CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI (phần 3)

496

CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI (phần 3)

Tiến sĩ Gary Collins

TƯ VẤN VÀ PHẠM TỘI

      Hiếm khi ai đó tìm đến việc tư vấn chỉ bởi vì phạm tội chủ quan. Cố gắng nhớ lại sự nhấn mạnh này về lòng đau thương có tính chất xây dựng và lời hứa tha thứ thiêng liêng khi người tư vấn tìm sự giúp đỡ cho cả hai loại người có phạm tội khách quan và những người kinh nghiệm được những cảm giác phạm tội chủ quan. Khi chú ý, chúng ta sẽ thấy hầu hết những người được tư vấn không thấy được các hậu quả của phạm tội khách quan, và người ta tìm đến để được tư vấn bởi vì những cảm giác phạm tội chủ quan.

      Trong việc tư vấn những người phạm tội, người tư vấn Cơ Đốc sẽ thuận lợi hơn những người tư vấn không tin Chúa. Phạm tội là một vấn đề đạo đức và những cảm giác phạm tội xuất hiện từ những thất bại đạo đức. Người tư vấn không tin Đức Chúa Trời phải giải quyết các giá trị, sự tha thứ, hành động chuộc lỗi, và các vấn đề có liên quan đến phạm tội lý thuyết. Họ phải thảo luận các chuẩn mực đạo đức, là điều có thể ít được hiểu biết đến. Các mục đích thuộc tâm lý học được đặt nền tảng trên việc giúp đỡ người khác nhận được sự khôn ngoan trong cách cư xử cá nhân của họ, cải thiện sự thể hiện cơn giận, phục hồi các chuẩn mực, những nỗ lực lấp chỗ trống và những điều đó có vẽ hiếm khi mang lại sự thay đổi vĩnh viễn.

      Thật không thực tế để khẳng định rằng phạm tội và các mặc cảm phạm tội có thể được chuyển đổi bằng các phương pháp thực tế. Nhiều người không thể nhận ra những lẽ thật trong Kinh Thánh về sự ăn năn, sự tha thứ, và sự công chính, mà từ những quan niệm này có thể giúp đỡ hiệu quả cho những người có những cảm giác phạm tội. Người tư vấn Cơ Đốc đặt nền tảng sự giúp đỡ trên quan niệm đó và có thể mang nhiều hiệu quả.

1.Hiểu biết và chấp nhận.

      Những người với những cảm giác phạm tội thường kết tội chính mình đồng thời trông đợi những người khác kết tội. Do vậy, những người này có thể tìm đến sự tư vấn với thái độ tự-đề phòng hoặc một thái độ tự-khiển trách. Người tư vấn có thái độ thế nào với những người sa ngã vào tội lỗi? Bạn cảm thấy thế nào khi những người này ăn năn và quyết định thay đổi? Đáp ứng của bạn là gì nếu như họ có vẻ không có sự nhận biết về việc làm sai trái và không có cảm giác xấu hổ hoặc đau xót?

      Thái độ của Chúa Jêsus chắc chắn đã làm cho người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang ngạc nhiên. Người đàn bà này có phạm tội khách quan và có lẽ bà cũng đã cảm thấy phạm tội, thế nhưng Chúa Jêsus đã không như những người khác muốn kết tội bà. Ngài đã không bỏ qua tội của bà, và Ngài nói với bà một cách dịu dàng và bảo bà đừng phạm tội nữa. Những người tư vấn Cơ Đốc nên hành động cách khôn ngoan như thế, phải cố gắng để làm nhỏ đi thực tế của tội, và cũng đừng có thái độ tự cao về đạo đức. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ, và bất kỳ ai cũng có thể sa ngã vào tội lỗi và kinh nghiệm được nỗi đau đạo đức. Nhiệm vụ của người tư vấn không phải để kết tội, hoặc trông đợi để thấy những cảm giác phạm tội được ngăn chặn bởi ý chí của người được tư vấn. Mặc dầu là không chấp nhận tội lỗi, người tư vấn Cơ Đốc cần phải chấp nhận những người khác với lòng yêu thương và một sự vui vẻ để hiểu biết.

2.Sự thấu hiểu.

      Khi tiên tri Na-than đối diện với Đa-vít khi vua phạm tội, các vấn đề của vua rất rõ ràng: vô luân, giết người, và gian dối gớm ghiếc. Đáp ứng trước sự thách thức của Na-than, lập tức vua chấp nhận tội mình, xưng ra việc làm sai quấy của vua, và tìm thấy được sự tha thứ. Đa-vít đã thoát khỏi nỗi đau đạo đức bởi vì vua đã ăn năn tội và thay đổi.

