng Plimsoll, chỉ cho thấy độ sâu tối đa mà một con tàu chuyên chở phải tuân theo để ra khơi an toàn và đúng luật.
Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu người ta có mộtđịnh mức Plimsoll. Điều hướng cuộc sống đòi hỏi sự an toàn. Vậy, chúng ta hãy cùng xem một vài điểm nổi bật quan trọng trong Kinh Thánh về mức giới hạn tải trọng. Chúng ta sẽ không đến nơi an toàn trừ khi chúng ta hiểu được mức giới hạn Plimsoll của Đức Chúa Trời.
Vào giai đoạn đỉnh điểm của cơn sốt bán hàng qua mạng năm 1999, tạp chí Fast Company cho biết về vấn đề giới hạn tải trọng theo cách nói thế tục:
Điều gây sự quan tâm ngày nay là câu hỏi được treo trên tường ở các phòng họp công ty và tại các buổi tiệc cốc-tai, trên các bảng phát hành bán cổ phiếu lần đầu của công ty và tại các bàn ăn trong nhà bếp là: Bao nhiêu thì đủ?
Bao nhiêu tiền – để đền bù cho công việc bạn đang làm? Bao nhiêu thời gian – để tận hiến cho gia đình của bạn? Bao nhiêu vinh hoa danh tiếng – để thỏa mãn cái tôi của bạn? Bao nhiêu cơ hội suy gẫm riêng tư – để đào sâu sự hiểu biết? Bao nhiêu thứ là đủ cho bạn? Và dầu bạn có bao nhiêu thứ, và bạn tìm thấy như thế nào – thì cuối cùng – bạn có thỏa lòng không?
(Tháng 7 & 8, năm 1999, tr.110).
Đó là những câu hỏi khảo sát, đặc biệt cho những người tin theo Đấng Christ muốn sống theo giá trị thiên quốc. Trong một xã hội được định hình theo chủ nghĩa tiêu dùng ép buộc và ăn sâu, thì chúng ta định mức giới hạn cho mình như thế nào? Trong Tân Ước, hai lần chúng ta được nhắc nhở về sự tham lam, hay thèm khát là sự thờ hình tượng (Êph. 5:5; Côl. 3:5). Vấn đề thỏa lòng và tham lam hầu như là vấn đề chúng ta đang đối diện khi chúng ta tìm kiếm sự điều hướng cho văn hóa của chúng ta. Lời của sứ đồ Phao-lô trong I Ti-mô-thê 6:3-16 đặc biệt rõ ràng về vấn đề này:
Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính thì người đó là lên mình kiêu ngạo, không biết chi hết; nhưng có bệnh hay gạn hỏi, cãi lẫy, bởi đó sanh sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa cùng những lời cãi lẽ hư không của kẻ có lòng hư xấu, thiếu mất lẽ thật, coi sự tin kính như là nguồn lợi vậy. Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn. Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi, mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại. Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến. Trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống cho mọi vật, và trước mặt Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng làm chứng tốt nơi Bôn-xơ Phi-lát, ta khuyên con phải giữ điều răn, ở cho không vết tích và không chỗ trách được, cho đến kỳ sự hiện ra của Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta là sự mà Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng quyền năng thuộc về Ngài đời đời! A-men.
Có một câu chuyện kể về cô gái nhỏ có cha mắc bệnh phàn nàn kinh niên. Vào buổi tối nọ, trong bàn ăn, cô dõng dạt tuyên bố, “Con biết mỗitrong gia đình mình thích thứ gì!” Cô không cần bất kỳ lời dỗ ngọt nào để bày tỏ thông điệp mình: “Johnny thích ham-bơ-gơ; Janie thích kem cây; Jimmy thích pizza, còn mẹ thì thích gà.” Cha của cô đợi đến lượt mình, nhưng không có thông điệp nào dành cho ông cả. Ông hỏi con: “À, thế còn Bố?”. “Bố thích gì hả con?” Trong cái nhìn thơ ngây và đượm buồn của một đứa trẻ, cô bé trả lời: “Bố, Bố thích tất cả những gì chúng ta chưa có!”
Một quan sát viên mô tả xã hội chúng ta là “một xã hội của bất mãn không ngừng.” Chúng ta đã được đào tạo bởi những nhà thuyết phục ẩn mình trong xã hội rằng chúng ta cần mua, tiêu thụ, nâng cấp, và mở rộng. Trong bối cảnh như thế, khái niệm “đủ” trở nên hiếm hoi. Không ai quảng bá cho đức hạnh thỏa lòng. Nhưng Đức Thánh Linh đã dùng lời đó để chỉ ra một trong những vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong cuộc sống chúng ta.
Trong phân đoạn này trong Ti-mô-thê bày tỏ ba quan điểm cho chúng ta thấy về nhu cầu giới hạn Plimsoll trong cuộc đời mình, nếu chúng ta muốn điều hướng một nền văn hóa vật chất thành công. Những quan điểm đó xoay quanh các từ như sự tham lam, thỏa lòng và đặc tính.
Bản thân chúng ta phải nhạy bén trước những nguy hiểm của lòng tham. Quý mục sư thường đứng trong vị trí được nghe người khác thổ lộ về những bí mật đen tối nhất trong đời sống họ. Dần dần theo thời gian, các vị mục sư tin rằng hầu như họ đã nghe sự xưng nhận về mọi tội lỗi. Vì vậy, tôi lấy làm sửng sốt khi đọc về nhận định của nhà truyền đạo Charles Spurgeon thế kỷ 19 rằng ông đã nghe hầu như tất cả mọi tội lỗi xưng nhận, ngoại trừ tội tham lam. Tôi nhận thấy rằng hơn một trăm năm sau, kinh nghiệm của tôi cũng y như vậy. Tôi chưa bao giờ nghe ai xưng nhận về sự tham lam thậm chíkhi nó đã quá rõ ràng. Tôi cũng nhận ra rằng, thật lòng mà nói, tôi tranh đấu với lòng tham của chính mình khi muốn có được điều người khác đang sở hữu trong khi tôi không có. Tiền bạc không phải là trọng tâm duy nhất của sự tham lam, nhưng trong nền văn hóa của chúng ta, nó là thứ thiết yếu
Phao-lô muốn chúng ta nhận ra rằng vấn đề không phải là ở tiền bạc nhưng là lòng ham mến tiền bạc. Trong I Ti-mô-thê 6:9, ông nói rằng nếu ai ao ước giàu có thì người ấy đang trong tình trạng nguy hiểm thuộc linh. Lời chính xác của Phao-lô là: “còn như kẻ muốn nên giàu có”; đó là những người chỉ đặt lòng vào sự giàu có. Đó là sự cám dỗ đến sự tham lam như nan đề của một số người, đặc biệt là với những người có nhiều tiền hơn tôi. Nhưng chúng ta biết rằng “muốn nên giàu có” không phải dành riêng cho người giàu. Trong thực tế, thường thì những ai không có tiền thì họ lại càng khao khát có được nó. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đọc lời của Phao-lô cách cẩn thận. Những lời ấy không chỉ áp dụng cho những người phải đóng thuế thu nhập ở mứccao ngất ngưỡng. I Ti-mô-thê 6:10 là một trong những câu Kinh thánh mà người ta thường trích dẫn không đúng và sai lệch. Chúng ta thấy Kinh thánh dạy rằng: “tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác.” Sự giàu có không phải là không có những nguy hại của nó, nhưng điều sứ đồ Phao-lô chỉ ra rằng vấn đề không phải ở tiền bạc mà “bởi chưng sự tham tiền bạc,” một ảnh hưởng có thể biến giàu và nghèo trở nên giống nhau.
Điều quan trọng là giữ sự hài hòa của Kinh thánh. Nhiều người thịnh vượng sử dụng sự giàu có và tận hưởng nó một cách có trách nhiệm, nhưng họ không ham mến nó. Một số anh hùng đức tin trong Kinh thánh là những người giàu có, tin kính Chúa như: Gióp, Áp-ra-ham, Đa-vít, và Nê-hê-mi. Những người khác vui hưởng vị trí lớn lao và thịnh vượng như Giô-sép và Đa-ni-ên. Không ai trong họ bị lên án vì những điều họ có, và họ không sống vì những tài sản của họ. Áp-ra-ham có thể kiểm soát sự giàu có của mình; trong khi cháu trai Lót của ông đã bị cám dỗ bởi sự giàu có, khiến người đưa ra những lựa chọn thiếu khôn ngoan và sai trật. Vấn đề không phải nằm ở giá trị bề ngoài nhưngtrong giá trị tấm lòng.
