CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI (phần 2)

518

CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI (phần 2)

Tiến sĩ Gary Collins

CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA LẦM LỖI

      Phạm tội chủ quan xảy ra khi chúng ta đã vi phạm các chuẩn mực hợp lý, về lý thuyết, về tính người, hoặc những luật lệ của xã hội, và các chuẩn mực đạo đức. Thường hơn, người phạm tội khi đã bị bắt quả tang sẽ e ngại bị trừng trị, hoặc người đó đang kinh nghiệm được những cảm giác phạm tội khách quan.

      Tại sao người ta cảm thấy có lỗi? Có thể có vài nguyên nhân:

1.Kinh nghiệm quá khứ và những sự trông đợi thiếu thực tế.

      Các chuẩn mực của một người về điều gì đúng và sai, tốt và xấu, thường thì được phát triển ở giai đoạn thời thơ ấu. Suy nghĩ và nhận thức của họ phát triển qua quá trình học tập các chuẩn mực từ bố mẹ chúng và từ những người khác. Mỗi đứa trẻ học hiểu được sự khác nhau giữa điều đúng và sai, và chẳng bao lâu sau đứa trẻ ấy sẽ có một sự nhận thức về các sự trừng phạt xảy ra khi nó không vâng lời.

      Nhiều gia đình có các chuẩn mực quá cứng nhắc và quá cao đến nỗi đứa trẻ hầu như chẳng bao giờ đạt đến. Đứa trẻ ít nhận bất kỳ sự khen ngợi hoặc sự khích lệ nào từ bố mẹ chúng, bởi vì bố mẹ chúng chẳng bao giờ hài lòng về chúng. Vì đứa trẻ bị khiển trách, kết tội, bị chỉ trích và bị trừng phạt quá thường xuyên, đứa trẻ sẽ cảm thấy như mình có lỗi và có thể thất bại liên tục sau đó. Như là một kết quả, chúng có những cảm giác tự-khiển trách chính mình, tự-chỉ trích chính mình, cảm thấy mình bị hạ thấp, và có những cảm giác phạm tội tồn tại. Những chuẩn mực nêu trên cũng có thể đến từ mục sư hay những người hướng dẫn trong Hội Thánh, là những người không tán thành và xét đoán chúng, thế nhưng họ lại không cố gắng để hiểu và đưa ra sự hướng dẫn thực tế. Nếu như một người trẻ quyết định chống lại các lời dạy dỗ về đạo đức, sự dạy dỗ của bố mẹ chúng hoặc từ những người khác, có thể đó là những cảm giác phạm tội có điều kiện.

      Khi bọn trẻ trưởng thành hơn, chúng có thể thường xuyên chấp nhận các chuẩn mực của bố mẹ chúng và người khác. Khi các chuẩn mực này cứng nhắc một cách thiếu thực tế, những người trẻ tuổi dường như trông đợi sự hoàn hảo nơi chính mình, tự đưa ra các chuẩn mực mà chúng chẳng bao giờ có thể đạt đến được, lúc đó chúng sẽ trượt vào những cảm giác phạm tội và tự-khiển trách chính mình, theo sau đó là những thất bại không thể tránh khỏi. Những cảm giác phạm tội là một trong những cách mà người ta tự trừng phạt chính mình và tự đẩy chính mình vào việc cố gắng để làm tốt hơn.

      Chẳng hạn như đối với một vài người tham công tiếc việc, họ có vẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những cảm giác phạm tội. Bởi vì việc học tập và những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, những người này cảm thấy sợ hãi rằng họ không thể cung cấp đủ hoặc không ‘lấy lại được thời gian’. Như là một kết quả, họ cố gắng làm việc cực nhọc trong một nỗ lực là phải kết quả nhiều hơn. Một cách vô ý thức, có lẽ họ có hy vọng rằng điều này sẽ giúp họ thoát khỏi cảm giác cảm thấy có lỗi.

