Châu Âu trước cuộc cải chánh đầy nhiễu nhương và phân hóa. Cuộc phục hưng văn hóa nghệ thuật đã phục hồi thuyết nhân bản (Humanism). Các học giả Châu Âu đã quảng bá văn chương cổ điển. Nguyên văn Kinh Thánh (Hebrew và Greek) được dịch ra tiếng Anh và tiếng Đức làm cho sách Thánh (Holy Bible) được phổ biến như là tài sản chung của mọi người, không còn dành riêng cho hàng tăng lữ trong Giáo hội.
Những cuộc đấu tranh và hy sinh của John Wycliffe, John Hus, những quan điểm dân chủ của John Calvin và Zwingly hầu như đã dọn đường sẵn cho cuộc cải chánh. Martin Luther không chủ trương thoát ly, dù sao ông vẫn còn yêu Giáo hội La Mã. Ông chỉ muốn cải tổ và sửa đổi để Giáo hội trở nên tốt hơn, dù cho ông dám công khai tuyên chiến với Giáo hoàng và hàng ngũ phẩm trật của Giáo hội (95 luận đề và thư gởi Giáo hoàng Leo X của Luther). Martin Luther có 03 chữ vàng thần học làm nguyên tắc sống của ông, ấy là:
– “Chỉ bởi ânđiển” (Sola Gratia)
– “Chỉ bởi đức tin” (Sola Fide)
– “Chỉ bởi Lời Đức Chúa Trời” (Sola Scriptura)
Ông nói rằng: không có việc lành nào cho người chưa tin để được xưng công bình và được cứu rỗi trước mặt Đức Chúa Trời. Chỉ có đức tin, chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời qua Đấng Christ và Lời Ngài mà một người mới xứng đáng và đầy đủ để được xưng công bình, và được tự do làm mọi việc lành theo ý Đức Chúa Trời. Về thần học, Luther thiên về Augustine, và triết học thì ông có tư tưởng của E.Kant sau này. Tuy nhiên, chủ nghĩa lý tưởng của Đức (Idealism) và tư tưởng cải chánh của Luther không xa rời nhau, nghĩa là ý chí tự do của con người vẫn là quan trọng để chấp nhận chủ quyền quản trị của Đức Chúa Trời (The Freedom of a Christian)
Nhân dịp KỶ NIỆM 500 NĂM CẢI CHÁNH GIÁO HỘI (1517 – 2017), Ban Tu thư Tổng Liên Hội biên soạn một bộ sách gồm cuốn gửi đến quý tôi con Chúa cùng tham khảo trong nội bộ.(60.000đ trọn bộ 03 cuốn).
Địa chỉ liên hệ với Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục có ở các nơi sau đây:
VP Tổng Liên Hội
155 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
ĐT: (028) 6659-4588; 091-385-5208
Cơ sở 2 Tổng Liên Hội
633 đường 3/2, Quận 10, Tp. HCM
ĐT: (028) 3957-5255; 091- 802-9547
30 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang
ĐT: (0258) 381-0200; 098-333-6200
270 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng
ĐT: (0236) 375-2757; 090-381-2483
87 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Tp. Cần Thơ
ĐT: (0292) 3601-904; 0126-722-8383
Liên hệ đăng ký Văn phẩm Cơ Đốc:
ĐT: 091-821-8152
Email: uybancdgd@gmail.com
Email: nguyendinhtin52@gmail.com
_________________
Web: www.httlvn.org