Vấn đề tham lam là điểm nổi bật trong nền văn hóa thịnh vượng của chúng ta. Như tôi đã viết, có một sự quan ngại rằng chúng ta đang trượt dài trong suy thoái sau một thập kỷ của việc mở rộng kinh tế thị trường. Dầu nền kinh tế đi theo định hướng nào, thì rõ ràngchúng ta vẫn là người đo lường sự thành công trên bình diện của sự giàu có và thành quả vật chất. Các lợi nhuận tức thờicó được trong thời đại hoàng kim của giao dịch mua bán qua mạng, những bản hợp đồng đáng kinh ngạc được ký kết giữa các vận động viên, hay sự rầm rộ tập trung vào những chỉ số Dow (chỉ số giá trị chứng khoán dựa trên giá cả hằng ngày của một số hàng được chọn) hay NASDAQ (Viết tắt của National Association of Securities Dealers Automated Quotations) một hệ thống máy tính tại Mỹ cung cấp giá cổ phiếu hiện thời của người đang rao bán)làm được ngày nay cuốn chúng ta vào việc đo lường giá trị cá nhân của chúng ta bằng mức độ chúng ta được chấp nhận. Nhưng không bao giờ là đủ. Các vận động viên ký những bản hợp đồng làm tiêu đề quảng cáo có nguy cơ phải chịu đựng trong vòng hai năm sau vì họ bị trả lương thấp hay chưa được đánh giá cao. Hàng ngàn năm trước đây, trước giả sách Truyền đạo xa xưa đã nói rằng: “Kẻ tham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc; kẻ ham của cải chẳng hề chán về huê lợi…Hễ của cải thêm nhiều chừng nào, kẻ ăn cũng thêm nhiều chừng nấy.” (Truyền-đạo 5:10-11).
Trong ấn bản của Fast Company đã đề cậo trước đây, các nhà biên tập phản ánh dựa trên kết quả thăm dò được tiến hành trên những độc giả đạt thành công sáng chói:
Chẳng chóng thì chày, mọi thứ đều quy ra tiền. Đối với hầu hết người trả lời, tiền bạc là quan trọng nhất. Đa số họ cho rằng tiền là yếu tố mạnh mẽ nhất trong sự thành công của họ, cho sự thỏa mãn của họ, cho khả năng xác định cấu trúc và chất lượng cuộc sống của họ.
Nếu tiền bạc rất đỗi quan trọng, thì phải cần thêm bao nhiêu tiền nữa để người ta sẽ không vì nó mà bận tâm lo lắng?… Câu trả lời tối ưu hiện ra đó là không có thứ gì được gọi là “đủ”. Càng có nhiều tiền, người ta lại càng mong muốn có thêm.
Chúng tôi cũng yêu cầu họ chọn những mặt hàng và dịch vụ khác nhau trong vai trò như một người đã thành công hoặc có dấu hiệu vượt bực – và trộn vớimẫu tương tự khác. Càng kiếm được nhiều tiền nhiều, người ta có khuynh hướng chăm xem những chiếc xe đắt tiền, nhà cao cửa rộng, hay những bữa tối tại các nhà hàng sang trọng như một món “tráng miệng” của cuộc sống …
Chúng ta muốn có tất cả: Nhiều tiền hơn và nhiều thời gian hơn. Thành công hơn và đời sống gia đình thỏa nguyện hơn – Càng có nhiều thứ tiện nghi thì càng sảng khoái tinh thần (tr.114,116).
Ở một phương diện nào đó đọc những lời trên bây giờ dường như là điều lạ thường, vì một phần là sự sụp đổ của nhiều công ty công nghệ và việc giảm giá trị cổ phiếu. Nhiều người có vẻ giàu có vượt hơn cả suy tưởng vì giá trị của việc lựa chọn cổ phiếu của họ làm nên tên tuổi cho họ khá khác biệt so với tình hình tài chánh của họ chưa đầy 18 tháng sau. Phao-lô miêu tả sự không chắc chắn của sự giàu có trong I Ti-mô-thê 6:17, nhưng trong thời đó ông bận lòng với những ảnh hưởng băng hoại của sự ham thích tiền bạc. Theo các nhà biên tập của Fast Company nhận thấy rằng không bao giờ là đủ là một sự thật. Nhưng điều mà các nhà biên tập không làm được là làm yếu đi tên riêng của nó: sự tham lam. Quy luật cơ bản đó là khi sự tích trữ càng nhiều chừng nào, thì tham vọng càng mạnh mẽ chừng nấy. Từ ngữ Hy Lạp dịch “tham lam” có nghĩa là “mong muốn có nhiều hơn nữa.” Theo quan điểm của Chúa Giê-xu và các sứ đồ, điều này không đơn thuần là một xu hướng phải tránh trong xã hội tiêu dùng kiểu tư bản. Nhưng thực ra nó là tử thù nguy hiểm cho linh hồn chúng ta vì lơ là mức giới hạn Plimsoll và nó là sự quá tải nguy hiểm cho đời sống chúng ta.
Sự ham thích tiền của có sức mạnh phá hủy ít nhất là bốn phương diện sau:
1. Tham lam phá hủy khải tượng của chúng ta về lẽ thật của Đức Chúa Trời
Qua I Ti-mô-thê, sứ đồ Phao-lô phải đối diện xung đột với những giáo sư giả. I Ti-mô-thê 6:3-5 là lần cuối cùng ông miêu tả họtrong thư tín này. Quan điểm của ông rất thẳng thắn: Thần học khiếm khuyết sản sinh ra lối sống khiếm khuyết. Nhưng đằng sau sứ điệp giả của những giáo sư này là một động cơ sai trật: họ “coi sự tôn kính như là nguồn lợi vậy.” Điều này có nghĩa là họ giả vờ tin kính và thuộc linh để có thể lừa dối kẻ khác chi trả cho sự giảng dạy sai trật của họ. Đằng sau vẻ mặt học thức và hiểu biết thuộc linh là sự ham muốn kiếm tiền sai trật.
2. Tham lam làm ô uế các giá trị của chúng ta.
“Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia” (I Ti-mô-thê 6:9). Tất cả chúng ta đều đối diện với cám dỗ. Nhưng Phao-lô nhấn mạnh rằng có những cám dỗ đặc biệt dành cho kẻ để lòng mình nơi sự ham muốn giàu có. Có một lối chơi chữ thú vị được đề cập ở đây trong bản ngữ gốc. Tiếng Hy-lạp cho từ “nguồn lợi”, hay lợi nhuận được sử dụng trong I Ti-mô-thê 6:5 là porismos. Tiếng Hy lạp cho từ “cám dỗ” là peirasmos. Những kẻ chống đối Phao-lô tưởng rằng “sự tin kính là một phương tiện để trục lợi (porismos).” Nhưng lòng tham của họ nơi sự theo đuổi nguồn lợi khiến họ sa vào chước cám dỗ (peirasmos).Thật không khó để nhận ra điều Phao-lô đang suy nghĩ. Mong ước để có được thăng tiến hay một bản hợp đồng đẩy tôi rời xa gia đình mình. Một cơ hội béo bở khiến tôi phớt lờ việc giữ gìn sự liêm chính của mình. Mong ước giữ được lòng tin nơi những người có thể giúp đỡ cho sự thăng tiến trong công việc, khiến tôi sa vào chước cám dỗ và noi theo lối sống của họ. Để có thêm ít tiền, tôi bị cám dỗ bóp méo báo cáo các khoản chi tiêu hay điền không đúng sự thật vào bản khai thuế của tôi. “Nỗi ám ảnh theo đuổi giàu có là một ngọn lửa tự bùng cháy. Nó làm tiêu hao không chỉ thời gian và năng lượng, mà còn cả các giá trị…Sự giàu có đẩy người ta vào vòng lẫn quẩn ở nơi của những quy định khác biệt, áp lực to lớn khi muốn ngang bằng địa vị, và toàn bộ các giá trị đều bị nó làm cho méo mó” (Philip Towner, I-II Ti-mô-thê và Tít, tr.139). Ước muốn giàu có sản sinh ra những ước muốn khác và làm nhấn chìm chúng ta trong vòng xoáy của nó.
