CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI
Tiến sĩ Gary Collins
Trong nhiều thế kỷ, các nhà thần học và các nhà triết học đã tranh cãi nhiều về vấn đề đau khổ. Tại sao người ta đau khổ? Có phải sự đau khổ phục vụ cho bất kỳ mục đích hữu ích nào chăng? Sự đau khổ con người có thể giảm bớt hoặc bị loại ra ngoài thế nào?
Trong mọi vật được sáng tạo chỉ đau khổ về thể xác, chỉ có con người là phải chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác, kinh nghiệm những nỗi thống khổ và phải chịu đựng về tinh thần. Bởi vì sự hiểu biết, con người có thể lo lắng về tương lai, ưu tư về quá khứ, có ý thức về những nỗi đau đớn thể xác hoặc về tinh thần, và chiến đấu với nan đề khổ đau của chính mình. Nhiều khi sự chịu đựng xảy ra mà không phải vì lỗi của cá nhân. Thông thường người ta phải chịu đựng nó bởi vì điều mà chính họ đã làm.
Lỗi lầm, tội lỗi là căn bản của nhiều sự đau khổ của con người. Một nhà tư vấn có lần đã nói “Tôi sẽ chẳng bao giờ quen với nó cả. Không có cái hộp nào đủ lớn để giữ tất cả lỗi lầm của con người cả.” Qua nói chuyện với những người thất vọng, cô đơn, sầu não, các thành viên của những gia đình thô bạo, với những người đồng tính luyến ái, nghiện rượu, với những người ốm nặng không thể cứu chữa được, những người đang chiến đấu với sự xào xáo trong hôn nhân, hoặc người đối diện với bất kỳ vấn đề nào khác…Ta sẽ phát hiện ra người ta kinh nghiệm về tội lỗi như là một phần của những khó khăn của họ.
Theo nhà tâm lý học Bruce Narramore “Một sự hiểu biết về những cảm giác phạm tội là trung tâm đối với bất kỳ sự hiểu biết nào về tình trạng bất bình thường về tâm lý”.
Một vài kiểu phạm tội đã được nhận diện. Những kiểu này có thể được chia làm hai loại chung: phạm tội khách quan và phạm tội chủ quan.
1.Phạm tội khách quan
Phạm tội khách quan xuất hiện khi một điều luật của luật pháp không được thực thi, và người không thi hành luật là phạm tội mặc dù người ấy không cảm thấy có lỗi. Bốn loại được phân chia sau đây thường ít được phân biệt, chồng chéo lẫn nhau, hay hợp lại với nhau.
– Phạm tội hợp lệ: sự vi phạm luật pháp của xã hội. Một người lái xe vượt đèn đỏ hoặc ăn cắp thứ gì đó trong cửa hàng là phạm lỗi, ngay cả khi người đó không bị bắt quả tang và bất chấp việc họ có cảm thấy hối hận hay không.
– Phạm tội thuộc lý thuyết: liên quan đến một sự thất bại để vâng lời luật pháp của Đức Chúa Trời. Thánh Kinh miêu tả các chuẩn mực thiêng liêng đối với cách cư xử của con người, các chuẩn mực mà mỗi người có lúc vi phạm bởi các hành động hoặc những suy nghĩ. Theo như Kinh Thánh “mọi người đều là tội nhân”, Tất cả mọi người có tội với Đức Chúa Trời, mặc dù họ có cảm thấy nhận điều đó hay không.
Nhiều người tin rằng điều đúng và điều sai có quan hệ với nhau, phụ thuộc vào những kinh nghiệm, học tập cá nhân và các giá trị khách quan. Có nhiều nhà tâm thần học và tâm lý học không chấp nhận sự tồn tại của phạm tội mang tính lý thuyết, họ chấp nhận việc có những chuẩn mực tuyệt đối về đạo đức. Nếu như các chuẩn mực tuyệt đối này tồn tại, có nghĩa là phải có một Đấng lập ra các chuẩn mực ấy – đó chính là Đức Chúa Trời.
– Phạm tội cá nhân: Khi một người vi phạm các chuẩn mực cá nhân riêng của người ấy hoặc kháng cự lại những sự thôi thúc của lương tâm. Chẳng hạn như, một người cha quyết định đi nhà thờ mỗi Chúa nhật với gia đình, ông sẽ kinh nghiệm được sự phạm tội khi đi làm việc vào Chúa nhật; người vợ béo phì của ông có thể cảm thấy phạm tội khi bà quá nuông chìu chính mình với sự cám dỗ của món ăn nhiều béo.