      Sự đáp ứng tốt nhất đối với các chuẩn mực thiếu thực tế là chấp nhận các chuẩn mực thực tế. Đức Chúa Trời mong đợi nơi mỗi người luôn cố gắng hướng về mục đích trở thành Cơ Đốc nhân trưởng thành. Ngài không tán thành tội lỗi và sự bất tuân, nhưng Ngài đã sai Con Ngài xuống thế gian, vì thế mọi người có thể nhận được sự tha thứ và cuộc sống sung mãn. Chắc chắn Ngài không muốn một ai nhận lấy sự tự-xét đoán và những cảm giác phạm tội, một thái độ như thế không có nền tảng Thánh Kinh.

  1. Mặc cảm tự ti và áp lực xã hội.

      Thật khó để biết liệu một cảm giác thấp hèn có tạo ra được những cảm giác phạm tội hoặc những cảm giác phạm tội sản sinh được cảm giác thấp hèn hay không. Paul Tournier, trong cuốn sách có sức thuyết phục tổng quát Phạm tội và Ân điển, đã đặt tựa đề cho chương đầu tiên của sách là ‘Sự thấp hèn và phạm tội’. Ông cho rằng có thể không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa phạm tội và sự thấp hèn, ngoại trừ tất cả sự thấp hèn được kinh nghiệm như là phạm tội.

      Tại sao người ta cảm thấy mình thấp kém? Điều này xảy ra vì sự tự-xưng công chính của họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các ý kiến và những lời chỉ trích từ những người khác. Trong cuộc sống mỗi ngày người ta liên tục bị chìm trong bầu không khí với những sự chỉ trích lẫn nhau, vì quá nhiều nên họ không luôn luôn nhận thấy được nó, và họ vô tình thấy được chính mình rất mệt mỏi và sa vào tội lỗi mà không thể thay đổi được. Do đó, áp lực xã hội là nguồn gốc của vô số những cảm giác phạm tội.

3.Sự phát triển lương tâm phạm tội

      Từ “lương tâm” không xuất hiện trong Cựu Ước, có ba mươi mốt lần được đề cập trong Tân Ước và từ này được định nghĩa rõ ràng. Phao-lô đã viết rằng lương tâm là những quy tắc đạo đức thiêng liêng được tạo ra, ‘được viết ra trong’ mọi tấm lòng của con người, và có thể đặt vào trong lòng ta chỉ bởi Đức Chúa Trời, trước khi chúng ta có thể suy nghĩ đến điều đúng hay sai. Thế nhưng lương tâm có thể thiếu nhạy bén không rõ rệt, bởi sự liên hệ với tội lỗi, bởi các sự dạy dỗ về Kinh Thánh đã bị bỏ quên, và bởi vì đã có những ý tưởng xấu xa. Lương tâm có thể là yếu đuối, nhưng chúng có thể mạnh mẽ trở lại. Rõ ràng lương tâm có thể được thay đổi bởi các sự dạy dỗ và các hành động của những người khác.

      Freud, các nhà tâm lý học và các nhà tâm thần học vẫn cho rằng lương tâm được hình thành rất sớm trong cuộc đời của một con người, bởi vì các sự cấm đoán và những sự trông mong từ bố mẹ chúng. Đứa trẻ học biết hành động ra sao để đem lại sự ca ngợi hay sự trừng phạt. Tại giai đoạn đầu tiên này trong cuộc sống, đứa trẻ cũng cảm nhận được sự phạm tội. Khi bố mẹ chúng là những tấm gương tốt, khi căn nhà chúng ấm áp, an toàn, chúng cần được tán thành và có được nhiều sự khích lệ hơn là trừng phạt và chỉ trích chúng. Lúc đó đứa trẻ kinh nghiệm được sự chấp nhận và sự tha thứ. Ngược lại, khi chúng có những tấm gương nghèo nàn về bố mẹ chúng, hoặc sự huấn luyện về đạo đức nhằm trừng phạt, chỉ trích, đầy sợ hãi, và sự đòi hỏi thiếu thực tế, lúc đó đứa trẻ sẽ trở nên giận dữ, cứng rắn, chỉ trích, và tiếp tục chịu nhiều cảm giác có lỗi. Có lúc chúng có thể có sự bạo loạn chống lại những sự dạy dỗ của bố mẹ chúng, và chúng khó chấp nhận những quan điểm thay đổi đến từ những người lớn hơn.