3. Tham lam lật úp đời sống chúng ta.
Khi Phao-lô viết “là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất.” (I Tim. 6:9), ông dùng ngôn từ được vay mượn trong ngành thủy thủ. Chỉ một lần khác trong Kinh Thánh từ liệu làm đắm được sử dụng là trong Lu-ca 5:7. Khi Phi-e-rơ và những đồng bạn mình nỗ lực kéo mẻ lưới diệu kỳ lên, họ “chở cá đầy thuyền đến nỗi thuyền gần chìm [bị đắm].” Cũng giống như Samuel Plimsoll nhận thấy nhu cầu cho mức giới hạn tải trọng trên tàu để ngăn nó không bị quá tải, chúng ta cần một “giới hạn cho sự tham lam” để tránh dẫn cuộc đời chúng ta đến chốn “hủy diệt hư mất.” Theo ý nghĩa trực tiếp nhất, vì chúng ta không thể vừa yêu và hầu việc Đức Chúa Trời vừa ham mến và làm tôi ma môn (Lu-ca 16:13), ai yêu của cải thì không biết Đấng Christ và người ấy được định cho sự hư mất. Tuy nhiên, cũng có một bài học áp dụng cho những người tin theo Chúa. Từ ngữ hư mất được sử dụng trong Kinh thánh “ngụ ý cho sự mất đi tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc đời” (Moulton & Milligan, The Vocabulary Of The Greek New Testament – tạm dịch: Ngữ Vựng Tân Ước Hy Lạp, tr. 445).
Warren Wiersbe cũng đề cập rất hay đến vấn đề này:
Tiền là “chúa của thế gian này,” và nó khiến cho hàng triệu người tận hưởng cuộc sống bằng cách dựa vào những thứ thay thế. Họ có thể dùng tiền có thể mua sự giải trí, nhưng không thể mua được niềm vui. Họ có thể dùng tiền để mua thuốc ngủ, nhưng không mua được sự bình an. Tiền của họ sẽ thêm cho họ những người quen biết, nhưng rất ít bạn thật. Sự giàu có của họ khiến người khác hâm mộ và ghen tị, nhưng không phải là yêu thương. Tiền có thể mua những dịch vụ y tế tốt nhất, nhưng không mua được sức khỏe. Vâng, thật là tốt khi chúng ta có được những thứ mà tiền mua và được cung ứng điều chúng ta không thể bị đánh mất mà tiền không thể mua được. (On Being A Servant Of God- tạm dịch: Trở Nên Tôi Tớ Đức Chúa Trời, tr.142)
4. Tham lam làm nghẹt ngòi đức tin chúng ta.
“Có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn” (I Tim. 6:10). Chúa Giê-xu thấy sự tham lam là một kẻ làm chết linh hồn, và Ngài đưa ra lời cảnh báo trực tiếp: “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu.” (Lu-ca 12:15). Cuộc sống không phải chỉ dành cho tiền của. Chỉ có Đức Chúa Trời là nguồn sự sống; duy chính Ngài tể trị sự sống; chí có Ngài là Đấng ban sự sống. Niềm tin nơi tiền bạc không thể đồng tồn tại với đời sống tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Điều hướng cuộc sống an toàn trong thế giới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vốn ăn sâu và bắt buộc này, đòi hỏi chúng ta xác định giới hạn tải trọng rõ ràng. Chủ nghĩa vật chấtbiểu trưng cho mối nguy hiểm rình rập mỗi giây phút như những tảng băng trôi khổng lồ làm đắm tàu Titanic. Chúng ta dễ thấy mọi chuyện đã trở nên quá trễ đối với thuyền trưởng và những ông chủ trên chiếc tàu vĩ đại ấy, họ thật bất cẩn khi cứ mãi băng băng hết tốc lực vượt qua những ngọn nước nguy hiểm đó. Khi chiêm ngưỡng băng trôi thì nó thật đẹp nhưng va phải nó thì lại quá nguy hiểm. Chúng đòi hỏi chúng ta phải hết sức cẩn thận. Chủ nghĩa vật chấtcũng giống như vậy. Khi nền văn hóa của chủ nghĩa tiêu dùng và lòng tham kết hợp thì những thảm họa sẽ chực chờ. Nhưng Kinh thánh không đơn thuần kêu gọi chúng ta tránh né sự tiêu cực. Kinh thánh khích lệ chúng ta theo đuổi hướng tích cực.
Chúng Ta Phải Nuôi Dưỡng Sự Thỏa Lòng. Liều thuốc chữa trị cho lòng tham là sự thỏa lòng, một phẩm chất không thể thiếu được cho đời sống thuộc linh thật. Lời của sứ đồ Phao-lô thật ấn tượng: “Sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn.” Tôi nghi ngại rằng Phao-lô đang đề cập đến việc có một dạng tin kính thật mà không có sự thỏa lòng. Tôi cũng quan ngại khi ông nói đến sự tin kính trưởng thành luôn gắn liền như một phần không thể tách rời với sự thỏa lòng.
“Sự tin kính” là một cụm từ yêu thích của sứ đồ Phao-lô. I Ti-mô-thê Ông sử dụng tám lần (bốn lần trong phân đoạn Kinh thánh này) để miêu tả điều chúng ta gọi là “tâm linh thật.” Ông dùng một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thời đại của ông để miêu tả quan niệm về lòng mộ đạo ngoại giáo và đưa ra một ý nghĩa Cơ đốc rõ ràng. Thuật ngữ này miêu tả một thái độ tôn kính và tôn trọng bề trong hầu bày tỏ ra bên ngoài. Sự tin kính thật khởi nguồn bằng “lòng kính sợ Đức Chúa Trời,” kính sợ trong sự hiện diện của Ngài, không chỉ thể hiện qua việc thờ phượng mà còn qua lối sống đúng với đặc tính và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, Đấng chúng ta yêu mến và phục vụ. Đó là đời sống có Chúa làm chủ, tình yêu với Đức Chúa Trời chuyển thành sự thờ phượng và cư xử đúng đắn. Đối với Phao-lô, phẩm chất này hết sức quan trọng đối với những người theo Chúa. Bởi ông đã viết trong I Ti-mô-thê 4:7-8 rằng: “Tập tành sự tin kính. Vì…sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời này và cả đời sau nữa.”
Sự tin kính thật luôn đi với “sự thỏa lòng.” Đối với nhiều nhà triết học Hy lạp và La mã, đây là một từ quan trọng. Một từ miêu tả thái độ tự giác, khả năng nương dựa vào một nguồn dẫn của nó chứ không nương dựa vào nguồnkhác. Đối với các nhà triết học dòng Stoic (Hy lạp xa xưa), họ cho rằng con người lý tưởng là con người độc lập, không có nhu cầu về bất cứ điều gì và không cần đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, theo quan điểm của Phao-lô thỏa lòng mang một ý nghĩa khác. Viết thư cho người Phi-líp khi ông đang ở tù, rằng: “Vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào cũng thỏa lòng ở vậy…Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phil. 4:11-13). Vậy thì thỏa lòng không phải là tự giác, nhưng là sự đầy trọn trong Đấng Christ. Nó không phải là sự tự bỏ đi nhưng là sự thỏa nguyện. Nó không phải là chấp nhận hiện tại hay đầu phục tham vọng, nhưng là quy phục Đấng Christ và mục đích của Ngài. Sự thỏa lòng nơi Chúa không phải là sự tự mãn hay thụ động hoặc tách biệt cuộc sống ra khỏi thế giới này. Thay vào đó, như G.K. Chesterton từng nói, “Đây là khả năng ra khỏi tình trạng mà mọi thứ đang gắn liền với nó.Sự thỏa nguyện vững bền đó là quà tặng của Đấng Christ.”
Phân biệt giữa những gì mà người ta gọi là “thỏa nỗi khát vọng” và “thỏa sự có được” thật sự giúp ích cho tôi rất nhiều. Khát vọng cho biết tôi là ai – đặc tính của tôi, các mối quan hệ của tôi, và giá trị của tôi. Sự có được là những gì tôi đang sở hữu. Sự tin kính bao gồm chọn lấy sự hài lòng với điều mình đang có và không hài lòng trước khát vọng. Đó là sự thỏa lòng với những gì tôi đang có nhưng không thỏa mãn trong việc tôi là ai. Tôi muốn trở nên khôn ngoan hơn, sâu nhiệm hơn, yêu thương hơn, và giống Đấng Christ hơn.
