Mart De Haan
TẠI SAO DÂN DO THÁI KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN [1]
Trong vở nhạc kịch Fiddler “Trên mái nhà”, Jevyer, người cha có đầu óc truyền thống của một gia đình Do Thái, biết rằng là “một dân tộc được Chúa lựa chọn” có cái bất lợi, khó khăn của nó Trong lời cầu nguyện nổi tiếng của mình về gánh nặng của dân Do Thái phải mang, ông ta đã than thở rằng:”Tôi biết, tôi biết. Chúng tôi là những người đã được Ngài lựa chọn, nhưng đôi khi tại sao Ngài lại không lựa chọn một dân tộc nào khác?” Nhưng tại sao chỉ dân tộc tôi được biết đến như là một “quốc gia đã được đặc ân” trong những chương Kinh Thánh dường như đã được định sẵn cho rắc rối và xung đột quốc tế? Các trang sau đây cho thấy các vấn đề không chỉ là dầu mỏ, sự ổn định ở Trung Đông, hoặc thách thức trong sự ủng hộ phía Ysơ-ra-ên hoặc các nước láng giềng, vấn đề thực sự là về một nguyên tắc “một cho tất cả” mà không ai trong chúng ta có thể bỏ qua.
DÂN DO THÁI ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH TRƯỚC ĐỂ THU HÚT SỰ CHÚ Ý
CỦA CHÚNG TA.
Dù yêu hay ghét, thì mảnh đất, con người, và câu chuyện về dân Do Thái vẫn là một thỏi nam châm. Từ khắp nơi trên thế giới, các du khách Do Thái, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo lủ lượt kéo về phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv chỉ để ngắm xem một vài mẩu đất gắn liền với những suy nghĩ và niềm tin sâu sắc nhất của họ. Từ những thành phố, những ngọn núi và những thung lũng của nó, những người hành hương xúc động nhìn chăm chăm vào quá khứ của người khác để suy nghĩ về chính tương lai của họ.
Những con người của mảnh đất này xác định có cùng một cha
Hầu hết những người đến đây đều xác nhận một mối quan hệ với một người cha đã từng không có con. (Sáng Thế Ký 15:2) Người Á-rập tự cho mình là con trai đầu lòng của Áp-ra-ham tên là Ích-ma-ên. Người Do Thái đã lần ra di sản của họ qua người con trai thứ hai là Y-sác. Những người Cơ Đốc xem họ như là những đứa con nhiệm mầu của đức tin Áp-ra-ham.(Ga-la-ti 3:7).
Do Thái là một địa điểm chiến lược.
Được định vị từ một chiếc cầu cổ trên mặt đất, và lần theo con đường tơ lụa tới Phi châu, Á châu và Âu châu, thì nước DoThái cổ nằm ở ngã ba đường của thế giới. Ngày nay, Do Thái vẫn được thế giới quan tâm nhiều hơn. Sau Cuộc Tàn Sát dân Do Thái (Holocaust), họ đã trở về nơi quê cha đất tổ của họ từ khắp nơi trên thế giới, và xung đột đã tái diễn với các nước láng giềng giàu dầu mõ .
Vì cả hai lý do mới và cũ, thế giới cảm thấy như bị bắt buộc theo dõi dân DoThái để bảo vệ những quyền lợi của họ.
Mảnh đất Do Thái là một sân khấu.
Tại các điểm rộng nhất và dài nhất của Do Thái, phong cảnh trải đá của nó là một cái bệ có diện tích 260×60 dặm, mà trên bệ này hầu hết những bi kịch quan trọng của lịch sử đã diễn ra trước một thế giới đang theo dõi họ. Câu chuyện của nó là một câu chuyện tình lãng mạn không thể diễn tả hết, và là một bi kịch của một nỗi đau vô tận. Không có một quốc gia nào khác đạt tới đỉnh khá cao rồi lại chìm xuống khá thấp. Không một quốc gia nào khác đã bị phân tán và tan tác lẩn lộn trong các nước trên thế giới và sau đó lại trở về lập quốc nơi quê cha đất tổ của mình. Không một quốc gia nào khác đã làm được nhiều như vậy để cung cấp một sân khấu và một phông nền cho câu chuyện vĩ đại nhất như dân Do Thái.
Câu chuyện của nó có ý nghĩa quốc tế.
Theo Kinh Thánh, những ghi chép về lịch sử của dân Do Thái cho chúng ta biết về Chúa chúng ta, chính bản thân chúng ta, và mối liên hệ của chúng ta với nhau. Trong những khoảnh khắc tốt nhất và tồi tệ nhất của một dân tộc được lựa chọn, một vùng đất hứa và một Đấng Mê-si-a đã chờ đợi từ lâu, chúng ta tìm thấy quá khứ của chúng ta. Trong những dự đoán của các nhà tiên tri, chúng ta tìm thấy tương lai của chúng ta.
Những người có cơ hội thăm viếng vùng đất này không nhất thiết phải làm tốt hơn bằng cách đi tới đền thờ của dân Do Thái hoặc nơi Chúa Giê-xu đã thường tản bộ.
