CHƯƠNG 9: SỰ GIẬN DỮ (PHẦN CUỐI)

870

CHƯƠNG 9: SỰ GIẬN DỮ (PHẦN CUỐI)

Dr. Gary R. Collins

 

TƯ VẤN VÀ SỰ GIẬN DỮ

      Cơn giận của một người có thể hướng tới cách cư xử lầm lỗi và có thể làm tổn thương người khác về thể chất, về tâm lý, thuộc linh, và cả về lãnh vực xã hội nữa. Sự tự-đánh giá chính mình hoặc muốn duy trì cương vị và phẩm cách của mình, vài người từ chối để hành động, những hành động này có thể thay đổi được những tình huống sản sinh-cơn giận và đánh giá được sự hiểu nhầm.

      Những người đang có sự giận dữ đến với tư vấn trong những ý định và suy nghĩ khác nhau. Có nhiều người như có thích thú trong sự hằn thù và tồn tại những cảm giác bực tức ấp ủ. Có người cảm thấy mạnh mẽ, tốt hơn và đúng hơn khi thể hiện cơn giận. Cũng có một số người muốn giải quyết cơn giận cách trưởng thành.

      Việc tư vấn không giúp đỡ gì nhiều cho người thích giận dữ, bởi vì họ có ít sự khao khát để được thay đổi hoặc không muốn thay đổi. Trong mọi trường hợp tư vấn, cần chuẩn bị cho người được tư vấn những động cơ và sự khao khát thay đổi, để có thể hướng sự thảo luận đi xa hơn về chính con người của họ.

      Khi có một sự khao khát được thay đổi, việc tư vấn có thể có vài hình thức sau:

  1. Giúp đỡ những người được tư vấn chấp nhận cơn giận.

      Khi cơn giận bị nén lại, sẽ chẳng bao giờ bị loại ra ngoài. Thách thức khó khăn nhất trong việc tư vấn là giúp đỡ họ thấy và chấp nhận rằng họ đang giận dữ. Một sự chấp nhận như thế có thể làm cho người ta sợ hãi, đặc biệt là đối với những người đang giận một người thân yêu của mình, hoặc đối với những người nghĩ rằng tất cả cơn giận dữ đều sai. Có thể giúp ích để chỉ ra cơn giận là cảm giác phổ biến được đặt để trong mọi con người, hầu hết mọi người khó có thể tự chủ, hay điều khiển chính mình thường xuyên. Các dấu hiệu che giấu cơn giận như là: thất vọng, các triệu chứng về thể chất, sự chỉ trích, xu hướng nói xấu, không hợp tác, thiếu sự nhẫn nại, hoặc những cách cư xử tương tự như thế. Sau khi nghe một vài bằng chứng, người được tư vấn có thể vẫn không chấp nhận là họ đang giận, nhưng có thể họ sẽ nhận ra sau đó.

  1. Giúp đỡ những người được tư vấn thể hiện cơn giận.

      Một người đang giận dữ tìm cách trút bỏ lòng hận thù bằng cách như hò hét, quát tháo, nghiền nát một vật gì hay muốn thoát ra khỏi một khung cảnh nào đó, những nỗ lực đó làm tăng thêm những cảm giác giận dữ. Có bằng chứng về sự làm thông cơn giận, thể hiện cơn thạnh nộ, cơn giận dữ bùng nổ, và tiếp tục nói về cơn giận, tất cả đều hướng tới làm tăng cơn giận thay vì làm giảm cơn giận.

      Thể thao và những sở thích thỉnh thoảng có thể là các phương cách để chuyển tiếp năng lượng. Nhà tâm lý học Cơ Đốc Archibald Hart đề nghị cố gắng giải quyết những thương tổn và cơn giận khi chúng xuất hiện, giải quyết chúng ngay. Điều này giữ cơn giận khỏi phát triển. Tự hỏi chính mình có cảm thấy e ngại hoặc sợ hãi khi cơn giận được chứng tỏ không. Khi ai đó làm tổn thương đến bạn, hãy hỏi người đó tại sao và điều gì xui giục họ làm tổn thương và khiến cho bạn giận dữ. Hãy nói cho ai đó rằng bạn quan tâm đến việc người đó đã làm tổn thương đến bạn và khiến bạn giận dữ. Lắng nghe và chấp nhận bất kỳ lời giải thích hoặc lời xin lỗi có thể được đưa ra và cố gắng tha thứ. Cũng hãy nhận ra người khác cũng có những hành động tương tự, cố gắng để hiểu mọi lý do. Tất cả điều này có thể giúp đỡ những người được tư vấn, giúp họ trước tiên là giảm cơn giận và sau đó nói về cơn giận.

