Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 2)

1702

Chương hai

Cõi lòng tan nát

Có một số bài học chúng ta thích tuân theo tính lý thuyết và trừu tượng hơn. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể hoàn toàn không được hiểu một cách trọn vẹn. Giáo sư Howard đã từng nói rằng không có những khóa hàm thụ cho môn bơi lội. Cũng vậy, không thể có những bài học trải nghiệm từ xa cho sự đau khổ – chỉ có thể là những trải nghiệm sâu thẳm, không thể thoái thoát của chính cá nhân mỗi người. Khi chịu đau khổ, có phải những gì chúng ta kinh nghiệm được sẽ chất thêm sự khó khăn nặng nề trên nó? Sau đây là một vài cảm nhận rút ra từ trải nghiệm của Gióp.

       Sự đau khổ như một điều bí ẩn

   Primo Le-vi, một tù nhân ở trại tập trung Auschwitz trong thế chiến thứ II, đã kể lại thời gian, khi bị dồn ép trong doanh trại và khô nẻ vì khát, ông đã với tay qua cửa sổ để hứng lấy một giọt tuyết hầu làm dịu đi cái miệng khô khốc của ông ta. Nhưng trước khi có thể làm ướt đôi môi nứt nẻ của mình, một tên lính gác đã chộp lấy giọt tuyết đó và đẩy ông ta quay lại cửa sổ. Bị sốc bởi hành vi tàn nhẫn này, Le-vi đã hỏi tên lính gác tại sao, tên lính trả lời:  “Ở đây không có chữ tại sao.”  Đôi khi chúng ta cảm nhận cuộc sống là như thế. Dường như thể chúng ta phải chịu đau khổ với câu trả lời vô lý về chữ tại sao của chúng ta, chỉ có sự yên lặng dường như là để cười nhạo lại với tại sao không. Gióp chắc đã cảm nhận điều này khi ông rơi vào lò thử thách khắc nghiệt. Ông thật sự không hề biết gì về sự sắp đặt thuộc linh cho cuộc đời của mình. Thực ra, khi sự kiện đáng chú ý đó xảy ra, ông đã không có mặt tại phần mở đầu về câu chuyện của mình. Gióp đoạn 1 đã kể cho chúng ta biết về sự họp mặt của các thiên sứ trước ngai của Đức Chúa Trời, bao gồm cả Sa-tan. Kinh Thánh có chép: “Đức Giê-hô-va lại hỏi Sa-tan rằng “Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng; nơi thế gian chẳng có người nào giống như nó, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.” Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng “Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao?” (Gióp 1:8-9). Đức Chúa Trời hỏi Sa-tan, kẻ thù tâm linh của chúng ta, sự nhận xét của nó về con người trên thế gian này bằng việc ca ngợi Gióp và thậm chí còn tự hào về ông. Nhưng Sa-tan đã chống đối sự khen ngợi của Đức Chúa Trời. Nó hỏi động cơ nào mà Gióp yêu Đức Chúa Trời: “Làm sao Gióp lại không thể phục vụ Ngài trong khi Ngài đã ban cho ông ta mọi thứ chứ!” Vì vậy, Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan thử đức tin của Gióp.

Do loài người sa ngã, phạm tội, nên sự đau khổ là một trải nghiệm chung đối với tất cả mọi người. Khi chúng ta trải qua đau khổ dưới những mức độ và hình thức khác nhau, thì đó là một trải nghiệm rất đỗi phổ thông của con người. Đó là lý do tại sao những câu chuyện về lòng kiên trì thường có ảnh hưởng rất lớn.

Gióp là một phần của một sự thử nghiệm có tính toàn bộ, và sự đau khổ sẽ là một biến số để thử thách lòng tận hiến và mối liên hệ của ông với Đức Chúa Trời.

Đó là điều mà đôi khi chúng ta cảm thấy trong đời sống. Dường như chúng ta đau khổ mà không tìm được câu trả lời cho câu hỏi tại sao của chúng ta, mà chỉ có sự yên lặng dường như đang cười nhạo về sự bất lực ấy.

Cuộc trao đổi giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan rõ ràng cho chúng ta thấy cuộc đời của chúng ta có liên hệ đến một vương quốc tâm linh bất diệt. Hơn nữa nó cũng cho chúng ta thấy rằng Gióp hoàn toàn không ý thức được lý do mà ông ta phải chịu đau khổ. Ông ta chỉ biết đau khổ. Và nguyên nhân vẫn là một bí ẩn. Như Os Guinness đã nói: “Cuộc sống không chỉ là gian nan. Nó còn trở nên bất công, một sự bất công thật sự đáng sợ. Sau tất cả, mặt đất cũng dường như không còn có vẻ chắc chắn nữa.”

Khi sự đau đớn, nỗi khổ tâm và mất mát tấn công bất ngờ và nhấn chìm Gióp, thì những thắc mắc trong lòng Gióp về những vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời.