      Khi trưởng thành, bọn trẻ có hướng chuyển dần đến việc cam kết với những ý tưởng mà chúng tin ‘ở trong lòng của chúng’ là đúng. Một người trẻ trưởng thành phản ánh những gì chúng đã được dạy dỗ, cân nhắc các giá trị tốt của những người lão thành, và cuối cùng chúng phải chấp nhận các chuẩn mực riêng của mình. Theo như nhà tâm lý học Lars Granberg “Một lương tâm Cơ Đốc trưởng thành được hướng dẫn từ Kinh Thánh, được khuyến khích thể hiện thành thật về ý tưởng và suy nghĩ được lương tâm chấp thuận, theo những tấm gương tốt của người lớn, từng trải thực tế của lòng tha thứ và lòng ăn năn: chỗi dậy và tiếp tục bước đi mà không chìm đắm trong sự cáo trách bản thân”.

      Nhiều người không đạt tới ý tưởng này; họ được huấn luyện để suy nghĩ cứng rắn về điều đúng và sai, được thuyết phục về những sự thiếu hoàn hảo và những sự không hoàn thiện của cá nhân của họ, sợ hãi về các thất bại hoặc sự trừng phạt, và thiếu sự nhận biết lòng tha thứ trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Những người này tiếp tục chìm đắm trong những cảm giác phạm tội. Những cảm giác phạm tội này xảy ra không phải bởi vì sự đau xót về tội lỗi hoặc đáng tiếc về việc luật pháp không được thực thi; chúng là những dấu hiệu của một người sợ hãi sự trừng phạt, sự đơn độc, hoặc sự tự-đánh giá thấp chính mình. Để ủng hộ chính mình, những người như thế thường cứng nhắc, chỉ trích người khác, không tha thứ, e ngại có những quyết định về đạo đức, độc đoán, và có hướng thể hiện một thái độ của sự đề cao về đạo đức của mình, nhưng bởi vì họ quá thường giận dữ và không vui vẻ, nên họ là những người cần để hiểu và cần được giúp nhiều hơn là chỉ trích.

4.Những anh hưởng siêu nhiên.

      Trước khi con người sa ngã vào tội lỗi, rõ ràng A-đam và Ê-va không có lương tâm, không có sự nhận biết về điều thiện hoặc điều ác, và không có cảm giác về tội lỗi. Tuy nhiên, ngay tức thì sau khi họ bất tuân với Đức Chúa Trời, họ đã nhận ra rằng họ đã làm sai và họ né tránh Đức Chúa Trời. Những cảm giác phạm tội khách quan, chủ quan, thuộc lý thuyết học đã chen vào sự sáng tạo của Đức Chúa Trời.

      Như toàn bộ Thánh Kinh tỏ bày, các chuẩn mực của Đức Chúa Trời là cao và con người chính họ cảm thấy mình thật ngu ngốc nếu như họ xem mình không có tội. Vì vậy, một sự nhận biết về phạm tội khách quan có thể đến từ sự nhắc nhở của Đức Thánh Linh là Đấng nhắc nhở loài người về tội lỗi. Ảnh hưởng siêu nhiên này cho con người nhận biết sự làm sạch tội và tạo sự trưởng thành cá nhân của mỗi con người.