  1. Giúp đỡ những người được tư vấn xem xét các nguồn giận dữ.

      Cần thiết ban đầu nêu câu hỏi “Những điều gì khiến cho bạn giận dữ?” Hỏi cách cụ thể hơn: “Bạn nhớ gì và hãy nói ra về những lúc khi bạn đã thật sự giận dữ bạn thể hiện như thế nào và sau đó thế nào?” Trong sự thảo luận người được tư vấn và người cố vấn có thể nhận thấy được điều đã gây ra các cảm giác giận dữ, khi chúng xuất hiện, chúng được thể hiện và được giải quyết ra sao. Trong việc xem xét các nguồn giận dữ, cũng xem xét các nỗ lực để xin lỗi. Người được tư vấn có thể tránh đối diện với nguồn thực tế của cơn giận qua các việc đổ lỗi cho truyền thông hoặc tập quán.

      Những người được tư vấn có thể được yêu cầu học và nhớ các câu hỏi để tự hỏi chính mình khi họ cảm thấy giận dữ:

      – Điều gì khiến tôi cảm thấy giận dữ?

      – Tại sao tôi không có cảm xúc khác hơn là cảm thấy giận dữ?

      – Có phải tôi đang bất mãn về tình huống hoặc về người đang làm tôi giận dữ chăng?

      – Có phải có điều gì đó trong tình huống này khiến tôi sợ hãi, khiến tôi cảm thấy e ngại hoặc tôi bị xem thường không?

      – Có phải cơn giận của tôi đã xuất hiện bởi vì tôi đã có vài điều trông đợi thiếu thực tế chăng?

      – Những người khác, bao gồm người khiến tôi giận dữ, nhìn nhận tình huống này ra sao?

      – Có phải có một cách khác để nhìn nhận tình huống xảy ra không?

      – Có phải có những điều mà tôi có thể làm để thay đổi tình huống giúp làm giảm cơn giận của tôi không?

      Cơn giận không đi khỏi nhanh chóng, nó tồn tại lâu trong một con người và xuất hiện với các triệu chứng về thể chất. Cơn giận gây ra những sự mất mát. Mọi cơn giận đã xảy ra cần được nhận biết, được xem xét, và được đánh giá lại và nhận định về những ảnh hưởng và những tác hại của nó.

 

  1. Tập trung vào sự khiêm nhường, sự ăn năn, và sự tha thứ.

      Việc dạy dỗ người ta chấp nhận và đánh giá cơn giận của họ có thể là những bước đầu tiên tốt đẹp để giải quyết vấn đề, thế nhưng, đó không phải là những cách giải quyết lâu dài. Những người được tư vấn phải được giúp đỡ để kiểm soát được cơn giận. Lòng khiêm nhường, lòng ăn năn, và lòng tha thứ là những yếu tố căn bản giải quyết các vấn đề về cơn giận.

      a.Lòng khiêm nhường. Đây có thể là sự mềm mại chấp nhận những điều khiến đang giận dữ, những sự yếu đuối và những hành động sai quấy khi giận dữ. Một vài người rõ ràng thích duy trì cơn giận hơn là mạo hiểm chấp nhận sự yếu đuối hoặc thất bại của họ. Tuy nhiên, nhiều người vui vẻ chấp nhận thực tế về cơn giận của họ cùng với có mặt những ảnh hưởng tội lỗi.

      b.Lòng ăn năn. Kinh Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của sự ăn năn trước Đức Chúa Trời và trước những người khác. Khi nào một người có lỗi ăn năn trước mặt Đức Chúa Trời, nói với Ngài tất cả mọi điều, nói một cách thành thật rằng họ đang giận dữ và chấp nhận xin lỗi về các hành động gây gổ của họ; thì sau đó họ có thể biết chắc chắn rằng họ đã được tha thứ. Nếu như một người hối cải trước một hay nhiều tín hữu, thì các tín hữu đó có thể ủng hộ, tha thứ, khích lệ và cầu thay cho người đó.