      Tư vấn phạm tội không luôn luôn dễ dàng. Một vài người không biết tại sao họ cảm thấy có lỗi. Những người khác lại chấp nhận các hành động hoặc những thái độ sai trái của họ, thế nhưng những cảm giác phạm tội vẫn tồn tại. Có những người vi phạm luật pháp hoặc làm tổn thương đến một người khác, thế nhưng không có những cảm giác đau xót hoặc ăn năn. Đối với những người như thế, có thể giúp đỡ được nếu như có được sự hiểu biết nào đó về những áp lực ảnh hưởng đến họ từ bên trong. Người tư vấn có thể thảo luận các vấn đề này và khuyến khích giải quyết các trường hợp cụ thể:

      – Có phải có những thứ trong cuộc sống khiến cho bạn cảm thấy có lỗi chăng? Những thứ đó là gì?
– Bạn đã giải quyết thế nào trong quá khứ với những cảm giác phạm tội của mình?
– Những điều gì là hữu ích? Điều gì là không có ích?
– Những sự trông đợi nào của bạn từ bố mẹ về điều đúng và điều sai?
– Có phải các chuẩn mực của bố mẹ bạn quá cao đến nỗi bạn chẳng bao giờ có thể thành công?
– Điều gì xảy ra khi bạn thất bại?
– Bạn có thường xấu hổ khi bị chỉ trích, bị trừng phạt không?
– Hội Thánh của bạn dạy gì về điều đúng và điều sai?
– Có phải bạn có một căn bản rõ ràng về Kinh Thánh, về những sự dạy dỗ của Chúa không?
– Một vài điều gì khiến bạn cảm thấy có lỗi, thế nhưng lại không có vẻ làm phiền đến bạn?

      Các câu hỏi như thế có thể giúp người tư vấn hiểu tại sao những người được tư vấn cảm thấy có lỗi, có thể thấy được những phản ứng phòng thủ, sự tự-xét đoán, sợ hãi bị trừng phạt, các phản ứng thể chất, và những sự đáp ứng khác đối với phạm tội.

      Những người được tư vấn có thể được giúp đỡ để nhận ra những cảm giác phạm tội của họ xuất hiện thế nào từ sự huấn luyện đạo đức ở quá khứ. Có phải một người nào đó đang phấn đấu để hành động trong những phương cách nào đó hoặc muốn hoàn tất các mục đích không thể đạt đến không? Người ấy có thể phản ứng thế nào, và điều gì có thể xảy ra nếu như các mục đích không được thành công? Có phải các chuẩn mực của người ấy thích hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh chăng? Có phải người được tư vấn hiểu biết những điều mà Kinh Thánh nói về sự tha thứ không? Ở đây là sự khôn ngoan liên kết với sự dạy dỗ thuộc linh.

3.Giáo dục đạo đức

      Những người được tư vấn phải được giúp đỡ để kiểm tra lại các chuẩn mực của họ về điều đúng và điều sai. Điều này có thể mất một thời gian dài. Một vài người cảm thấy có lỗi về những điều mà Kinh Thánh không gọi là tội lỗi, những người khác lại có các giá trị đạo đức vi phạm đến các chuẩn mực trong Thánh Kinh. Một vài người được tư vấn giống như các cựu chiến binh, là những người chiến đấu với nỗi đau và cảm giác về đạo đức mà chúng có thể không có hy vọng để được khuây khỏa. Những người khác có thể cố gắng với một thái độ vô tình để chấp nhận điều hợp lý của cuộc chiến tranh, để sai lầm quá khứ được giải thoát, sự chịu đựng có thể tránh khỏi được, hạnh phúc luôn luôn có thể, và khôn ngoan hướng đến sự vui vẻ.

      Đức Chúa Trời thật sự trông đợi điều gì từ con người chúng ta? Ngài biết rõ chúng ta một cách tỏ tường, Ngài biết rằng chúng ta chỉ là cát bụi và Ngài thấy được chúng ta sẽ phạm tội khi chúng ta ở trên đất. Đức Chúa Trời trông mong nơi chúng ta không phải sự hoàn hảo, nhưng một nỗ lực thành thật để thực thi ý muốn của Ngài. Ngài là Đấng thương xót cũng như Ngài là Đấng yêu thương chúng ta vô điều kiện; Ngài sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta mà không đòi hỏi sự chuộc lỗi cá nhân nào và sự tự hành xác để hối lỗi. Sự chuộc lỗi và sự tự hành xác để hối lỗi không cần thiết nữa bởi vì Đấng Christ đã trả xong cho tội lỗi của con người “một lần đủ cả, người công bình cũng như người không công bình, và Ngài đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời”.

      Điều này là nền tảng, là thích đáng và thực tế, đem đến trào lưu cách mạng giúp con người hoàn toàn tự do suy nghĩ. Giải pháp cuối cùng đối với phạm tội là những cảm giác phạm tội, là để chấp nhận nỗi đau, sự chịu đựng, những sự thất bại, hình phạt; để ăn năn tội lỗi trước trước những người khác và với Đấng Christ. Để cầu xin sự tha thứ từ nơi Chúa, tội nhân cần có một sự khao khát, thành khẩn ăn năn, thay đổi cách cư xử; và sau đó tin vào sự giúp đỡ từ nơi Chúa để được tha thứ và được chấp nhận từ Đức Chúa Trời. Ngài giúp đỡ để mỗi người có thể chấp nhận, yêu thương, tha thứ chính mình và cho những người khác.

5.Sự ăn năn và sự tha thứ.