      Sa-tan cũng nỗ lực can thiệp vào cuộc sống của con người trước và sau khi phạm tội. Sa-tan cám dỗ người ta và cố gắng làm họ vấp phạm gây ra nhiều cảm giác phạm tội cho con người; Kinh Thánh nói rằng Sa-tan buộc tội những người tin theo Đức Chúa Trời, nó kiện cáo họ trước mặt Đức Chúa Trời. Có lẽ Sa-tan cũng kích thích những người tin Chúa tiếp tục cảm giác có lỗi và không cảm nhận được sự tha thứ, ngay cả khi họ được Đức Chúa Trời tha thứ lỗi lầm.

CÁC HẬU QUẢ CỦA PHẠM TỘI

      Phạm tội khách quan có thể có nhiều hậu quả khác nhau. Không thực thi luật pháp có thể bị bắt và kết tội. Phạm tội mang tính xã hội có thể đem đến sự chỉ trích từ những người khác. Phạm tội cá nhân thường hướng tới sự tự-chỉ trích và xét đoán. Phạm tội có tính lý thuyết có những hậu quả rất nghiêm trọng, Đức Chúa Trời là Đấng công chính và thánh khiết, Ngài không chấp chứa tội lỗi và Ngài cũng không chấp nhận việc không vâng lời Ngài. Theo như Kinh Thánh Đức Chúa Trời tha thứ và ban cho loài người cuộc sống đời đời khi họ đặt niềm tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng chết thay cho tội lỗi của họ. Tuy nhiên, sự trừng phạt cuối cùng cho tội lỗi là sự chết, cũng có người không tuân theo luật pháp và tránh được sự trừng phạt trong thế gian, nhưng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ đem lại sự công chính cho mọi người.

      Các hậu quả của phạm tội liên quan đến:

1.Suy nghĩ để chống trả.

      Hầu hết người ta sử dụng cơ chế tự vệ để suy nghĩ nhằm chống trả, né tránh để giảm đi những cảm giác lo lắng, thất vọng, và căng thẳng do sự phạm tội gây ra. Những suy nghĩ này có xu hướng bóp méo sự thật một cách nào đó, và thường người ta không ý thức khi sử dụng chúng. Có thể được thể hiện dưới những hình thức như: – Tìm kiếm những cách để khiển trách người khác, giận dữ với người khác; Từ chối hoặc xa lánh người khác; – Lý sự với một nỗ lực để chứng minh những hành động của mình; – Tránh phải đối diện, chịu trách nhiệm đối với điều đã xảy ra do lầm lỗi của mình, từ chối việc xin lỗi.

 2.Các phản ứng tự-xét đoán.

       Những cảm giác phạm tội hầu như luôn luôn làm thức tỉnh những cảm giác lo lắng và tự-xét đoán chính mình về sự thấp hèn, về điểm yếu, sự yếu đuối, về sự đánh giá chính mình thấp, về sự bi quan, và sự thiếu an toàn. Những phản ứng của người phạm tội có thể là: – Có sự tự-trừng phạt chính mình; – Có thể có một thái độ tự-cảm thấy-có-lỗi “Tôi-không-xứng-đáng-được-đối xử-tốt”; – Bất lực để thư giãn, hoặc tránh đi đến các hoạt động thư giãn bởi vì người đó cảm thấy có lỗi và không thể chấp nhận sự tha thứ; -Từ chối để chấp nhận những lời khen ngợi, không vui vẻ với những yêu cầu của những người khác, có sự ức chế tình dục; – Có cơn giận dữ được che giấu bên trong và không được thể hiện ra, hướng người đó tới sự thất vọng, hướng tới những suy nghĩ muốn tự sát; – Tiếp tục ‘hạ thấp chính mình’ và xa lánh những người bạn của họ; – Gây ra tai nạn có thể theo sau những cảm giác phạm tội.

3.Các phản ứng thuộc thể chất.