  1. Tha thứ. Một vài người biết và nhận thức được rằng họ được tha thứ khi họ thành thật ăn năn, “Nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là Đấng thành tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta mọi điều bất chính” (I Giăng 1:9).

      Không những nhận được sự tha thứ, mọi người cần cầu xin để có lòng tha thứ người khác. Tha thứ người khác là một điều khó thực hiện, đặc biệt trong các tình huống thiếu sự công bằng. Tín đồ cần được Chúa giúp đỡ trong việc từ bỏ những cảm giác trả thù, những cảm giác ghen ghét, và Chúa ban cho lòng rộng rãi có khả năng chấp nhận người khác và phục hồi mối quan hệ đổ vỡ. Khi một người học được sự tha thứ, có thể chấp nhận tha thứ người khác, lúc đó họ được tự do khỏi nhiều tổn thương và những thất vọng ở quá khứ. Sự ban cho và nhận lãnh sự tha thứ giúp cho một người ít bị sa lầy bởi cơn giận, có thể tập trung những năng lực của họ vào người khác, và họ sẽ quan tâm nhiều các hoạt động lành mạnh. Có lòng tha thứ có thể là bước rất quan trọng để giải quyết cơn giận và giúp người ta bỏ đi lòng cay đắng của họ.

  1. Dạy dỗ về sự tự chủ.

      Một người tự chủ có thể kiểm soát được cơn giận dữ của chính mình. Điều này có thể làm hạn chế nhiều sự sai lầm gây nên những hối tiếc sau đó. Bốn phương cách sau giúp đỡ những người được tư vấn có được sự tự chủ khi đối diện với cơn giận.

      a.Trưởng thành Thuộc linh. Điều này là một tiến trình đang tiếp diễn. Sự tiết-độ là một trong những bông trái của Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22). Tín đồ chân thật luôn được Đức Thánh Linh hướng dẫn làm giảm các sự xung đột, đố kỵ, những cơn giận dữ, và tránh các việc làm xác thịt.

      b.Kiềm chế các phản ứng. Nên có thời gian suy nghĩ trước mọi phản ứng. Kinh Thánh dạy rằng “Lời đáp êm-nhẹ làm nguôi cơn-giận; Còn lời xẳng-xớm trêu thạnh-nộ thêm.”

      c.Tránh suy nghĩ giận dữ trong đầu. Một số người luôn tìm kiếm điều tồi tệ nhất trong hầu hết mọi tình huống. Họ không ngớt chỉ trích, luôn luôn tiêu cực, và luôn luôn thù hằn. Nhiều người sa vào sự xếp đặt trước các tiêu cực trong đầu, có thể rơi vào tình trạng được gọi là một “cái bẫy thù hằn”. Thánh Kinh dạy chúng ta: “suy nghĩ về mọi đều chơn-thật, công-bình, thanh-sạch, đều chi có nhơn-đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến”. Những suy nghĩ như thế sẽ giúp người ta có thể nuốt được cơn giận, sự cay đắng, và lòng hận thù. Sứ-đồ Phao-lô đã có trước khẳng định đó trong đầu cùng với thái độ cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Ông đã tránh được sự tư lự trong cơn giận, ngay cả khi các tình huống thiếu công bằng và khó khăn đối với ông.

  1. Nói ra điều mình đang cảm nhận. Khi đối diện với cơn giận, nên sử dụng các câu nói như sau: “Tôi bị tổn thương vì điều mà bạn đã làm đối với tôi.” “Tôi cảm thấy thất vọng,” hoặc “Tôi đương giận và tôi sẽ xem xét điều mà bạn đã nói”… tất cả đều nói lên tình trạng đương giận, tất cả đều là các lời nói không trách cứ và thể hiện những cảm giác không gây gổ, tiết-độ, cũng không làm tổn thương đến người khác, và không đang suy ngẫm về những ý tưởng thù hằn.
  2. Xây dựng một quan niệm tư duy lành mạnh về mình. Sự giận dữ bao gồm lòng hận thù được gia hạn, một người cảm thấy mình bị khinh chê, thiếu an toàn, và thiếu sự tự-đánh giá chính mình, họ thường phản ứng với sự giận dữ và các cố gắng để khẳng định mình cao hơn. Điều đó có thể hướng tới các sự tranh cãi, củng cố chính mình và cố gắng chê bai người khác.