Thỏa lòng cũng là kết quả của viễn cảnh thiên quốc đời đời. Đó là nơi mà Phao-lô muốn chúng ta trông đợi trong I Ti-mô-thê 6:7: “Vì chúng ta ra đời chẳng hề mang gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được.” lời xác nhận này thật rõ ràng nhưng dễ bị lãng quên. Vật chất dường như quá hiển nhiên, còn cõi đời đời có vẻ như không thật. Nhưng đức tin cho chúng ta biết sự thật trái lại. “Bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (II Côr. 4:18). Vật chất hiện tại không có giá trị vĩnh viễn. Chúng là những thứ để chúng ta tận hưởng chứ không phải để cất giữ. Cuộc sống trên thế gian này thật rất giống như trò chơi Độc Quyền (Monopoly game). Dầu chúng ta có kiếm được nhiều chừng nào, thì cuối cùng cũng như đựng tiền công mình trong túi lủng.
John Piper gợi cho chúng ta sự tưởng tượng về một vị khách tham dự buổi triển lãm nghệ thuật, người ấy lấy bức tranh xuống khỏi tường và giữ chặt nó nơi cánh tay mình đặng đến lối ra. Bạn trông thấy anh ta và liềin hỏi, “Anh đang làm chi vậy?” “Tôi đang trở thành nhà sưu tầm nghệ thuật,” anh ta trả lời. “Nhưng chúng thật sự không phải của anh, và họ không cho phép anh đem chúng ra khỏi đây. Anh có thể chiêm ngưỡng chúng, nhưng anh không thể lấy chúng đi được!” “Chắn chắn, chúng là của tôi mà. Vì tôi đang giữ nó nơi cánh tay mình! Và tôi đang lo lắng đến việc làm thế nào để đem chúng ra khỏi đây khi thời cơ chín mùi” (trích từ Desiring God – Khao Khát Đức Chúa Trời, tr.156).
Chúng ta chẳng lấy làm khó gì khi thấy sự ngớ ngẫn trong kiểu hành xử như thế. Tuy nhiên, tương tư như vậy, chúng ta thường chăm xem của cải vật chất, những thứ mà Đức Chúa Trời giao phó cho chúng ta. Chúng ta chỉ nhận thức đúng đắn về tiền và vật chất khi chúng ta nhận ra chúng không có giá trị đời đời.
Phao-lô muốn chúng ta nhận biết rằng giá trị lớn lao nhất của đời sống chúng ta vượt lên trên tiền bạc. “Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặt thì phải thỏa lòng.” (I Tim. 6:8). Những người sống trong thế giới Phương Tây luôn dư dật về những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, nên đối với họ, nếu chỉ nghĩ về đồ ăn và đồ mặc mà thôi thì thật khó. Danh mục những thứ “thiết yếu” của họ thường dài hơn nhiều. Ở những nước khác, tôi có gặp những Cơ đốc nhân, họ có ít những thứ cần nhu cho đời sống thể chất ngoài những bữa ăn đạm bạc, quần áo sơ sài, nhưng tôi cảm nhận phải phục họ vì niềm vui thật của họ trong Đấng Christ. Đồ ăn và đồ mặc là quan trọng, nhưng chúng không phải là tất cả của cuộc sống. Vì vậy, Đức Chúa Trời phán “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao?” (Mt. 6:25).
Chúng ta tích trữ của cải và tiền bạc bởi nó cho chúng cho ta cảm giác an toàn trước những bất trắc trong tương lai. Nhưng ngay cả khi chúng ta sung mãn nhất, sự giàu có cũng không phải là chốn an ninh. Chúng chẳng cho chúng ta sự đảm bảo thật trong thế gian hiện tại này và hoàn toàn không đảm bảo gì cho cả cõi đời đời. Đó là lý do tại sao Chúa kể về sự ngu dại của người giàu kia khi tưởng mình “có đủ mọi thứ tốt để dành trong nhiều năm,” và chỉ để Chúa vay mượn trong đời mình mà thôi. Người ấy không tể trị trên sự giàu có mình; cũng không cầm quyền trên sự sống mình. Tiền của người ấy không thể bảo vệ cho người khỏi sự chết hầu đến, khỏi sự phán xét của Đấng Chủ Tể, hay khỏi sự hư mất của tất cả những gì mình đang thâu trữ. Đức Chúa Giê-xu phán rằng, “Hễ ai thâu trữ của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy” (Lu-ca 12:21). Sự bảo an lớn lao nhất của chúng ta không đến từ sức mạnh của sự giàu có, nhưng đến từ lời hứa chắn chắn của Đức Chúa Trời. “Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi [đồ ăn và đồ uống]. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mat. 6:32-33).
Một vài người quan sát thấy rằng việc chúng ta sợ chết cũng như sợ mất đi những gì chúng ta đang có. Nếu chúng ta lo thâu trữ kho báu mình trên đất, chúng ta sẽ mất đi mọi thứ. Đức Chúa Trời phán dạy, “Nhưng phải chứa của cải ở trên trời là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mat. 6:20-21). Sự thỏa lòng là bông trái của sự an ninh nơi Đức Chúa Trời, là bông trái của niềm tin nơi bản tánh và lời hứa của Ngài.
Chúng Ta Phải Tập Trung Vào Tâm Điểm Của các đặc tính (tính cách). Phao-lô muốn Ti-mô-thê tránh xa sự tham lam và tìm đến sự thỏa lòng, và hướng Ti-mô-thê đến sự cân nhắc quan trọng. Những giáo sư giả là những người theo đuổi sự giàu có, nhưng Phao-lô muốn Ti-mô-thê (và chúng ta) hiệp nhau trong sự theo đuổi phẩm chất tin kính. Những người theo chủ nghĩa vật chất gây hại hội thánh Chúa tại Ê-phê-sô có một mô thức thành công, là họ chỉ chuyên tâm theo đuổi mục tiêu giàu có sung mãn đời này. “Nhưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời hãy tránh những sự đó đi” (I Tim. 6:11a). Tiền của là nguồn thiết yếu nhưng là một mục tiêu khủng khiếp và khiếm khuyết. Thực ra đó là một mục tiêu cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức mà chúng ta được kêu gọi để tránh xa mong ước giàu có, tránh xa sự ham mến tiền bạc. Điều này nghe có vẻ lạ lẫm trong một xã hội vốn đã tôn sùng việc theo đuổi vật chất và trong cộng đồng Cơ Đốc có nhiều nhà tư bản hơn là các Thánh Đồ. Sự cám dỗ của nền “thần học thịnh vượng” với triết lý sống cho vật chất và sự tiêu dùng cố gắng thánh hóa điều Chúa kêu gọi chúng ta tránh xa. Tôi thấy giảng những sự này thì dễ hơn nhiều so với việc thực hành.
Tuy nhiên, chúng ta không đơn thuần chỉ tránh xa. Sự kêu gọi dành cho những người theo Chúa là tìm kiếm sự công bình trên linh trình theo Ngài. “Tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại” (c.11b). Lưu ý rằng ở đây chúng ta từ bỏ việc theo đuổi vật chất và thay vào đó là theo đòi việc xây dựng tính cách. Theo đòi là một từ ngữ quan trọng. Nó cho chúng ta thấy tính cách sẽ được mài giũa theo thời gian, không thể có được tức thời. Trong khi đó có những sự giàu có cấp tốc, nhưng không có tính cách cấp tốc. Từ ngữ theo đòi cũng nhắc nhở chúng ta rằng trong khi những tiêu chuẩn này là bông trái của công việc tay Đức Chúa Trời làm trên đời sống chúng ta, thì chúng ta cũng có một vai trò thiết yếu. Tính cách ày phải được phát triển và theo đòi cách hết lòng. Theo đòi cũng nhắc nhở chúng ta rằng đây là công việc có chủ ý và mục đích, tức sự học đòi trong những kinh nghiệm sống từng ngày.