Những tấm lòng không phải luôn luôn biến đổi khi chạm vào Bức Tường Than Khóc hoặc nhìn vào phong cảnh Ha-ma-ghê-đôn của thung lũng Gít-rê-ên. Nhưng các người viếng những thung lũng trước mặt họ là bằng chứng hữu hình về một bi kịch đang trải ra của Đức Chúa Trời.
________________________________________________
Trong một thế giới mà thuyết Đa nguyên phát triển mạnh,
ở đây chúng ta tìm thấy câu chuyện về một dân tộc đã được chọn
và một vùng đất hứa cho tất cả các dân tộc.
________________________________________________
Trong một thế giới mà thuyết Đa nguyên phát triển mạnh, ở đây chúng ta tìm thấy câu chuyện về một dân tộc đã được chọn và một vùng đất hứa cho tất cả các dân tộc.
Theo Kinh thánh, những người được chọn cho vùng đất này đã được kêu gọi để nói lên cho toàn thế giới biết về Thần của các thần và Vua của các vua. Đất nước đã hứa đối với họ có cùng một ý nghĩa. Nó đã được ban cho để chứng tỏ cho mọi nước thấy rằng Đức Chúa Trời là sự an ninh và thỏa mãn tột cùng cho tất cả những ai tin cậy Ngài.
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NGUỜI LÁNG GIỀNG CỦA DO THÁI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẤT CẢ CHÚNG TA.
Dòng máu nhơ nhớp ở vùng Trung Đông đã chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác như một dòng sông dầu và nước lâu đời. Từ những ngày của Áp-ra-ham cho tới thời tin tức nóng hổi của chúng ta dường như không có sự kết thúc về việc kình địch và chết chóc giữa Ích-ma-ên và Y-sác. Sự xung đột đã bắt đầu từ thời các tộc trưởng của người Á-rập và Do Thái, đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, nó khiến chúng ta phải mất tiền cho chi phí xănng dầu. Nó thậm chí cũng khiến chúng ta chia rẽ tại nhà thờ. Một số người trong chúng ta nghĩ rằng đức tin của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải ủng hộ Y-sơ-ra-ên. Những người khác nghĩ rằng theo thần học “Người Sa-ma-ri nhân lành” thì, phải ủng hộ Pa-lét-tin.
Một số người trong chúng ta nghiêng về phía Y-sơ-ra-ên.
Một số người trong chúng ta đã thông cảm với sự đấu tranh của người Do Thái cho quê hương của họ. Chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh đã ban miền đất hứa cho các con cháu của Áp-ra-ham. Chúng ta cảm thấy bối rối khi một số giáo phụ Hội Thánh bày tỏ sự khinh thường đối với đất nước Y-sơ-ra-ên, và chúng ta muốn tách ra khỏi bất cứ sự hận thù dân tộc như Ha-man ngày xưa (Ê-xơ-tê 3:6) hoặc một Hít-le hiện đại. Một số chúng ta thấy sự hồi sinh của Do Thái không chỉ là bằng chứng cho sự thật của Kinh Thánh mà còn là sự khẳng định cho quan điểm của chúng ta về lời tiên tri. Điểm quan trọng hơn cả là chúng ta tin Đức Chúa Trời của Kinh Thánh khi Ngài phán với Áp-ra-ham rằng: “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.” (Sáng Thế Ký 12:3; Công vụ13:5). Nhưng trong quá trình này, chúng ta cũng có thể bỏ qua một số sự kiện khác.
Chúng ta có khuynh hướng hay quên quan tâm đến người Á-rập.
Chúng ta thường quên rằng. “Chúc phước” là biểu lộ một sự mong ước điều tốt lành cho người khác và vì vậy dân Do Thái đã được chọn là nguồn phước hạnh cho toàn thế giới. (SángThế Ký 12:1-3) Thật chính xác là tín đồ Đấng Christ được khuyến cáo không nên nguyền rủa ai.(Rô-ma 12:14)
Trong khi chúng ta nhận ra nhu cầu về quê hương của người Do Thái, thì một điều quan trọng là chúng ta cũng phải xem xét đến những gia đình không phải là Do Thái mà tổ tiên của họ đã cấp đất để họ canh tác trên mảnh đất mà dân Do Thái đã bị mất sau năm 70 SCN. Nhiều người trong số họ đã tìm về cội nguồn của mình qua người cha Áp-ra-ham.
Có thể chúng ta đã quên tình yêu của Chúa đối với Ích-ma-ên.