      Những người được tư vấn tốt có thể kiềm chế cơn giận của họ, khi họ được giúp đỡ để phát triển sự tự-đánh giá chính mình cách lành mạnh, được đặt nền tảng trên giá trị của chính họ. Khi trang bị một quan niệm tự đánh giá cứng rắn mạnh mẽ, thì sẽ rất dễ dàng kiểm soát được cơn giận.

      Các Cơ Đốc nhân nhận ra rằng mình là tội nhân, được Đức Chúa Trời cứu chuộc và trở nên con cái Ngài, được Ngài ban cho chúng ta mọi điều mà chúng ta không xứng đáng nhận lãnh. Đây có thể là điều căn bản hình thành một quan niệm lành mạnh, và có thể phát triển sự tự đánh giá trên quan niệm đó.

      Tất cả các lời đề nghị cho việc tư vấn này được viết ra để giúp đỡ người khác giải quyết cơn giận mà không cần sự nỗ lực và cố gắng trút cơn giận. Đối phó với cơn giận có thể một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Nổi giận nhất là đi chung với sự gây gổ công khai không ích lợi gì, nó có thể làm tăng mạnh mẽ chính những cảm giác giận dữ và gây ra nhiều hậu quả tai hại khác.

NGĂN CHẶN CƠN GIẬN

   Cơn giận là một cảm xúc tự nhiên, không thể và không nên được loại bỏ hoặc ngăn chặn. Tuy nhiên, có vài phương cách để ngăn chặn sự giận dữ mang tính cách thiếu lành mạnh, mang tính hủy phá, và không theo như Thánh Kinh dạy dỗ.

  1. Dạy dỗ về Kinh Thánh.

      Kinh Thánh không cho một giải pháp lớn để giải quyết cơn giận. Nhưng có những sự dạy về sự tiết độ và các gương mẫu trong sự đối diện với các sự thất bại và tình huống phát sinh giận dữ. Sự dạy dỗ này được nhắc lại nhiều lần cùng với cơn giận giúp tránh được các ảnh hưởng mang tính phá hủy kéo dài của cơn giận và lòng hận thù.

2. Tránh các tình huống và những người làm thức tỉnh-cơn giận.

      Mỗi người cần có những kinh nghiệm để đối diện trực tiếp với thất vọng và các tình huống phát sinh giận dữ. Tuy nhiên, với những người hay chỉ trích, người nóng nảy hoặc những người có vẻ làm thức tỉnh cơn giận không cần thiết, ta nên tránh né họ trong một cố gắng để duy trì sự bình yên, không lâm vào các tình huống có thể phát sinh giận dữ.

  1. Học để đánh giá lại các tình huống.

      Thật là khó kiểm soát các cảm xúc, nhưng mỗi người có thể kiểm soát được những suy nghĩ tạo ra những cảm giác. Ở nhà, cũng như tại nhà thờ và trường học, người ta có thể được dạy dỗ bằng lời nói và bằng các ví dụ để đánh giá mỗi tình huống thức tỉnh-giận dữ. Họ có thể học biết cơn giận thường xuất hiện khi có thương tổn, nản lòng, và thất vọng. Họ có thể học đáp ứng cách nhẹ nhàng, không trách cứ ai, không phản ứng quá mức, hoặc không nói những lời có thể hối tiếc sau đó. Sự hướng dẫn về các vấn đề này có thể có ích, người ta sẽ học tập cách hạn chế cơn giận, cũng học bằng cách nhìn xem những người khác để có được nhiều kinh nghiệm về sự điều khiển-cơn giận.

4. Xây dựng giá trị bản thân

      Có thể bảo vệ chính mình bằng cách duy trì sự kháng cự với sự giận dữ đến từ lòng tự trọng. Giá trị bản thân giúp điều khiển được cơn giận của chính mình và hạn chế tính hủy phá của nó. Cơ Đốc nhân nhận thức giá trị của chính mình, ít khi họ nổi giận và cũng có khả năng điều khiển được cơn giận phát sinh.

