Càng Biết Chúa Hơn

1195


CÀNG BIẾT CHÚA HƠN

Hướng Dẫn Tĩnh Nguyện

Hướng đến Tuần Lễ Thánh 2013

Từ: Rev. Dr. E.N. Poulson & Dr. Koh Siang Kiang

 

 

Theo lịch sử, nhiều Hội Thánh đẩy mạnh thì giờ biệt riêng tĩnh nguyện, tự tra xét và cầu nguyện hướng về kỷ niệm Chúa chịu Thương Khó và Phục Sinh. Đôi khi, một số hệ phái tìm đến sự kiêng ăn hay những hình thức kiêng khem khác.

 

Chúng tôi không có ý khích lệ bạn giới thiệu một phương thức mới cho Hội Thánh của bạn, nhưng với loạt bài tĩnh nguyện này, chúng tôi mong rằng chính cá nhân bạn có thể kinh nghiệm được sự tươi mới về mặt thuộc linh. Mục đích của chúng tôi là để giúp bạn hướng về Đức Chúa Trời và sửa soạn tấm lòng để đáp ứng với sự Phục Sinh – ngày quan trọng trong lịch của người Cơ Đốc.

 

1 Cô-rinh-tô 15:14,17.

 

Tài liệu hướng dẫn này cung ứng loạt bài tĩnh nguyện trong 40 ngày (không tính các Chúa Nhật) đưa bạn đến với Tuần Lễ Thánh (tuần cuối cùng trong chức vụ của Chúa Cứu Thế trên đất trước khi Ngài chịu đóng đinh và sống lại).

 

Chúng ta sẽ cùng suy ngẫm về danh tánh, các danh xưng của Đức Chúa Trời cũng như sự mô tả về Ngài.

 

Bạn cần lưu ý rằng từ ngữ “danh tánh” chỉ về số ít. Đức Chúa Trời chỉ có một danh tánh. Nhưng có nhiều danh xưng và sự mô tả về đặc tính và công tác của Ngài.

 

Mỗi ngày sẽ có một chủ đề, dựa trên một phân đoạn Kinh Thánh. Trong một số trường hợp, phần Kinh Thánh tham khảo thêm sẽ được đề cập dành cho những người muốn nghiên cứu kỹ hơn về đề tài liên quan. Chúng tôi cũng gợi ý một số áp dụng cho cá nhân và gợi ý một số điều để bạn có thể cầu nguyện. Kết thúc của mội phần là một bài Thánh ca hoặc điệp khúc tương ứng. 

 

Không có phần tĩnh nguyện cho các Chúa nhật trong loạt bài bài này. Chúng tôi khích lệ bạn đi nhà thờ. Hãy vui hưởng mối thông công với Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Hãy áp dụng những bài học bạn nhận được từ bài giảng và lớp học Kinh Thánh cho cá nhân bạn. 


 

Gợi ý dành cho những người chưa từng thiết lập thói quen tĩnh nguyện cá nhân.

 

Có thể bạn rất bận rộn. Nhưng chúng tôi muốn đề nghị bạn bắt đầu bằng cách nhờ cậy Chúa giúp bạn kỷ luật trong việc dành thời gian để biết Ngài.

 

Hãy khởi đầu bằng cách biệt riêng mười phút mỗi ngày để thờ phượng Chúa, đọc, suy ngẫm và cầu nguyện. Bạn có thể thực hiện vào buổi sáng sớm, thậm chí vào giờ trưa hay vào buổi tối. Bạn ắt sẽ ngạc nhiên khám phá ra rằng bạn muốn dành nhiều thời gian để tương giao với Chúa hơn.

 

 

Dưới đây là những bước giúp bạn trong việc tĩnh nguyện hằng ngày:

 

1. Cầu xin thông sáng thuộc linh và sự khao khát để nghe Chúa phán với bạn;

 

2. Đọc và suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh nền tảng. Sự suy ngẫm đòi hỏi tâm trí bạn phải thông thoáng bởi những điều khác khiến bạn lo ra.  Hãy tập trung và Kinh Thánh, Lời Sống của Đức Chúa Trời;   

3. Đọc lời dẫn giải của tác giả sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa về danh tánh, danh xưng của Đức Chúa Trời và sự mô tả về Ngài.;

 

4. Bạn có thể viết xuống những thắc mắc hay nhận định  của bạn đế có thể chia sẻ, thào luận, giải thích hay làm rõ trong nhóm nhỏ hoặc với các bậc lãnh đạo trong Hội Thánh;

 

5. Khi đọc Lời Chúa, điều quan trọng là bạn phải áp dụng. Phân đoạn Kinh Thánh dạy cá nhân bạn điều gì? Bạn phải có sự thay đổi nào trong đời sống của chính mình?