Mặc dù Ích-ma-ên đã được sinh ra trong nhà Áp-ra-ham và Sa-ra, anh ta đã được thụ thai như một kết quả của mối quan hệ của cha anh ta với một người đàn bà Ai Cập tên là A-ga. Theo đề nghị của Sa-ra, Áp-ra-ham đã thành cha của một đứa trẻ với một con đòi ở trong nhà. Nhưng sự cố gắng để giải quyết việc không con của họ đã sinh ra những sự ganh tị trong gia đình. Sau này, sau khi Sa-ra thụ thai được một con trai cách kỳ diệu, thì lại nảy sinh ra sự xung đột giữa hai người con trai và các người mẹ của họ. Theo yêu cầu của Sa-ra, Áp-ra-ham đã đuổi A-ga và Ích-ma-ên ra khỏi nhà. Theo sách Sáng Thế Ký 21:17-20, Chúa đã đáp lời một cách nhân hậu đối với những giọt nước mắt của A-ga. Thiên sứ của Đức ChúaTrời đã đặt tên cho con trai bà là Ích-ma-ên, có nghĩa là: “Đức Chúa Trời đã nghe sự sầu khổ của ngươi.”(Sáng Thế Ký 16:11) Tuy nhiên, trong quá trình vùa giúp A-ga và Ích-ma-ên, Chúa đã cảnh báo những hậu quả đau buồn do những hành động của Áp-ra-ham gây ra. Về đứa trẻ mà Áp-ra-ham và Sa-ra đã đuổi ra đồng vắng, Đức Chúa Trời đã phán rằng: “Nó sẽ là một con lừa rừng; tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người sẽ địch lại nó. Nó sẽ ở đối mặt cùng hết thảy anh em mình” (Sáng Thế Ký 16:12). Ích-ma-ên dường như đã được định trước để cho chúng ta nhận ra anh ta sẽ làm đau khổ mọi người. Việc bị đuổi ra khỏi nhà có thể đóng góp vào sự tiếp cận của chính anh ta đối với cuộc sống, và quan điểm sinh tồn đã trở thành một phần di sản của anh ta.
Chúng ta cần nhớ rằng Đức Chúa Trời chọn một cho tất cả.
Vài sự kiện có thể giúp chúng ta cân bằng sự hiểu biết của chúng ta về điều mà Đức ChúaTrời đã làm với Y-sác và Ích-ma-ên.
- Việc Chúa chọn lựa Ap-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp được xem như là “một lời hứa tốt lành” cho mọi người chứ không chỉ cho con cái họ. Từ buổi sáng thế, Đức Chúa Trời của Kinh Thánh đã xác định rõ ràng là Ngài đã chọn một dân tộc cho tất cả mọi người.
(Sáng 12:1-3)
- Mặc dù Sáng Thế Ký đã tiên đoán rằng Ích-ma-ên sẽ trở thành một tên phản loạn, cũng có những tên tuổi và những tiên đoán kém hấp dẫn trong di sản của dân Do Thái. Gia-cốp là cha của 12 bộ lạc Do Thái, tên này được đặt lúc sinh ra có nghĩa là “kẻ phản bội hay kẻ lừa dối”. Sau này các nhà tiên tri Do Thái mô tả chính đất nước của họ như là “một con điếm” (Giê-rê-mi 2:20) ,”một con lừa hoang”, (Giê-rê-mi 2:24) và như là một cộng đồng khiến cho Sô-đôm và Gô-mô-rơ được xem là tốt đẹp khi so sánh với nó.
(Ê-xê-chiên 16:48-52)
- Theo Kinh Thánh, là một dân tộc được chọn đã là một gánh nặng. Không những họ được lựa ra để cho thế giới thấy quyền năng và lòng tốt của Đức Chúa Trời chân thật, duy nhất mà nó còn cho tất cả mọi dân trên đất thấy hậu quả khi chúng ta đi lang thang xa cách tình yêu và sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa của chúng ta. (Phục Truyền 28-30)
- Ngay cả nếu có bàn tay Chúa trong việc tái lập của dân Do Thái, thì tình trạng tâm linh của quốc gia này luôn là một vấn đề. Vào thế kỷ thứ 6 TCN, nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên đã tiên đoán trong sự khải thị của ông ta về những bộ hài cốt rằng trong những ngày cuối cùng, dân Do Thái sẽ nhóm họp cùng nhau về phương diện thể xác trước khi được phục hưng về phương diện tâm linh. (Ê-xê-chi-ên 37:1-14) Chỉ một lý do đó thôi, có thể có sự khác biệt giữa điều mà Chúa đang làm cho dân Y-xơ-ra-ên và điều mà họ đang làm khi không có sự hiện diện của Ngài.
________________________________________________
Có lẽ có sự khác biệt giữa điều mà Chúa đang làm
trong dân Y-sơ-ra-ên và điều mà dân Y-sơ-ra-ên đang làm
khi không có sự hiện diện của Chúa. ________________________________________________
- Nếu dân Y-sơ-ra-ên cố tìm sự an ninh từ sức mạnh quân đội hoặc những đồng minh quốc tế, thì điều đó có thể lập lại lỗi lầm của Áp-ra-ham và Sa-ra trong việc cố tìm một đứa con trai từ A-ga. Vậy có cách nào tốt hơn không? Theo chương trình của Đức Chúa Trời là Đấng đã chọn dân Y-sơ-ra-ên cho mục đích riêng của Ngài, thì câu trả lời là chắc chắn có.
[1]Nt: Why Israel can’t be ignoredby Mart De Haan (Discovery Series @2010 RBC Ministries)
Hồ Thế Kiệt dịch
Trịnh Phan hiệu đính
CÒN TIẾP …