CHƯƠNG 10: PHẠM TỘI (phần cuối)
Tiến sĩ Gary Collins
NGĂN NGỪA PHẠM TỘI
“Hãy để lương tâm bạn hướng dẫn bạn” là một lời trích dẫn thường xuyên được lặp đi lặp lại, nhưng lời trích dẫn này không phải là nguyên tắc sống khôn ngoan. Như chúng ta thấy các chuẩn mực riêng lẻ về đạo đức của mỗi người là khác nhau. Chuẩn mực đạo đức khác nhau, bởi vì sự dạy dỗ đạo đức khác nhau, và những sự trông mong từ bố mẹ của mỗi người có sự ảnh hưởng sâu sắc khác nhau trên suy nghĩ của một người về điều đúng và điều sai. Vì vậy, nơi bắt đầu sự ngăn chặn những suy nghĩ phạm tội không lành mạnh là từ khi một người còn ở với bố mẹ họ.
1.Giúp đỡ cha mẹ dạy dỗ các giá trị.
Trẻ em (cũng như người lớn) học hỏi từ những điều mà chúng nghe được và từ môi trường xung quanh. Nếu như bố mẹ chúng hoặc các thầy cô giáo tỏ ra cứng nhắc, xét đoán, đòi hỏi, và không tha thứ, trẻ em cảm thấy như đó là những thất bại. Điều này làm thấm nhuần những cảm giác phạm tội. Bố mẹ chúng có thể được giúp đỡ để ngăn chặn những cảm giác phạm tội không lành mạnh và khuyến khích phát triển lương tâm trong lòng bọn trẻ nếu như họ có sự hiểu biết nào đó về phát triển lương tâm như đã được nói. Dạy dỗ bọn trẻ thấm nhuần một sự cam kết, một lời hứa đối với Kinh Thánh và nhấn mạnh nguyên tắc bao gồm tình yêu thương bất diệt, sự khích lệ, và lòng tha thứ. Khi những cảm giác phạm tội được cột chặt quá với sự tự-đánh giá chính mình, cần theo những hướng dẫn về sự ngăn chặn được liệt kê trong chương 21.
2.Giúp đỡ người khác tìm thấy các giá trị.
Một nhà văn nói rằng có nhiều người từ chối hoặc làm ngơ các giá trị truyền thống, nhưng lại có khó khăn trong việc tìm kiếm các phương cách để thay thế chúng. Ông viết “Chúng ta bị bao quanh bởi các hệ thống giá trị khác nhau và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, sự hoang mang hoặc sự không chắc chắn về các giá trị là phổ biến, và điều này hướng tới làm tăng mâu thuẫn bên trong cá nhân và sự thiếu đảm bảo cá nhân”. Các nền văn hóa ngày nay có tác động tạo ra sự hoang mang về đạo đức và sự không đảm bảo về đạo đức, có quá nhiều người đối diện với những sự hoang mang nầy.
Các tôn giáo có thể đã cố gắng để đặt để những giá trị về đạo đức. Tôn giáo thường hướng tới sự kết tội của những người không tuân theo các tục lệ xã hội và phạm các tội khách quan, điều này như là một mục đích khiến những người đang bị hoang mang tìm kiếm.
Hội Thánh có thể chia sẻ sự hoang mang cho nhiều người, giúp đỡ người ta kiếm tìm các chuẩn mực đạo đức thích đáng, nhận được các sự dạy dỗ và sống theo sự hướng dẫn của Thánh Kinh.
3.Giúp đỡ các tín hữu hiểu được các giá trị.
Trong Hội thánh, các Cơ Đốc nhân cần phải được giúp đỡ để hiểu về các chuẩn mực siêu nhiên, các tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời. Mỗi người tín hữu cũng nên nhận ra rằng Đức Chúa Trời hiểu được những sự yếu đuối của con người và Ngài vui lòng sẵn sàng tha thứ khi họ sa ngã. Tín đồ cũng cần cố gắng để hiểu sự khác nhau giữa những cảm giác phạm tội và nỗi đau thương có tính chất xây dựng.
Cũng có giá trị trong việc khuyến khích nhiều người kiểm tra những sự mong ước cá nhân của họ và các chuẩn mực về điều đúng và điều sai. Nhắc nhở những người khác học biết về sự tha thứ qua kinh nghiệm và thực hành sự tha thứ. Nếu như những người trong Hội Thánh có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời trong sự tha thứ lẫn nhau, có thể nhận sự tha thứ từ Đức Chúa Trời và giảm đi sự cay đắng trong các suy nghĩ phạm tội. Khi người ta cố gắng tuân theo luật pháp, đáp ứng những sự trông mong từ xã hội, và làm điều mà Đức Chúa Trời muốn, thì họ ít khi phạm tội khách quan, do đó ngăn chặn sự phát triển của nhiều cảm giác phạm tội chủ quan.
Tất cả những cảm giác phạm tội không hoàn toàn là xấu. Nhiều khi những cảm giác này kích thích chúng ta xưng tội mình ra và hành động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi những cảm giác này tồn tại như là những kinh nghiệm đang được phân tích, chúng có thể gây tổn thương. Những cảm giác phạm tội thương tổn như thế thì chúng ta tìm cách ngăn chặn và loại bỏ chúng.
KẾT LUẬN
Các chuẩn mực của Đức Chúa Trời là hoàn hảo vì Ngài chẳng bao giờ phạm tội. Chúa Jêsus chẳng bao giờ dừng các chuẩn mực của Ngài khi Ngài nói chuyện với người phạm tội. Khi đối diện với người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Jêsus bảo bà hãy đi và đừng phạm tội nữa, với hy vọng rằng lối sống của bà sẽ thay đổi một cách triệt để. Như người đàn bà này, mọi con người thường hay vấp phạm, không ai có thể đạt đến sự hoàn hảo trong đời sống mình. Con người chỉ được Đức Chúa Trời chấp nhận và được Ngài tha thứ vô điều kiện khi họ ăn năn, xưng tội mình với Ngài. Chỉ có Đấng Christ làm thay đổi đời sống của các tín đồ để họ đạt đến các chuẩn mực thiêng liêng và Ngài giúp đỡ con cái Ngài có thể đạt đến sự hoàn hảo mỗi ngày.
Hầu hết các vấn đề được thảo luận trong cuốn sách này sẽ liên quan tới con người với tội lỗi của chính họ. Những người tư vấn có thể tham khảo để có thể cùng làm việc và giúp đỡ những người khác có thể từ bỏ hay tránh được tội lỗi. Các sự giải quyết nan đề phạm tội không được tìm thấy trong lãnh vực tâm lý học, mà nó được tìm thấy chỉ trong những sự dạy dỗ Thánh Kinh về sự tha thứ. Bởi vì Đức Chúa Trời tha thứ, chúng ta có thể tha thứ, tội lỗi của chúng ta có thể được cất bỏ, và có phương cách được đưa ra để giải quyết những cảm giác phạm tội của con người.
Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính
CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM
Freeman, Lucy, and Herbert S. Strean. Guilt: Letting Go. New York: Wiley, 1986.
Narramore, S. Bruce. No Condemnation. Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1984.
Oden, Thomas C. Guilt Free. Nashville: Abingdon, 1980.*
Smedes, Lewis B. Forgive and Forget. New York: Harper & Row, 1984.*
Tournier, Paul. Guilt and Grace. New York: Harper & Row, 1962.
Wilson, Earl. Counseling and Guilt. Waco, Tex.: Word, 1987.
* Books marked with an asterisk (*) are especially suited for counselees to read.