Bài 176: Hãy Có Lòng Thương Xót

1054

 

 

Thế sao ngươi lại không thương xót đồng bạn mình, như ta đã thương xót ngươi?

Ma-thi-ơ 18:33.

 

 

   Lòng thương là một ân sủng, nghĩa là người nhận không đáng. Trừng phạt và các hậu quả là phần thưởng công bình nhất đối với tội phạm, nhưng người có lòng thương xót không đòi hỏi công lý cho người có tội. Nếu không có đức nhân từ thương xót của Chúa, thì mỗi chúng ta đã bị trừng phạt từ lâu rồi. Nếu Chúa không thương xót, thì Chúa đã lên án phạt chúng ta từ khi chúng ta phạm tội lần thứ nhất rồi. Nếu Chúa không thương xót, thì Ngài đã trừng phạt chúng ta mỗi khi chúng ta phạm tội rồi. Nhưng trong ân sủng huyền diệu của Chúa, thay vì bắt chúng ta phải chịu trừng phạt hoàn toàn về tội phạm của mình, Chúa đã tỏ lòng thương xót khi chính Ngài trả cuộc trừng phạt tội đó thay cho chúng ta.

 

   Bạn có thấy khó tỏ lòng thương xót hay không? Nếu thế là vì bạn chưa thấu hiểu lòng thương xót của Chúa đã tỏ ra đối với bạn. Chúa Giê-xu ra lệnh cho các môn đồ của Ngài là phải tiếp nối áp dụng cùng loại thương xót mà họ đã nhận được từ Chúa đối với người khác. Khi họ nhận thấy rằng họ đã nhận được thương xót không đáng nhận và vô cùng to lớn thì làm sao họ có thể khước từ trải rộng loại tình thương vô điều kiện đó cho mọi người?

 

   Có người nào đã từng xúc phạm đến chúng ta như cách chúng ta đã phạm tội đối với Chúa không? Có sự xúc phạm nào đối với chúng ta so sánh được phần nào với sự tàn nhẫn kinh khủng mà nhân loại đối xử với Con Thiên Chúa vô tội ngày xưa hay không? Nhiều khi chúng ta chỉ tập trung vào sự bất công mà chúng ta phải chịu đựng mà quên sự nhân từ thương xót vô điều kiện mà Chúa đã ban cho chính chúng ta.

 

   Nếu bạn thấy khó tha thứ cho ai đó, thì bạn cần dành ít thời gian suy ngẫm về sự thương xót của Chúa đối với bạn để bạn tránh được cơn thịnh nộ của Ngài bủa xuống vì tội phạm của bạn. Ta nên nhớ rằng Chúa là Đức Chúa Trời sẵn lòng tha thứ, hay làm ơn và thương xót, chậm nóng giận và đầy lòng nhân từ. (Nê-hê-mi 9:17d) Ta là con của Chúa, ta có phản ảnh đưọc phần nào đức tính của Cha không?

 

Bài trướcPhòng Triển Lãm Xứ Thánh
Bài tiếp theoTường Thuật Chương Trình Bế Mạc – Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Tin Lành Truyền Đến Việt Nam.