Chúng ta không chỉ tránh xa tiền bạc và bước theo Chúa. Chúng ta cũng “hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành” (c.12). Vì trong khi đời sống Cơ Đốc luôn mang tính cá nhân, thì không bao giờ là cô lập. Người theo Chúa được gọi để phát triển nước Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài trên thế gian này. Một đời sống tham lam là một đời sống ích kỷ. Đời sống cho thiên quốc là đời sống nên thánh. Trong thời chiến, cách nhìn nhận về nguồn tài chính của chúng ta khác nhau. Vì vậy, một cụm từ thứ ba cần được thêm trong vào trong cáchCơ đốc nhân nhìn nhận tiền bạc. Chúng ta từ chối lòng tham. Chúng ta nuôi dưỡng sự thỏa lòng. Và chúng ta thực hành cam kết trong việc sử dụng những nguồn lợi của chúng ta để mở mang vương quốc Đấng Christ trên thế gian này. Ban cho là cách để chúng ta tránh khỏi sự tham lam, bởi lòng rời rộng xây dựng hệ miễn dịch cho chúng ta chống lại sự tham lam. Ban cho là cách chúng ta phát triển sự thỏa lòng, vì chúng ta tự do lựa chọn dùng nguồn lợi của mình cho người khác chứ không phải cho chính mình. Ban cho là cách để chúng ta chứng minh và phát triển cam kết trong trận chiến đức tin.
Mối quan tâm của chúng ta trong chương này là suy nghĩ về giới hạn tải trọng, về giới hạn Plimsoll mà chúng ta cần định ra cho đời sống mình để ngăn sự quá tải vật chất nguy hiểm. Dưới đây là bốn đề xuất giúp chúng ta tập trung suy nghĩ về giới hạn tải trọng cá nhân.
1. Phát triển Một Lối Sống Có Chừng Mực, Không Xa Hoa. Đi ngược lại với văn hóa. Mua đồ giảm giả hoặc không mua. Đó là hành động tự kỷ luật và phương cách để tháo bỏ sự tham lam khi chọn cách để chi tiêu ít hơn hầu bao của bạn.
2. Nuôi Dưỡng Lòng Rộng Rãi, Không Tham Lam. Lòng thương xót và sự rời rộng đi ngược lại với tham lam. Ban cho nhiều hơn những gì bạn nghĩ bạn có thể theo như tấm lòng mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong bạn hầu dám sống cho Thiên Quốc!
3. Nhấn Mạnh Giá Trị Cá Nhân, Hơn Giá Trị hiện tại. Quyết định dành nhiều thời gian suy nghĩ và phát triển tính cách của bạn trong tương lai hơn là về tài chánh.. Nếu kế hoạch tài chánh cho việc nghỉ hưucủa bạn đã có sẵn, thì kế hoạch cho việc xây dựng tính cách của bạn khi nghỉ hưu là gì? Hiện nay bạn đang định đoạt tài sản tài chính của bạn trong tương lai. Bạn cũng cần định đoạt việc sở hữu đặc tính của bạn trong tương lai ngay từ bây giờ. Bạn chọn sẽ là người như thế nào khi về già?
4. Đầu Tư Vào Cõi Đời Đời, Không Phải Cõi Đời Tạm. Cầu nguyện cho kế hoạch thiên quốc sẽ gia thêm niềm yêu thích của bạn, thách thức ân tứ của bạn, và truyền cảm hứng cho việc đầu tư cho kho báu của bạn.
Vấn Đề Tiền Bạc
Thế kỷ 21, thế kỷ mà chúng ta đang bước vào một thế giới mới, đáng kinh ngạc đến nỗi không giống bất kỳ giai đoạn nào mà chúng ta từng trải qua. Chúng ta cần học những kỹ năng định hướng mới. Nếu phải thiết lập các khóa học của mình, chúng ta cũng cần điều chỉnh lại cuộc sống mình để có thể tồn tại trước những điều kiện thay đổi nhanh chóng.
Phát triển giới hạn Plimsoll những năm 1870 đã gia thêm cho sự an toàn đáng kể của hàng hóa và thủy thủ qua việc định mức sâu tối đa mà con tàu có thể chở cách hợp pháp. Các thủy thủ cũng nhận thấy nhu cầu giữ vững con tàu của họ để chống lại xu hướng lắc lư của nó, đặc biệt là trong vùng biển lớn. Công nghệ thực hiện việc này cho đến thời điểm xuất hiện các con quay, một thiết bị đơn giản tương tự như dạng đồ chơi con quay của trẻ em.
Năm 1852, Leon Foucalt, một nhà khoa học người Pháp, khám phá ra nguyên tắc và phát minh ra con quay đầu tiên. Đó vẫn là mẫu khoa học mãi cho đến năm 1911, khi Elmer Sperry, nhà khoa học Mỹ, được cấp bằng sáng chế la bàn hồi chuyển, một thiết bị chứng minh về tầm quan trọng lớn lao của nó trong hàng loạt các ứng dụng định hướng, không chỉ cho việc lái tự động và hệ thống hướng dẫn trên tàu, máy bay, tên lửa và tàu vũ trụ mà thôi. Công ty của ông cũng phát triển các thiết bị tạo tính ổn định kiểu con quay hồi chuyển lớn để sử dụng trên các con tàu nhằm giảm tải sự lắc lư của nó trên đại dương. Trong những công nghệ gần đây, con quay nhỏ hơn đã được sử dụng kết nối với bộ thăng bằng ổn định để giảm sự lắc lư và vì vậy tăng độ an toàn và thoải mái khi ở trên tàu.
Nếu chúng ta muốn định hướng cho sự thay đổi trước đại dương của cuộc sống hiện đại cách thành công, chúng ta cần một thiết bị giữ sự ổn định như vậy, và tôi muốn khích lệ bạn rằng sự rộng rãi được Đức Chúa Trời định cho chúng ta để phục sự như một con quay cá nhân trước sự lắc lư dập dìu của chủ nghĩa vật chất hiện đại. Kinh thánh cho biết, điều này được tìm thấy trong I Ti-mô-thê 6, cảnh báo trước mối nguy hiểm của lòng ham mến tiền bạc, Phao-lô đề cập đến vấn đề tiền bạc và cũng đưa ra một vài hướng dẫn trực tiếp nhằm cung cấp sự định hướng an toàn cho chúng ta.
Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp ban phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật.( I Tim 6:17-19).
Nhiều năm trước, ông chủ đài phát thanh không mấy nổi tiếng, Howard Stern, thông báo việc mình sẽ xem xét chạy đua cho chức thống đốc bang New York. Tuy nhiên, khi thời hạn gần kề cho việc chính thức hóa ứng cử của mình, ông đã rút lui, và thông báo rằng việc giải trình tài chính của ông “quá ư là cá nhân”. Ông là người làm nên tiếng tăm qua việc thăm dò và tiết lộ những chi tiết sâu kín và ô nhơ cùng cả những mối quan hệ phóng túng của mình!
Có lẽ điều tối kỵ cuối cùng trong thế kỷ 21 đó là tài chính cá nhân. Dẫu là Cơ đốc nhân, chúng ta, trở nên tránh né vấn đề tiền bạc, ngay cả khi chúng ta chi tiêu cách rõ ràng. Khi bạn hỏi trực tiếp bất kỳ ai về tài chính, bạn sẽ không tạo được thiện cảm nơi người ấy. Nếu một mục sư nói về vấn đề tiền bạc, ông sẽ tạo nên cảm giác tiêu cực hơn hầu hết các đề tài khác .
Tôi không nói rằng sự kín đáo này luôn sai. Tôi không cảm thấy cần thiết phải thỏa mãn sự tò mò của những người hay tọc mạch về tình trạng tài chính của tôi. Hội thánh có thể bị rút tiền và lẽ thật Kinh Thánh bị bóp méo vì mục đích thiếu thuộc linh. Đồng thời, việc thường xuyên tách rời giữa niềm tin và tiền bạc khiến tôi gặp rắc rối. Vấn đề tiền bạc. Sổ séc, thẻ tín dụng, và tài khoản tiết kiệm của tôi bày tỏ niềm tin, giá trị và các ưu tiên sâu kín nhất của tôi. Đó là lý do Lời Đức Chúa Trời đề cập đến vấn đề này nhiều lần và cũng là lý do mà Phao-lô trở lại chủ đề này trong phần cuối thư tín đầu tiên ông gởi cho Ti-mô-thê.
Trong I Ti-mô-thê 6:3-16, mối bận tâm của ông xoay quanh các từ tham lam (“tránh xa nó”), thỏa lòng (“nuôi dưỡng nó”) và đặc tính (theo đòi). Bây giờ trong câu 17-19, ông nói cách trực tiếp đến vấn đề của lòng rộng rãi.