      Có thể một người được tư vấn hiểu được điều Kinh Thánh nói về phạm tội và sự tha thứ, thế nhưng các vấn đề như những điều sau đây vẫn có thể tồn tại.

      a.Tôi không thể cầu xin sự tha thứ. Điều này không phải là nhiệm vụ của người tư vấn để ép buộc người khác cầu xin, để xưng tội, và cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ. Đối với một vài người được tư vấn, có thể cần có thời gian để đạt đến điểm đó và người tư vấn phải vui vẻ cầu nguyện cho người được tư vấn và tiếp tục làm việc cho đến khi họ chấp nhận và tiếp nhận sự giúp đỡ, và rồi họ hiểu ra các nguyên tắc về sự tha thứ một cách rõ ràng hơn. Kinh Thánh dạy rằng để nhận được sự tha thứ sự cần có sự ăn năn và sự xưng tội. Không hiểu và nhận biết giáo lý cơ bản này của Cơ Đốc giáo, sẽ làm cho nhiều người, bao gồm các Cơ Đốc nhân, trải qua những cảm giác phạm tội không lành mạnh mà chúng hướng tới sự lo lắng, thất vọng, mất đi sự bình an bên trong, sự sợ hãi, sự tự-đánh giá chính mình thấp, sự đơn độc, và cảm giác xa lánh Đức Chúa Trời.

      b.Tôi không cảm thấy được tha thứ. Khi chúng ta xin những người khác tha thứ cho chúng ta, thỉnh thoảng chúng ta không cảm thấy được tha thứ bởi vì chúng ta không thật sự được tha thứ. Điều này không phải vậy đối với Đức Chúa Trời. Nếu như chúng ta xưng tội lỗi và dâng sự đau đớn của chúng ta cho Ngài, Ngài sẽ tha thứ chúng ta. Những cảm giác phạm tội xuất hiện thường xuyên, nhưng những người được tư vấn tìm đến với Chúa, họ có thể nghỉ ngơi trong sự đảm bảo là họ đã được tha thứ, ngay cả khi họ không cảm thấy như thế. Điều này có thể phải thường được phát biểu và đi cùng với lời cầu nguyện để đem đến cảm giác giải phóng khỏi tội lỗi.

      c.Tôi biết Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tôi, thế nhưng tôi không thể tha thứ cho những người khác. Lewis Smedes đã viết rằng sự tha thứ là công việc khó khăn, có vẻ hầu như là không tự nhiên. Hầu hết mọi người có từng trải điều đó, và con người có lòng tha thứ chỉ khi có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Có lẽ người được tư vấn sẽ đồng ý rằng “nếu như bạn đang cố gắng tha thứ; nếu như bạn điều khiển được sự tha thứ, nếu như bạn tha thứ hôm nay, ngày mai lại ghét, và phải tha thứ lần nữa vào ngày sau đó, mặc dầu như thế bạn là một người tha thứ”. Tất cả chúng ta cần Đức Chúa Trời giúp đỡ để có lòng tha thứ, đặc biệt là khi chúng ta không cảm thấy như thế.

      d.Tôi có thể tha thứ thế nào khi tôi không quên? Chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể tha thứ và quên được. Con người có xu hướng chỉ nhớ đến tội lỗi và các sự không công bình ở quá khứ ngay cả khi họ hoàn toàn được tha thứ. Nhiều người cho rằng không là khôn ngoan để quên những lỗi lầm trong quá khứ, bằng cácha cố gắng lờ đi tội lỗi ở quá khứ, một người có thể trốn tránh trách nhiệm khi điều đó lại xảy ra. Khi có sự tha thứ, những kỷ niệm có thể còn lảng vảng, thế nhưng nếu như ta khước từ sống với chúng, chúng sẽ bắt đầu mờ nhạt dần. Những kỷ niệm này sẽ trở lại, khi chúng ít được trông đợi, nhưng chúng sẽ không còn có năng lực tác động nguy hại. Khi một người tha thứ thành thật những người khác và thành thật vui vẻ nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời, họ sẽ suy gẫm về những sự công bằng của cuộc sống và tránh xa tội lỗi. Sự tha thứ phải đến trước nhất, kế đến là sự quên hoàn toàn hoặc quên một phần những điều tội lỗi trước đó.

(còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính


CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

Freeman, Lucy, and Herbert S. Strean. Guilt: Letting Go. New York: Wiley, 1986.
Narramore, S. Bruce. No Condemnation. Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1984.
Oden, Thomas C. Guilt Free. Nashville: Abingdon, 1980.*
Smedes, Lewis B. Forgive and Forget. New York: Harper & Row, 1984.*
Tournier, Paul. Guilt and Grace. New York: Harper & Row, 1962.
Wilson, Earl. Counseling and Guilt. Waco, Tex.: Word, 1987.
* Books marked with an asterisk (*) are especially suited for counselees to read.

Bài trướcTp. HCM: Bổ Nhiệm Quản Nhiệm HTTL Hiệp Bình Phước
Bài tiếp theoĐồng Nai: Công Bố Điểm Nhóm Tin Lành Long Bình