Bài thứ 295: Trộm Cắp

727

Đọc Xuất Ai-cập ký 20:1-17

Câu căn bản: Con không được trộm cắp.  Câu 15.

 

 

Suy niệm:  Thương yêu người lân cận hay người thân gần đòi hỏi ta không những phải quý sinh mạng của người ấy ( Điều Răn thứ sáu), coi trọng hôn nhân của người ấy ( Điều Răn thứ bẩy ), nhưng còn phải bảo vệ tài sản và quyền lợi của người ấy bằng cách không xâm phạm  nữa  ( Điều Răn thứ tám ).

Sự cám dỗ lấy cắp là lòng tham muốn đoạt lấy cái gì mà người khác sở hữu. Sở dĩ có như thế là vì con người kể từ khi phạm tội sa ngã, luôn luôn trong bản năng muốn có nhiều hơn những gì mình đã có, và còn muốn có hơn người khác nữa. Cuộc chạy đua đó đưa đến chỗ ganh ghét nhau. Đây cũng là tính chất kiêu ngạo của Sa-tan khi nó nổi loạn chống Chúa. Đó cũng là kiêu ngạo của Ca-in khi giết A-bên, và kiêu ngạo của Rê-bê-ca và Gia-cốp khi hai mẹ con toa rập chiếm đoạt quyền trưởng nam của Ê-sau.

Điều Răn thứ tám: “Con không được trộm cắp” còn được áp dụng vào nhiều trường hợp sai phạm khác:

Thí dụ như ăn cắp thời giờ là một tội ăn cắp thông thường nhất.

Người bán hàng không nói cho khách hàng đúng giá, để cho khách phải trả nhiều hơn cũng là trộm cắp.

Khi cân hay đo hàng cho khách không đúng hay thiếu hụt cũng là trộm cắp.

Khi mắc nợ mà không trả cũng là trộm cắp.

Sau cùng, lợi dụng danh nghĩa của người khác cũng là trộm cắp.

 

Ông Xa-chê ngày xưa chuyên lạm thu thuế và trở nên giàu có. Khi gặp Chúa, ông tin nhận Chúa và ăn năn hối lỗi, lập tức nghĩ  đến việc bồi thường. Bồi thường thiệt hại cho người khác chứng tỏ lòng ăn năn thật.

 

Bồi thường là điều làm cho tội được bôi xóa và lương tâm được trong sáng.

 

Bài trướcBài thứ 294: Giới Tính Là Thiêng Liêng
Bài tiếp theoUB CĐGD Huấn Luyện Tại Tỉnh Phú Yên