– Phạm tội mang tính xã hội: xuất hiện khi một người không thực thi một quy tắc không được viết ra nhưng được xã hội xem trọng. Nếu như một người cư xử thô lỗ, nói xấu có chủ ý hại đến người khác, chỉ trích một cách thiếu tế nhị, hoặc làm ngơ một ai đó đang cần sự giúp đỡ, mọi điều đó không vi phạm luật pháp nào, và có thể không kèm theo những cảm giác hối hận. Vì vậy, người phạm tội như thế đã vi phạm những sự trông mong từ những người khác trong xã hội, trong khu láng giềng, nhà thờ, hoặc công sở.
Hầu hết người ta cảm thấy không thoải mái khi họ không thực thi một điều luật trong xã hội (phạm tội hợp lệ); khi chủ tâm kháng cự lại hoặc làm ngơ với các điều luật, mạng lệnh đến từ Đức Chúa Trời (phạm tội mang tính lý thuyết): khi vi phạm một chuẩn mực cá nhân (phạm tội cá nhân); khi hành động trái ngược lại những sự trông mong từ xã hội (phạm tội mang tính xã hội). Tuy nhiên, có khả năng một người làm tất cả những điều này và chẳng bao giờ cảm thấy phạm tội gì cả! Người phạm tội có thể hành động cách thô bạo, thế nhưng họ lại cảm thấy không sầu não hoặc hối hận gì cả.
2.Phạm tội chủ quan.
Phạm tội chủ quan ám chỉ đến những cảm giác bên trong của một người, như sự hối hận và sự tự-xét đoán chính mình, nó xuất hiện bởi vì các hành động của họ. Chúng thường xuất hiện khi một người suy nghĩ về điều gì đó mà họ cảm thấy sai trái, hoặc khi thất bại làm điều gì đó ngoài sự mong muốn. Thường có sự nản lòng, lo lắng, sợ hãi về sự trừng phạt, sự tự-đánh giá chính mình thấp, và một trạng thái cô độc. Tất cả các điều đó liên kết nhau tạo thành cảm giác như là phạm tội. Những cảm xúc này có thể là mạnh mẽ hoặc yếu đuối. Thường thường thì chúng không tốt nhưng chúng cũng không luôn luôn xấu. Chúng có thể kích thích người ta thay đổi cách cư xử của họ và nhận được sự tha thứ từ Đức Chúa Trời hoặc từ những người khác. Tuy nhiên, những cảm giác phạm tội cũng có thể có những ảnh hưởng mang tính phá hủy và ức chế, và cũng làm cho cuộc sống càng khốn khổ hơn.
Những cảm giác phạm tội chủ quan có thể thích hợp hoặc không thích hợp.
–Những cảm giác phạm tội thích hợp hiện diện khi một người không thực thi luật pháp, không tuân theo các sự dạy dỗ trong Kinh Thánh, hoặc vi phạm những tiếng gọi từ lương tâm của họ và cảm thấy hối hận tương xứng với tính nghiêm trọng của các hành động đó.
-Những cảm giác phạm tội không thích hợp là những cảm giác không sự tương xứng với tính nghiêm trọng của hành động phạm tội. Chẳng hạn như đối với một vài người có thể ăn cắp và giết người, nhưng họ cảm thấy không có tội. Mặc dầu tội đó chỉ là một hành động hoặc một suy nghĩ nhỏ hoặc thiếu tế nhị, những cảm giác phạm tội không thích hợp này có thể xuất hiện trong chính mỗi người, nhưng với tác động của những người khác như lời bình phẩm hoặc xét đoán khiến người ta cảm thấy có lỗi.
Phạm tội là một chủ đề lớn và phức tạp. Trong việc tư vấn, thật là quan trọng để phân biệt giữa phạm tội khách quan và chủ quan, mặc dù hầu hết những người được tư vấn đều quan tâm về phạm tội chủ quan. Điều này cũng thật là quan trọng để hiểu được sự dạy dỗ về phạm tội trong Thánh Kinh thế nào.
KINH THÁNH VÀ PHẠM TỘI
Trong Kinh Thánh, từ được dịch là “phạm tội” hoặc “có lỗi”, trong tiếng Hy Lạp ám chỉ đến phạm tội mang tính lý thuyết, và ít có sự khác nhau giữa phạm tội và tội lỗi. Một người có tội khi người ấy không thực hành luật pháp của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chẳng bao giờ đề cập hay ám chỉ đến những cảm giác phạm tội chủ quan.
Kinh Thánh dạy mọi người nên cố gắng làm thức tỉnh những cảm giác phạm tội nơi người khác. Nhiều bậc cha mẹ, thầy cô giáo, những thầy giảng đạo, những nhà truyền giáo, và những người tư vấn rất cố gắng làm thức tỉnh cảm giác phạm tội và điều này sẽ là động cơ, sự kích thích trưởng thành Cơ Đốc, phê phán những người làm điều sai, ngăn chặn sự kiêu ngạo, phòng ngừa sự phạm tội, hoặc kích thích những sự đóng góp về tài chánh. Những điều này rất có ý nghĩa đối với các Cơ Đốc nhân.
