Bài thứ 157: Giới Hạn

619

 

Rồi theo đường sa mạc, Ê-li đi suốt ngày. Ông đến ngồi dưới một cây tùng cối, cầu cho được chết.

1 Các Vua 19:4 (BDY)

 

 

Điều ta đáng nhớ về chuyện Ê-li là ông ấy là người không bao giờ chết, là người Chúa đã cho một số phận đời đời hơn hẳn mọi người.  Ông là người được đưa lên trời trong một cỗ xe bằng lửa, và không phải qua cái chết trên trần gian, và cũng đã từng cầu xin rằng: “Xin cho con chết; con không hơn gì ông cha của con.”

 

Chúng ta thấy ở đây có bằng cớ đáng ghi nhớ là Đức Chúa Trời không luôn luôn trả lời theo điều ta xin, mặc dù kết quả mọi sự là trong tay Ngài.   Chúa đã cho Ê-li một điều hơn điều Ê-li cầu xin, và như thế Chúa thật sự đã nghe lời cầu xin của ông ta và đã đáp ứng.

 

Điều lạ là gan dạ như Ê-li mà đi đến chỗ tuyệt vọng, vì lời đe dọa của Giê-sa-bên đến nỗi cầu xin cho được chết, và Cha trên trời đã nhân từ đến độ không đáp lại lời cầu xin của tôi tớ Ngài

 

Trong việc cầu nguyện với lòng tin có một giới hạn.  Chúng ta đừng trông mong Chúa sẽ cho chúng ta mọi điều mình chọn và cầu xin về các điều ấy.  Nhiều khi chúng ta cầu nguyện mà không được vì chúng ta cầu nguyện sai lầm.

 

Nếu chúng ta cầu xin một điều mà Chúa không hứa, nếu chúng ta đi ngược lại với Thánh Linh thì Chúa phải sửa dạy, nếu chúng ta xin điều trái ý Chúa hay là ngược với các nguyên tắc thiên hựu của Chúa, nếu chúng ta xin chỉ để cho mình được thỏa mãn, chứ không nhường hay dành vinh quang cho Chúa, thì đừng mong nhận được điều gì.

 

Nhưng nếu chúng ta cầu xin với đức tin, không nghi ngờ, dù không nhận được đúng điều mình xin, chúng ta sẽ được điều tương đương và có khi hơn tương đương nữa.  Có người nói rằng: “Nếu Chúa không cho bạc thì Chúa cho vàng; nếu Chúa không cho vàng thì Chúa cho kim cương.”  Nếu Chúa không cho ta đúng điều ta xin, Chúa sẽ cho điều cao quý hơn, và ta sẽ nhận được điều đó với lòng rạng rỡ vui mừng.

 

Ta hãy cầu xin, nhưng phải cẩn thận về điều ta cầu xin.

 

Bài trướcHội Thánh Núi Sạn: Thánh kinh Mùa Hè 2012.
Bài tiếp theoLễ Cung Hiến Nhà Thờ Tin Lành Sơn Hòa II.