5. Tránh sự nghiền ngẫm.

      Khi người ta đương giận, họ thường ngẫm nghĩ suốt một ngày về các nguyên nhân tại sao họ giận dữ. Khi sự hay tư lự này tiếp tục, các nguyên nhân gốc của nó thường bị thổi phồng với những quy mô sai trật. Điều đó có thể gây ra làm tăng cơn giận. Bởi vì những suy nghĩ đó mang tính phá hủy, nó phải được kháng cự và được thay thế bởi những suy nghĩ lành mạnh khác. Thông điệp này nên được dạy dỗ và nhắc nhở thường xuyên trong Hội Thánh và ở tại nhà. Sự dạy dỗ như thế có thể ngăn chặn được sự tăng dần cơn giận gây tổn thương.

  1. Học đối đầu.

      Mâu thuẫn và sự không đồng ý là một phần của cuộc sống không thể tránh khỏi. Vì vậy, người ta có thể được dạy dỗ để nói với nhau thế nào, cảm thấy thế nào, họ muốn cái gì, và họ nghĩ cái gì. Học để có thể nói ra sự thật một cách nhẹ nhàng và với lòng yêu thương. Khi người ta học biết giao tiếp thành thật và hiệu quả, tạo ra được một sự ngăn chặn và làm giảm cơn giận mang tính phá hủy.

  1. Để Đức Thánh Linh kiểm soát.

      Như chúng ta thấy cơn giận không thể điều khiển, được liệt kê trong Kinh Thánh như là một trong các việc làm của xác thịt. Tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ, người ta tránh được tội lỗi và có khao khát để được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Có thể là một bước tiến chậm chạp nhưng sẽ có được sự trưởng thành thuộc linh, có sự tiết-độ, và một xu hướng chắc chắn giảm sút về cơn giận và lòng thù hằn. Việc cam kết cuộc sống ở dưới sự điều khiển của Đức Thánh Linh mỗi ngày là nền tảng của một Cơ Đốc nhân, điều này đem lại hiệu quả để ngăn chặn mọi cơn giận mang tính phá hủy.

KẾT LUẬN

    Cơn giận, cảm giác giận dữ là nghiêm trọng khi nó mang những tinh chất phá huỷ. Nó làm hỏng những mối quan hệ giữa những con người, hay ngấm ngầm thúc giục những sự trả thù, hoặc những sự đè nén gây ức chế có thể bùng phát một cách mãnh liệt, phá hoại nhiều hơn. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của nó, mọi người cần có những biện pháp ngăn chặn, phóng ngừa cho chính mình. Không có một phương pháp chung nào được nêu ra vì những nguyên nhân không bao giờ được xác định rõ ràng, việc tự nhận biết bản thân mình, học tập những cách cư xử cùng những cách giao tế giảm sự căng thẳng là cần thiết cho mọi người để có khả năng tự chủ khi đối diện với các tình huông gây giận giữ. Cũng cần có sự rút kinh nghiệm về những cách thể hiện sự giận dữ để có thể giữ được bình tỉnh khi phải đối đầu với nó. Cơ Đốc nhân trong sự tin cậy nơi Chúa Jêsus, nhận được sự đổi mới và hướng dẫn bởi Chúa Thánh Linh, họ có thể cư xử phù hợp khi gặp các tình huống gây giận dữ, họ có thể bùng nổ sự giân dữ trong những mục đích điều chỉnh mọi sự không công bằng hay chống trả với tội lỗi.

 (Hồ Kim Quốc dịch- Trịnh Phan hiệu đính)

CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

Cosgrove, Mark. Counseling and Anger. Waco, Tex.: Word, 1988.
Hart, Archibald D. Feeling Free. Old Tappan, N.J.: Revell, 1979.*
Tarvis, Carol. Anger: The Misunderstood Emotion. New York: Simon & Schuster, 1982.*
Warren, Neil Clark. Make Anger Your Ally. Garden City, N.Y.: Doubleday, 1983.*
Wilkers, Peter. Overcoming Anger and Other Dragons of the Soul. Downers Grove, Ill.: InterVarsity, 1987.*

Bài trướcLựa Chọn Nào – 24/10/2024
Bài tiếp theoĐắk Lắk: Bổ Nhiệm Quản Nhiệm Chi Hội Dliê Yang