      Những cảm giác phạm tội, cũng như bất kỳ phản ứng thuộc tâm lý khác, có thể sản sinh sự căng thẳng thể chất. Khi những sự căng thẳng tồn tại trong một người và không được giải phóng thì cơ thể yếu dần. Nghiên cứu gần đây đã tìm ra các hậu quả thuộc sinh lý học về sự tự-khiển trách tích lũy trong nhiều năm, tự khiển trách chính mình trong một giai đoạn đủ-dài, cơ thể bị ảnh hưởng trầm trọng, trở nên xấu đi. Chịu đựng gánh nặng phạm tội có thể khó khăn nhiều hơn chịu đựng được nỗi đau thể chất.

4.Nỗi đau đạo đức.

      Có lẽ hàng ngàn bài báo được viết về chiến tranh Việt Nam và những vết sẹo về cảm xúc vẫn còn nằm trong nhiều cựu chiến binh quân đội Hoa Kỳ. Nhiều người đã thấy được nhiều sự man rợ quá mức, sự tàn nhẫn, và bạo lực; chính họ có thể đã chịu một vài điều tàn nhẫn ấy. Theo thống kê, một trong năm cựu chiến binh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự căng thẳng, rối loạn bên trong họ; nó thể hiện không chỉ căng thẳng về tâm lý mà còn về nỗi đau đớn đạo đức. Mặc cảm phạm tội không thể bị thải hồi nhanh chóng, bởi vì những kinh nghiệm của họ với bạo lực. Nhiều cựu chiến binh vẫn còn cảm thấy một lỗi lầm cùng với sự xấu hổ, sự lúng túng, thất vọng, giận dữ, những sự trống rỗng, nỗi sợ hãi, mất tình thân, và một bất lực để tin cậy những người khác. Nhiều cựu chiến binh kinh nghiệm một ‘phiền não đau đớn về đạo đức’ sâu sắc, xuất hiện từ thực tế đã dính líu với các hành động gây ra những hậu quả ghê gớm và có thực.

      Không có phương cách nào để xóa bỏ nhanh chóng nỗi đau ấy – người chết luôn là người chết, người tàn tật mãi mãi là tàn tật, và không có phương cách nào để khước từ trách nhiệm hoặc phủ nhận việc đáng bị khiển trách của người nào. Những sự nhận ra này tồn tại trong suy nghĩ của những người đang sống trong nỗi đau đạo đức.

      Các lỗi lầm mà một người sai phạm thường chuyển hóa trực tiếp đến nỗi đau của những người khác. Nhiều người cố gắng nhưng họ thất bại để nhận sự giúp đỡ từ những người tư vấn, thế nhưng không có ý tưởng hoặc không thể nào giúp đỡ những người chịu đựng gánh nặng có lỗi khi họ tìm đến sự tư vấn.

 5.Sự ăn năn và sự tha thứ.

      Các hậu quả của những cảm giác phạm tội không phải tất cả là tiêu cực. Một vài người đã học chấp nhận các lỗi lầm, và trưởng thành từ những lỗi lầm ấy, để ăn năn trước mặt Đức Chúa Trời và trước những người khác, và để nghỉ ngơi với sự hài lòng trong sự đảm bảo: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành-tín công-bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian-ác”.

(còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính


CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

Freeman, Lucy, and Herbert S. Strean. Guilt: Letting Go. New York: Wiley, 1986.
Narramore, S. Bruce. No Condemnation. Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1984.
Oden, Thomas C. Guilt Free. Nashville: Abingdon, 1980.*
Smedes, Lewis B. Forgive and Forget. New York: Harper & Row, 1984.*
Tournier, Paul. Guilt and Grace. New York: Harper & Row, 1962.
Wilson, Earl. Counseling and Guilt. Waco, Tex.: Word, 1987.
* Books marked with an asterisk (*) are especially suited for counselees to read.

Bài trướcĐăk Nông: Trại Thể Thao Tin Lành  
Bài tiếp theoNam Lâm Đồng: Lễ Ra Mắt Công Nhận Chi Hội Bơ Sar