Tiền Là Một Nghịch Lý và Phải Được Kiểm Soát Cẩn Thận. Phao-lô đã cảnh báo chống lại những đam mê theo đuổi tiền bạc và sự giàu có, lời cảnh báo mà chúng ta cần cho thế giới của những người chuộng tiêu dùng. Nhưng tiền bạc cũng là công cụ được sử dụng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Một số người xem sự giàu có như một sự xấu xa về bản chất, thứ mà Cơ Đốc nhân cần từ chối và tránh xa. Đây không phải là quan điểm Thánh Kinh. Kinh Thánh không phải là vị tu sĩ từ chối tất cả mọi vật chất, cũng không phớt lờ trước những nguy hiểm của tiền bạc. Tiền bạc là sự chu cấp của Đức Chúa Trời. Ngài giao phó nó cho người ta để vui hưởng.
Sứ điệp của Phao-lô gởi cho “những người giàu có trên thế gian này”. Sự cám dỗ ngay lập tức làm chúng ta mất giá trị và tưởng rằng Phao-lô chỉ đề cập đến một vài người ưu tú, chỉ hơn 10 phần trăm trong xã hội chúng ta. Rõ ràng những lời này thích ứng cho họ, nhưng cũng thật dễ dàng đánh mất tầm nhìn về phước hạnh lớn lao chúng ta được hưởng là thế nào khi chấp nhận một cái nhìn hạn hẹp như thế.
Ted Turner thường không phải là nguồn của sự khôn ngoan thật, nhưng trong một bài phát biểu phê bình tại trường Đại học Emerson vào Tháng 5/2000, ông đã tỏ bày một sự thật quan trọng:
Tất cả đều có liên hệ… tôi ngồi xuống và nói, tôi chỉ có 10 tỷ đô-la, nhưng Bill Gate có 100 tỷ; tôi cảm thấy giống như tôi đã thất bại hoàn toàn trong đời sống. Nhiều tỷ đô-la cũng không làm bạn hạnh phúc nếu bạn cứ bận tâm lo nghĩ ai đó đang giàu có hơn bạn… Vì vậy, đừng để bạn mắc bẫy trong sự đo lường thành công của bạn bằng lượng vật chất bạn kiếm được (People, tạm dịch: Con người, Ngày 12/6/2000, tr.62).
Vấn đề này vượt xa định nghĩa của chúng ta về sự thành công. Cơ đốc nhân ở các nước phương Tây có lợi thế sống trong một tiêu chuẩn mà thế giới phải ghen tị. Một con số đáng kinh ngạc là có 1.3 tỷ người kiếm được dưới một đô-la mỗi ngày. Một trăm triệu trẻ em trên khắp thế giới vô gia cư, và không biết bao nhiêu cuộc đời, sống ở những nơi còn tệ hơn những chỗ mà chúng ta chu cấp cho con thú cưng và động vật nuôi của mình. Nạn đói và bệnh tật là một thực tế xảy khiến cho hàng loạt người chết mỗi ngày.
Tuy nhiên, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không phải để người giàu cảm thấy mặc cảm tội lỗi về sự giàu có mình hay tước bỏ sự giàu có của mình. Gương mẫu trong Công vụ 2, cho biết những Cơ đốc nhân đầu tiên “bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát … tùy sự cần dùng của từng người”. (Công vụ 2:45). Họ là gương mẫu sống động về Cơ đốc nhân yêu thương chứ không phải một khuôn mẫu cứng ngắc. Giàu có là ơn phước thiên thượng, thường được ban cho gián tiếp qua sự ra đời của chúng ta ở một nước thịnh vượng, hay qua những kỹ năng và khả năng bẩm sinh của chúng ta, hoặc vì cơ hội độc nhất mà Đức Chúa Trời chủ tể đã định trước cho chúng ta. Chỉ có những người tự dối mình và kiêu ngạo nhất mới không nhận thấy ơn phước dư dật hiện tại của họ đến từ những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ.
Tuy nhiên, giàu có không phải luôn luôn đúng. Tôi không được tự do để làm bất cứ điều gì tôi muốn với số tiền của tôi.
Luật pháp thời Cựu ước cho thấy rõ ràng Đức Chúa Trời không cho phép thâu trữ của cải bằng sự trả giá của người khác cách không kiểm soát. Chúa công bố trực tiếp về của cải của chúng ta qua việc dâng phần mười và các của dâng, và những luật lệ của Ngài liên quan đến quyền sở hữu cá nhân, bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và cho vay tiền cách bóc lột. Các lời tiên tri có đủ các sự lên án đối với kẻ giàu, một hệ thống tầng lớp thao túng, bóc lột và các tập quán kinh doanh cướp bóc và đàn áp. Bạn có thể đọc A-mốt, Ê-sai, hay Giô-ên và thấy rằng có nhiều tập quán trong hệ thống thị trường ngày nay thiếu mất tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời cho một xã hội công bằng và giàu lòng thương xót. Hệ thống kinh tế của chúng ta có lẽ là kẻ kế thừa tốt nhất về lòng ích kỷ và tội lỗi của nhân loại, nó bị nhiễm độc nặng nề bởi tình trạng đồi bại của chúng ta. Không phải là chúng ta không thấy điều này nhưng chúng ta chấp nhận cách không phê bình hiện trạng này bởi chúng khiến chúng ta thấy thoải mái.
Như đã nói, vui hưởng tiền bạc vẫn là đúng, bởi vì Đức Chúa Trời “Đấng mỗi ngày ban sự dư dật cho chúng ta được hưởng” (I Tim. 6:17). Ngay đầu thư tín, Phao-lô đối diện với thế giới quan khổ hạnh, từ bỏ hôn nhân và dùng những đồ ăn nhất định. “Mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành,” Phao-lô viết, “không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn mà ăn lấy thì được; vì nhờ lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được nên thánh” (4:4-5).Trong bối cảnh này, Lời Đức Chúa Trời dạy rằng, điều này không phải cổ xúy cho sự vui hưởng tài sản cách bê tha, quá độ. Rốt lại, I Ti-mô-thê 5:6 cho chúng ta biết “Nhưng về phần kẻ ưa sự vui chơi, thì dẫu sống cũng như chết”. Nhưng Chúa vẫn chu cấp cho chúng ta mọi điều “để vui hưởng,” một từ gắn liền với niềm vui trong sự chu cấp ân điển của Chúa. Hay, như trước giả sách Truyền đạo cho biết:
Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phước của sự lao khổ mình làm ở dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời (5:18-19).
Vui hưởng ơn phước vật chất của chúng ta cách không tham lam và vui hưởng bằng sự thỏa lòng là một phương diện theo lời Kinh Thánh. Có một phương diện khác không kém phần quan trọng: Tiền bạc có thể trở thành kẻ thay thế Đức Chúa Trời, nên nó phải được đặt vào đúng vị trí.
“Hãy răn bảo kẻ giàu … đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn” (I Tim. 6:17). Mối nguy hiểm là chúng ta sử dụng tiền bạc như bảng ghi thành tích cho sự thành công trong cuộc sống của chúng ta và trở nên tự hào về thành quả mình đạt được rồi kiêu ngạo, và coi thường những người không thành công về tài chánh. Chúng ta rất dễ tưởng tượng rằng chúng ta là tác giả cho sự thành công của mình, và chúng ta tự cho mình có đầy đủ quyền tín nhiệm. Những người khác thì ấp ủ và nuôi dưỡng mộng tưởng khi thấy cung cách mà những người giàu được đối xử. Tiền bạc ban cho quyền lực, đặc quyền và cơ hội và chúng ta bắt đầu cảm thấy mình có thẩm quyền như thể chúng ta giá trị hơn và xứng đáng hơn những người bình dân vốn là những người không có nhiều tiền của.
Mối nguy hại thứ hai là chúng ta đặt sự trông cậy vào những gì chúng ta đang có. Nó trở thành sự an ninh cho chúng ta trước một tương lai không định trước được, chốn nương thân cho chúng ta trước những bão biển khôn lường của đời. Trớ trêu thay, chúng ta đặt cụm từ “Chúng tôi tin vào Chúa” (In God we trust) lên trên đồng đô la của chúng ta, nhưng “Tôi tin vào tiền của” lại được viết đâu đó kín giấu trong lòng chúng ta.