Những người không phải là Cơ Đốc nhân bị chỉ trích về các thủ đoạn, sự tranh luận về việc họ làm thức tỉnh những cảm giác phạm tội không lành mạnh. Khi người ta nói về phạm tội, họ thường ám chỉ đến những cảm giác phạm tội chủ quan.
Có phải có khả năng để giúp đỡ người khác giải quyết tội lỗi hoặc phạm tội khách quan của họ mà không cần tạo ra những cảm giác phạm tội không lành mạnh chăng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét về các quan niệm của lòng đau thương có tính chất xây dựng và sự tha thứ.
Lòng đau thương có tính chất xây dựng, còn được gọi là lòng đau thương thiên thượng, là một thuật ngữ được Bruce Narramore sử dụng, ông đặt nền tảng trên Kinh Thánh trong II Cô-rinh-tô 7:8-10 “Chúng tôi không phải chỉ được an ủi vì Tít đến mà thôi, nhưng còn vì sự an ủi mà anh ấy đã nhận được từ anh chị em nữa. Anh ấy đã tường thuật cho chúng tôi biết lòng mong mỏi, sự than khóc, và lòng nhiệt thành của anh chị em dành cho tôi; điều ấy đã làm cho tôi càng vui mừng hơn. Nếu như trong thư trước tôi có làm cho anh chị em đau buồn, thì tôi cũng không hối tiếc. Mà nếu khi trước tôi có hối tiếc, vì tôi thấy bức thư ấy ít nữa cũng đã làm cho anh chị em đau buồn trong ít lâu”. Trong đoạn Kinh Thánh này, Phao-lô đề cập lòng đau thương thiên thượng mang đến sự ăn năn, sự ăn năn hướng tới sự cứu rỗi và không có sự hối tiếc. Lòng đau thương thiên thượng là lòng đau thương có tính chất xây dựng bởi vì nó hướng đến sự thay đổi có tính chất xây dựng, có tính chất lành mạnh.
Narramore nói rằng nhiều Cơ Đốc nhân có thể vượt qua được các vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại của tội lỗi, những cảm giác phạm tội, rồi đến việc ăn năn, có sự khuây khỏa tạm thời, nhưng sau đó lại tái diễn. Đối với người tin Chúa, câu Kinh Thánh “Nếu chúng ta xưng nhận tội lỗi mình, thì Ngài là Đấng thành tín và công chính, sẽ tha thứ những tội lỗi chúng ta và tẩy sạch khỏi chúng ta mọi điều bất chính” (I Giăng 1:9), được họ sử dụng để loại bỏ phạm tội thuộc tâm lý.
Sau khi Phi-e-rơ đã chối Đấng Christ, ông đã khóc lóc đắng cay; ông đã hối hận thật sự, ăn năn thành thật, và một sự khao khát để được thay đổi. Ông đã ăn năn tội mình, đã được thoát khỏi bất kỳ cảm giác lỗi lầm nào, và ông đã biết được rằng ông đã được tha thứ.
Sự tha thứ thiêng liêng là một chủ đề chính trong Kinh Thánh, đặc biệt là trong Tân Ước. Qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jêsus Christ, con người được hưởng sự tha thứ và được hoàn toàn phục hòa trong mối thông công với Đức Chúa Trời.
Mặc dầu một vài đoạn Kinh Thánh đề cập đến sự tha thứ mà không thảo luận đến sự ăn năn, Có những đoạn Kinh Thánh khác lại ám chỉ đến ít nhất hai điều kiện để được Đức Chúa Trời tha thứ. Đầu tiên, tội nhân phải ăn năn, thứ hai, phải vui vẻ để tha thứ cho người khác. Chúa Jêsus đề cập đến điều này ít nhất ba lần trong Kinh Thánh. Người tìm kiếm sự tha thứ phải ăn năn thành khẩn và vui vẻ tha thứ cho người khác.
Hàng triệu người, bao gồm các Cơ Đốc nhân, mỗi ngày họ quên đi Đức Chúa Trời và vì thế tội lỗi đến với họ. Những người này phạm lỗi trước Đức Chúa Trời thế nhưng họ không cảm thấy phạm tội về các hành động của họ.
(còn tiếp)
Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính
CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM
Freeman, Lucy, and Herbert S. Strean. Guilt: Letting Go. New York: Wiley, 1986.
Narramore, S. Bruce. No Condemnation. Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1984.
Oden, Thomas C. Guilt Free. Nashville: Abingdon, 1980.*
Smedes, Lewis B. Forgive and Forget. New York: Harper & Row, 1984.*
Tournier, Paul. Guilt and Grace. New York: Harper & Row, 1962.
Wilson, Earl. Counseling and Guilt. Waco, Tex.: Word, 1987.
* Books marked with an asterisk (*) are especially suited for counselees to read.