          Sự đau khổ giống như một sự áp đảo tinh thần

(Gióp 1:13-19)

Trong vở kịch Ham-let của Shakespeare, Claudius nói: “Khi sự bất hạnh xảy đến, chúng không đến bằng một vài tên do thám đơn độc, mà là cả một tiểu đoàn.”Điều này thật sự đúng đối với kinh nghiệm của Gióp. Lần lượt từng sứ giả đã báo cho ông những hung tín về những mất mát cực kỳ lớn.

“Xảy ra một ngày kia, khi các con trai và con gái người đương ăn và uống rượu trong nhà anh cả chúng nó, một sứ giả đến báo tin cho Gióp rằng: Bò đương cày, lừa đang ăn bên cạnh, thì dân Sê-ba xông vào chúng nó, đoạt cướp đi, và lấy lưỡi gươm giết các tôi tớ; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông. Người này còn đang nói thì một người khác đến, báo rằng: “Lửa của Đức Chúa Trời từ trên trời giáng xuống thiêu đốt các con chiên và tôi tớ, làm cho tiêu hủy chúng nó đi; chỉ một mình tôi thoát khỏi đặng báo tin cho ông.”

Dồn dập những thông báo về những mất mát nghiêm trọng đã xé nát tim Gióp. Các đầy tớ gần như vướng vào nhau khi họ chạy đến báo thêm tin xấu. Trong cuộc đời của Gióp, sự giàu có được đánh giá dựa trên số lượng đầy tớ và của cải. Cả hai thứ này cũng là những vũ khí trong cuộc công kích vào tấm lòng của Gióp. Đầu tiên là sự mất mát bò và lừa và cái chết của những tôi tớ (Gióp 1:14-15). Kế đến là lửa của Đức Chúa Trời từ trên trời giáng xuống giết chết chiên và tôi tớ của Gióp (1:16). Tiếp theo là dân Canh-đê cướp đoạt lạc đà và giết chết nhiều tôi tớ hơn (1:17). Với mỗi thông báo, sự rủi ro mất mát càng ngày càng tăng lên. Nhưng sự tổn thất lớn nhất đã xảy đến khi sứ giả đến báo một tin tức đau đớn rằng các con trai và con gái của Gióp đã bị giết chết (1:18-19).

Khi những cơn sóng đau buồn dữ dội ập lên chúng ta, dù chỉ vài tên do thám đơn độc hay cả tiểu đoàn, thì sức nặng tuyệt đối và bản chất tàn nhẫn của nó có thể làm chúng ta nghẹt thở. Lúc đó sự đau khổ chế ngự chúng ta một cách dễ dàng.

          Sự đau khổ chỉ trải nghiệm một cách cá nhân (Gióp 2:13)

“Đoạn, ba bạn ngồi xuống đất với nguời trong 7 ngày đêm, chẳng ai nói một lời với người, vì thấy sự đau đớn người lớn lắm.” (Gióp 2:13)

Cuộc tấn công cuối cùng của Sa-tan là nhằm vào sức khỏe của Gióp (Gióp 2:1-8). Sau tất cả, Gióp ngồi trong đóng tro gãi những chỗ ghẻ lở loét đầy đau đớn, hoang mang trước bước ngoặt của cuộc đời mà ông ta phải gánh chịu. Vợ và các bạn đã ở cùng Gióp, nhưng thực sự ông ta phải chịu đau đớn một mình – đơn độc nhưng có sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Simon Weil, một triết gia thế kỷ 20 đã viết rằng: “Tai họa làm cho Đức Chúa Trời xem như không còn tồn tại trong thời điểm đó, khuất mặt hơn cả một người chết, thậm chí còn khó nhìn thấy Ngài hơn là tia sáng trong một nơi u tối nhất của căn phòng biệt giam. Một kiểu nhấn chìm kinh khiếp lên toàn bộ linh hồn.”

Cảm giác bị cô lập trong những cơn đau khổ đã lên tiếng qua sự than khóc sầu não thốt lên từ miệng Chúa Giê Xu lúc trên thập tự giá: “Eli, Eli, lam-ma sa-bach-tha-ni?…Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46). Đó có lẽ cũng là tiếng than khóc của con tim Gióp khi ông ta ngồi trong tro bụi đau buồn vì sự mất mát quá lớn của ông ta.

Trải qua một thiên niên kỷ, bản chất hay nguyên nhân của sư đau khổ vẫn không thay đổi. Đối với một vài người, sự đau khổ sẽ không bao giờ chạm tới những kinh sợ như sự trải nghiệm của Gióp. Còn đối với những người khác, thực sự sự thống khổ vượt quá sức họ. Nhưng trong mỗi trường hợp, nỗi thống khổ là độc nhất của riêng chúng ta, và chúng ta cảm thấy sức nặng của nó, bởi vì sự thống khổ thì bí ẩn, chế ngự và trải nghiệm đơn độc nhất.

(Còn tiếp)

Bài trướcUB.YTXH – Bản Tin Số 42 – Tháng 01/2017
Bài tiếp theoNgày 20/1/2017: Không Chịu Sự Sửa Dạy