Dầu vậy, tiền bạc có những giới hạn của nó. Tin cậy vào tiền bạc là điều dại dột, bởi vì ít nhất nó không bảo đảm. Tất cả chúng ta biết những điều này có thể xảy ra: thị trường chứng khoán suy thoái, thị trường bất động sản sụp đổ, siêu lạm phát, nhà quản lý không trung thực, bất ngờ bị mất việc, một căn bệnh đau thương, tất cả những điều ấy có thể vét sạch tiền tiết kiệm của chúng ta. Một tựa báo buổi sáng kể về câu chuyện những người làm trong ngành công nghệ cao, chỉ một năm trước họ đã ban tặng những món quà Giáng sinh rất đắt tiền bởi vì họ nên giàu có nhờ việc chọn đúng cổ phiếu. Nhưng năm này họ lại khất việc gởi quà vì giá trị cổ phiếu của họ sụp đổ cùng với công ty. Nhiều người mất việc.
Một tựa báo Street Wall biên niên các vận may thay đổi của những “tiểu triệu phú”, những người đã đưa công ty công nghệ của mình vọt lên vị trí hàng đầu ngay trong đợt phát hành giá trị cổ phiếu lần đầu năm 1999. Chỉ qua một đêm họ đã có hàng trăm triệu đô la giá trị thực, và rồi họ tính toán để sử dụng sao cho phù hợp. Sau đó, khi chỉ số NASDAQ giảm mạnh, mọi thứ thay đổi nhanh chóng. Vì cổ phiếu của “cựu tiểu triệu phú” đã rớt xuống 96.8 phần trăm chỉ trong vài tháng, như có câu nói rằng “Lên hương rất dễ. Nhưng một khi bắt đầu tụt dốc, không ai muốn nói chuyện với bạn. Đó là kinh nghiệm cá nhân thách thức nhất đời tôi” (trích “Ex-centimillionaires See Stakes Plunge”, ngày 20/10/2000).
Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn từng viết:
Con chớ chịu vật vã đặng làm giàu; Khá thôi nhờ cậy khôn ngoan riêng của con. Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó đã chẳng còn nữa rồi; Vì nó quả hẳn có mọc cánh, Và bay lên trên trời như chim ưng vậy. (Châm 23:4-5).
Tin cậy vào tiền bạc cũng là sự vô tín. Giấc mơ của người Mỹ có sức mạnh lớn lao. Nó khiến nước Mỹ bị thế giới này ghen tị, không chỉ vì tiêu chuẩn sống mà người Mỹ hưởng thụ, nhưng cũng vì những triển vọng mà nước Mỹ dành cho mỗi công dân của nó. Nhưng có một mặt đi xuống.Người Mỹ không ngừng theo đuổi nhiều điều hơn nữa. Chúng ta tin rằng nếu chúng ta cố gắng hơn, làm nhiều hơn, chúng ta không chỉ đạt được ước mơ của mình mà còn lấp đầy khoảng trống trong linh hồn chúng ta. Chúng ta không chỉ cần có tất cả, mà còn cần có ngay bây giờ. Chúng ta không chỉ cần có nhiều hơn, mà còn cần những thứ tốt hơn. Và danh tiếng khiến chúng ta nghĩ rằng không có lý do gì để không có điều mình muốn. Tiền bạc và vật chất là con đường để đi đến cuộc sống sung túc.
Ngược lại, Lời Đức Chúa Trời dạy khác. Phao-lô cho chúng ta biết thà trông cậy vào Đức Chúa Trời thì hơn (6:17), nhận biết tiền bạc là hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế mọi thứ được. Chính Gióp cũng cảm thấy sức mạnh của nó:
Nếu tôi có để lòng tin cậy nơi vàng, và nói với vàng ròng rằng: Ngươi là sự nương nhờ của ta; Nếu tôi vui mừng về tài vật tôi nhiều, và vì tay tôi đã được lắm của;Nếu tôi có thấy mặt trời chiếu sáng, và mặt trăng mọc lên soi tỏ, nếu lòng tôi có thầm mê hoặc, và miệng tôi hôn gởi tay tôi; điều đó cũng là một tội ác đáng bị quan xét phạt; vì nếu làmvậy, tôi đã từ chối Đức Chúa Trời trên cao kia. (Gióp 31:24-28).
Bởi bản chất con người, tiền bạc trở thành một nghịch lý, vì nó có thể làm các việc đại nghĩa, hay điều đại ác. Vì vậy, Phao-lô nhấn mạnh, chúng ta phải sử dụng nó cách cẩn thận. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là gìn giữ tấm lòng chúng ta và bảo đảm rằng chúng ta đang tin cậy vào Đức Chúa Trời, chứ không phải tin cậy vào tiền bạc. Trong I Ti-mô-thê 6:18, Phao-lô hướng chúng ta suy nghĩ đến bước tiếp theo.
Tiền Bạc Tạo Ra Tiềm Năng Để Làm Nên Sự Khác Biệt, Chứ Không Chỉ Để Kiếm Sống. Cơ đốc nhân bước theo Chúa mình trong sự phát triển đời sống làm lành: “Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức”.Đức Chúa Trời, Đấng chu cấp cho chúng ta cách dư dật, muốn chúng ta biết ơn Ngài qua việc làm lành. Kinh Thánh nhấn mạnh rằng không ai được cứu bởi việc lành, nhưng bởi ân điển ban cho cách nhưng không của Đức Chúa Trời. Cũng như vậy, con dân Đức Chúa Trời sẽ chứng thực đời sống mới của họ bằng việc lành qua năng quyền của Đức Thánh Linh. Tân Ước nhấn mạnh mối liên hệ này:
Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời. (Mat. 5:16).
Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-xu Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo (Êph. 2:10)
… Đức Chúa Trời và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Giê-xuChrist, là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành. (Tít 2:13-14)
Lời nầy là chắc chắn, ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người. (Tít 3:8).
Những người bổn đạo ta cũng phải học tập chuyên làm việc lành, đặng giùm giúp khi túng ngặt, hầu cho họ khỏi đưng đi mà không ra trái. (Tít 3:14)
Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành (Hêb 10:24).
Vậy, hãy cậy Đức Chúa Giê-xu mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra. Chớ quên việc lành và lòng bố thí, vì sự tế lễ dường ấy đẹp lòng Đức Chúa Trời. (Hêb. 13:15-16)
Phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, hầu cho họ, là kẻ vẫn gièm chê anh em như người gian ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời. (I Phi. 2:12)
Phao-lô không đề cập chi tiết những việc lành này là gì. Rõ ràng trong tâm trí ông đã nghĩ đến hành động chăm sóc và thương xót, đáp ứng nhu cầu cho mọi người. Thật quan trọng khi ông đề cập đến việc lành trước khi ông nói về lòng rời rộng. Những người có tiền của thường thấy dâng tiền dễ hơn là dâng thời gian, nhưng Đức Chúa Trời sẽ không cho phép những người lắm của suy nghĩ rằng họ có thể lựa chọn như vậy. Họ không chỉ làm việc lành; mà cũng phải giàu có trong sự làm lành nữa.
Người theo Chúa cũng cần phát triển lối sống rộng rãi: “Hãy răn bảo họ… kíp ban phát và phân chia của mình có”. Hai từ Hy-lạp được dịch là “kíp ban phát” và “phân chia” về cơ bản là giống nhau và cùng quan điểm về sự rời rộng trong tài chính. Tân ước không đề cập việc dâng phần mười là tiêu chuẩn Cơ Đốc. Đó là luật lệ rõ ràng dưới thời Giao ước Cũ, thay vào đó, Giao ước Mới nhắc chúng ta nhớ đến ân điển của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Rời rộng là tiêu chuẩn ban ra thuộc Tân ước.
Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không. ( Mat. 10:28)
Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Giê-xu có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh. (Công vụ 20:35)
Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng. Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành. (II Côr. 9:6-8).