 

6. Cầu nguyện. Có một gợi ý để bạn cầu nguyện. Nhưng khi bạn suy ngẫm, bạn có thể theo mô thức: Tôn Thờ (Adore), Xưng Tội (Confess), Tạ Ơn (Thank), Cầu Thay (Supplicate);

 

7. Mỗi bài Thánh ca/điệp khúc đã được lựa chọn cẩn thận để giúp bạn suy nghĩ đến phần tĩnh nguyện này suốt ngày.  

 

8. Đừng giữ phước hạnh cho mình mà thôi. Hạy chia sẻ với một ai đó;

 

9. Khích lệ người khác tĩnh nguyện cá nhân – chia sẻ loạt bài này cho họ.

 

 

Về Tác Giả:

Mục sư, Tiến sĩ E.N.Poulson phục vụ Chúa tại Singapore từ 1953. Khi còn ở California, USA, 40 Hội Thánh người Hoa tại Singapore đã mời ông đến giúp để khởi sự trường Singapore Bible College (SBC). Ông đã phục vụ tại trường 36 năm, làm Mục sư Quản Nhiệm tại Hội Thánh Báp Tít Ân Điển (Grace Baptist Church) trong 7 năm. Từ đó đến nay, ông vẫn tiếp tục trong mục vụ giảng, dạy và tư vấn.

 

Tiến sĩ Koh Siang Kiang tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa năm 1973. Sau khi tốt nghiệp tại trường SBC năm 1978, cô phục vụ Chúa trong nhiều Hội Thánh và sau đó trở thành người giúp đỡ quản lý hành chánh cho Tiến sĩ Poulson. Dưới sự hỗ trợ của Tiến Poulson, cô đã học tập và giảng dạy là các trường thần học tại Mỹ và Singapore. Hiện nay cô đang là giáo sư trưởng khoa Cơ Đốc Giáo Dục tại trường SBC.

 

———————-

 

 

Bài 1: Thứ tư, ngày 13 tháng 2

 

 

Đọc & suy gẫm: II Sa-mu-ên 22:31-33

 

Danh hiệu Đức Chúa Trời theo tiếng Hêbơrơ: El / Elah. Eloah, Elyon. Nghĩa là Đấng mạnh sức.

 

Đây là từ ngữ chung cho bất cứ vị nào được gọi là thần. 

 

Kinh thánh dùng riêng từ này cho Đức Chúa Trời Chân Thật (viết hoa). Song khi nói về thần ngoại giáo thì viết chữ thường: (thần).

 

Từ này xuất hiện 382 lần trong Kinh thánh. 

 

Khi đọc cần cẩn thận phân biệt Chân Thần với thần giả mạo. Chính mình cũng phải biết Chúa cách cá nhân, rõ ràng.

 

Ê-sai 45.20-22 nói về Đấng Chân Thần và các thần giả mạo. 

 

Áp dụng: 

     – Khúc sách này dạy gì về Đức Chúa Trời?

     – Ngài có ý nghĩa gì với riêng bạn hôm nay? 

 

Cầu nguyện:

Có ai trong vòng các Thân hữu của bạn chưa biết Đấng mạnh sức? Hãy nài xin để người đó sẽ gọi Ngài là Đức Chúa Trời của họ.

 

Suy gẫm: 

—————————————————-——————————————————————————————————————–

———————————————————————————————————————-————————————————

———————————————————————-————————————————————————————————–

——————–———————————————————————————————————————-——————————


 

Bài hát Lớn bấy duy Ngài:

Khi xem muôn vật do tay Thiên Chúa sáng tạo chúng, Cứu Chúa của tôi, lòng cảm xúc bao kinh sợ. Tôi xem sao trời, tôi nghe muôn tiếng sấm rền nổ, khắp khắp đó đây, quyền của Chúa ôi vô bờ. 

Hồn ngợi khen Chúa, Cứu Chúa tôi Đức Chuá Trời. Lớn bấy duy Ngài, quyền bính thay Ngài! Hồn ngợi khen Chúa, Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời, duy Ngài đại năng, cao cả quyền oai.

Bài trướcBài thứ 43: Giá Mà !!!
Bài tiếp theoBài thứ 44: Bóng Tối Và Ánh Sáng