UB.CĐGD – Thánh Nhạc Thương Khó Và Phục Sinh

2971

Lời giới thiệu

Âm nhạc nói chung và ca khúc nói riêng là tiếng nói của tâm hồn. Người ta bảo người sáng tác là nhà sáng tạo thứ nhất, người đàn người hát là nhà sáng tạo thứ hai, người nghe là nhà sáng tạo thứ ba. Riêng tôi cho rằng người viết lời bài hát, cả chuyển ngữ lẫn sáng tác, mới là nhà sáng tạo thứ hai, sau đó mới đến người đàn hát và người nghe.

 

Dịch hay viết lời Việt cho ca khúc quả là không dễ dàng. Để tôn lên vẻ đẹp của ca khúc, từ ngữ tiếng Việt có dấu cần phù hợp với nét thăng trầm của giai điệu, ca từ phải mang chất thơ của âm nhạc, nội dung dẫn dắt được tâm hồn người hát và người nghe hướng đến một hiểu biết mới mẻ, một cảm xúc thiên thượng làm thăng hoa ý tưởng của tác giả. Giống như một cây cầu vươn lên giữa vườn hoa muôn sắc. để rồi ai bước lên đó ngắm hoa chợt bồi hồi ngẩn ngơ khi thấy mình thật nhỏ bé dưới bầu trời mênh mông trên cao lẫn ngàn hoa sắc thắm dưới thấp. Thật ít người làm được việc đó cho ca khúc như chị Vĩnh Phúc.

 

Tôi thích đàn và hát các ca khúc Thương khó và Phục sinh, và cả những ca khúc khác nữa, đã qua tay nhà sáng tạo thứ hai Vĩnh Phúc là vì những lý do đó. Đàn và hát những bài hát đó quả không dễ dàng. Tôi ước ao mình có “cái lưỡi của người được dạy dỗ” (Ê-sai 50:4). Để những “tù nhân” của cuộc đời khi nghe tôi đàn và hát, dù có thể không phù hợp, cũng thấy nơi mình đang ở không đáng để trốn chạy như trong câu chuyện tại thành Phi-líp khi nghe Phao-lô và Si-la “cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời” lạ lẫm đối với họ (Công Vụ 16:25).

 

“Phước cho người nào được sức lực trong Chúa, và có lòng hướng về đường dẫn đến Si-ôn! Đương khi đi qua trũng khóc lóc họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch; mưa sớm cũng phủ phước cho nó.” (Thi Thiên 84:5-6).

 

Xin hãy để những bài hát trong tập ca khúc này nói tiếp những gì mà Cha Từ ái trên cao đã đặt để vào lòng chị Vĩnh Phúc.

 

Mùa Thương khó – Phục sinh 2016

Lê Hoàng Sơn

 

 

Có ở các Phòng Sách:

 

VP. Tổng Liên Hội

155 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM

ĐT: (08) 6659-4588;  091-385-5208 

 

 Cơ sở 2 Tổng Liên Hội

633 đường 3/2, Quận 10, Tp. HCM

ĐT: (08) 3957-5255; 091- 802-1547

 

30 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang

ĐT: (058) 381-0200;  098-333-6200

 

270 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng

ĐT: (0511) 375-2757;  090-381-2483

 

87 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Tp. Cần Thơ

ĐT: (0710) 3601-904; 0126-722-8383

 

Liên hệ đăng ký Văn phẩm Cơ Đốc:

ĐT: 091-821-8152

Email:  uybancdgd@gmail.com

Email:  nguyendinhtin52@gmail.com

__________________

Web: www.httlvn.org

Bài trướcNgày 14/2/2017: Hai Hình Ảnh Trái Ngược
Bài tiếp theoUB.CĐGD – GIỚI THIỆU SÁCH