Ban cho cách rời rộng là sự ban cho cân xứng, chứ không đơn thuần là ban cho bao nhiêu phần trăm. Trong khi việc dâng phần mười là lời chỉ dẫn hữu ích, thì với những người vốn đã quá giàu trong ơn phước mà Đức Chúa Trời ban cho thì ban cho rời rộng vẫn còn chưa đủ. Như Fred Smith nhận định, “Tôi thật sự tin rằng việc dâng phần mười đối với những người giàu có chỉ như việc lẩn trốn sự ban cho” (“A Holy Boldness Toward Money, tạm dịch: Sự can đảm thánh Trước Tiền Bạc” Lãnh Đạo, Mùa xuân 1981, tr.49).
Ban cho rời rộng cũng là ban cho cách vui mừng, bởi vì “Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng”. Ban cho rời rộng là việc làm có chủ đích. Đó không phải là vì ép uổng hay bất chợt nhưng có sự suy xét và cầu nguyện.
Rời rộng là ống dẫn giúp ngăn sự tham lam trong đời sống chúng ta. Khi Karl Menninger viết tựa sách Whatever Became Of Sin? (tạm dịch: Bất Cứ Điều Gì Tựa Như Tội Lỗi) năm 1981, ông nhận được lá thư từ tác giả một cuốn sách khác bàn về vấn đề tiền bạc, tác giả này đánh giá cao những chương viết về sự tham lam của Menninger. Menninger trả lời: “Tôi nghĩ câu hỏi của ông về ‘Làm thế nào chúng ta có thể giúp người ta chuyển từ lòng tham lam đến sự rời rộng?’ là một câu hỏi đạo đức tuyệt vời qua mọi thời đại. Tôi muốn nói thêm, ‘Làm thế nào để chúng ta giúp họ chuyển từ lòng hận thù đến lòng khoan dung?’ Lòng tham là một trong những căn bệnh ‘không thể lành’; nó có thể trở thành nan y. Những người mắc bệnh về thần kinh đến phòng khám của Menninger chúng tôi trông có vẻ khỏe mạnh – thậm chí chúng tôi không dùng kỹ năng chuyên nghiệp của mình – nhưng tham lam thì không như vậy” (John và Sylvia Ronsvalle, Behind The Stained Glass Windows tạm dịch: Đằng Sau Cánh Cửa Sổ Ô Nhơ, tr.202). Đây là lời tuyên bố đáng chú ý muôn thuở. Tuy nhiên, có phương thuốc chữa trị cho lòng tham, nó bao gồm việc nuôi dưỡng lòng rời rộng có chủ đích.
Rời rộng là một lối sống bắt buộc được truyền cho Dân Chúa. Chúng ta phải giàu có lòng rời rộng bởi vì Đức Chúa Trời vốn giàu lòng rộng rãi đối cùng chúng ta. Rời rộng còn là lối sống được lựa chọn. Đó là quyết định có chủ ý của người theo Chúa để bắt chước sự tận hiến chính mình và lòng rời rộng của Chúa. Điều này xảy ra vì những người giàu có trong thế gian này biết rằng họ không chỉ sống cho thế giới hiện tại. Đó là lý do tại so Phao-lô chuyển hướng sự chú ý của chúng ta từ thế giới này đến thế giới hầu đến trong I Ti-mô-thê 6:19.
Tiền Bạc Cần Cho Triển Vọng Cõi Đời Đời. Phao-lô cho biết, những người có lòng rộng rãi “dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật” (6:19). Người quản gia khôn ngoan thâu trữ phần thưởng cho cõi đời đời. Ban cho và làm việc lành là sự đầu tư cho cõi đời đời. Kinh thánh luôn nhắc nhở chúng ta rằng sự trung tín của chúng ta ngày nay, lúc này có kết quả đời đời. Chúa ban thưởng cho Con Dân Ngài. Sự rời rộng của chúng ta không chỉ là giúp đỡ những người bên cạnh chúng ta lúc này, mà còn mang lại những ơn phước cho chúng ta trong cõi đời đời. Ban cho không phải là đánh mất sự giàu có, nhưng là cất giữ của cải trên thiên quốc. Đức Chúa Giê-xu là Đấng dạy chúng ta suy nghĩ về việc cất giữ của cải thiên đàng:
Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó. (Mat.6:19-21).
Sự ban cho cho thấy chúng ta đang được thúc đẩy bởi các giá trị đời đời hay cho giá trị hiện tại. D. L. Moody thấy rằng, “Không mất nhiều thời gian để nói tài sản của một người ở đâu. Trong 15 phút, với hầu hết mọi người, bạn có thể nói của cải của họ đang trên đất hay trên thiên đàng.” Sự khuyên dạy của Chúa không có nghĩa là chúng ta đừng đầu tư tiền bạc để sinh lợi. Mà thay vào đó, Ngài muốn chúng ta biết chắc rằng chúng ta cần có khải tượng xa hơn và quan tâm về của cải đời đời hơn của cải trên đất.
Người có lòng rộng rãi “nắm giữ cuộc sống là người sống thật.” Quản gia khôn ngoan nắm giữ cuộc sống. Chúng tôi nghe nhiều người nói rằng “Cuộc đời này thật tốt đẹp. Sống như thế này mới thật sự sống!” Thường thì điều đó mô tả một thời gian vui thích đặc biệt. Có một cách sống thực sự như vậy, nó chỉ về một đời sống sống động đầy trọn trên đất này theo cách phù hợp với lời hứa của Đức Chúa Trời về cõi đời đời. Như Phao-lô viết ngay trong phần đầu thư tín này, “sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa” (I Tim. 4:8). Cuộc đời sẽ thật giàu có khi chúng ta sử dụng khả năng và nguồn lực mà Đức Chúa Trời đã ban sẵn cho chúng ta để thay đổi đời sống của người khác. Và có một sự khác biệt lớn giữa việc sống với sự khao khát của cải và sống đúng mục đích. Đời sống là sung mãn nhất khi chúng ta dùng tiền bạc của mình để mở mang vương quốc Đức Chúa Trời. Đó là sống thật, là giá trị vượt ra khỏi đời này để bước vào cõi đời đời.
Năm 1999, sự việc Oseola McCarty qua đời đã làm cả đất nước chú ý. Ở một mức độ nào đó, đây là điều ngạc nhiên, bởi vì Cô McCarty đã sống cuộc đời giản dị. Cô sống cả đời mình ở Hattiesburg, Mississippi bằng nghề giặt giũ cho những người giàu có, với chiếc ván giặt kiểu cũ với giá 50 xu cho mỗi lần giặt.
Năm 87 tuổi, bà Mac Carty đã làm choáng các viên chức tại trường Đại học miền Nam Mississippi khi ủng hộ 150.000 đô la. Ở đâu à có số tiền này? Bà đã sống cách đạm bạc, tiết kiệm từng chút, và đầu tư cách khôn ngoan. Dầu có tuổi, nhưng bà đã dành dụm được 150.000 đô-la và quyết định làm công việc nào đó tốt hơn là chỉ để riêng nó cho mình. “Số tiền tôi có trong ngân hàng nhiều hơn số tiền tôi dùng đến” bà trả lời. “Tôi không thể mang bất cứ thứ gì ở đây theo với tôi, vì vậy tôi nghĩ cách tốt nhất là cho những đứa trẻ này để chúng được đến trường.” Mọi sự chú ý làm bà bối rối, nhưng khi các phóng viên hỏi tại sao bà làm những việc vừa rồi, bà đã mượn lời trong Kinh Thánh thể này: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh – Tôi muốn thực hành điều này.”
Lòng rộng rãi là con quay hồi chuyển mà Đức Chúa Trời ban cho nhằm mang lại tính ổn định cho đời sống chúng ta. Phao-lô vẽ ra sự đối lập sống động giữa hai cách sống, chỉ một trong hai cách đó là sống xứng đáng làm môn đồ của Chúa Giê-xu Christ. Những người mong ước sự giàu có, biểu trưng cho lòng tham lam “là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất” (I Tim. 6:9). Con tàu của họ bị lập úp trong biển chứa của cải vật chất và tiêu dùng. Nhưng ai sống theo sự rời rộng của Đấng Christ thì “dồn chứa của cải của mình như một nền vững chắc cho đời hầu đến.” Họ không chỉ về đích an toàn, mà còn thịnh vượng khi đã đến nơi. Đồng sứ điệp ấy trong Hê-bơ-rơ cho biết:
Chớ tham tiền;hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” Như vậy, chúng ta được lấy lòng tin chắc mà nói rằng: “Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được” (Hêb. 13:5-6).
(TĐ. Lâm Hữu Phúc dịch từ quyển True North)