Đức Chúa Trời Nơi Chuồng Chiên, Máng Cỏ (Chương 4)

3711

Đức Chúa Trời Nơi Chuồng Chiên, Máng Cỏ (Chương 1)
Đức Chúa Trời Nơi Chuồng Chiên, Máng Cỏ (Chương 2)
Đức Chúa Trời Nơi Chuồng Chiên, Máng Cỏ (Chương 3)

CHƯƠNG 4

Những đứa bé trai tại Bết-lê-hem

Đây là thời điểm trong năm khi câu chuyện về lễ Giáng sinh được kể không biết bao nhiêu lần trong những vở kịch về Chúa Giê-xu ra đời, những bài giảng và những bài báo trong tạp chí. Câu chuyện về Chúa Giê-xu giáng sinh mang đến niềm vui cho lòng chúng ta và những nụ cười trên gương mặt của chúng ta khi chúng ta nghe những ca khúc quen thuộc trong nhà thờ, trong trung tâm mua sắm, trên radio trong xe hơi chúng ta, và trong những trung tâm thành phố. Trong những vở kịch vào ngày Chúa nhật, nơi mà may mắn không có sự hiện diện của Ông già Nô-ên nổi tiếng, chúng ta có dịp gặp những người chăn chiên, con chiên, thiên sứ và các bác sĩ, và những điều này nhắc cho chúng ta việc giải thích Kinh thánh về sự giáng sinh của Chúa.

Tuy nhiên, một phần quan trọng của câu chuyện là thường hay bị bỏ quên hoặc không được kể. Không còn nghi ngờ gì nữa sự tối tăm của nó, nỗi đau khổ và bạo lực. Ai muốn được nhắc lại những chuyện này khi kỷ niệm lễ Giáng sinh? Nhưng các chi tiết đau buồn có trong Kinh thánh không thể thiếu trong câu chuyện lễ Giáng sinh. Nó khiến cho các nhà thông thái từ phương Đông phải mất một thời gian để tìm con trẻ. Ai có thể trách họ khi nghĩ rằng đứa trẻ sinh ra là vua thì không thể là nơi nào khác ngoài lâu đài. Sự hợp lý của họ đã mang họ đến lâu đài vua Hê-rốt, người mà khi nghe câu chuyện này đã phát hiện rằng vua Đấng Mê-si-a sẽ được sinh tại Bết-lê-hem.(Ma-thi-ơ 2:1-6)

Sự ganh tị và sự bất an của Hê-rốt đã kết hợp với sự tinh khôn về chính trị khi ông ta phát hiện những chi tiết về sự xuất hiện của ngôi sao phương Đông. Kế đến, ông ta đã lừa gạt các nhà thông thái với thái độ đạo đức giả và bảo họ trở lại một khi họ đã tìm thấy đứa bé để ông ta biết chính xác địa điểm và nhận dạng đứa trẻ sẽ là vua. Ông ta giả vờ muốn thờ phượng vị vua mới sinh này, nhưng trong thâm tâm thì ông ta muốn tống khứ sự cạnh tranh mới này đối với ngôi vua ông ta.

Trong Cuốn từ điển Revelle Bible Dictionary có viết “Hê-rốt hoàn toàn tương phản với vị vua khác được nói đến trong sách Tin lành Ma-thi-ơ, đó là Chúa Giê-xu, vị Vua đầy tớ. Hê-rốt đã cống hiến đời sống mình để nắm lấy quyền lực, nhưng đã không tìm thấy sự bình an. Ông ta không có tình yêu ngoài sự thù ghét và sợ hãi.

Các thiên sứ đã bắt đầu làm việc. Họ đã cảnh báo cho các nhà thông thái về những kế hoạch xấu xa của Hê-rốt. Sau đó các thông thái đã tránh đi qua Giê-ru-sa-lem nên Hê-rốt đã không nắm được tin tức quan trọng mà ông ta rất thèm khát. Khi Hê-rốt biết rằng các nhà thông thái đã đánh lừa ông ta, thì đập nước tội ác trong lòng ông ta đã vỡ và tuôn ra công khai. Ông ta đã sai lính đến Bết-lê-hem, và vì không biết vị vua mới sinh ra tại đâu hoặc Ngài là ai, và với tâm tính ác độc, ông ta đã ra lịnh cho quân sĩ giết tất cả những bé trai ở Bết lê hem từ hai tuổi trở xuống. Những bé trai của Bết-lê-hem đã bị giết vào ngày ấy. Những tiếng khóc của trẻ con bị câm lặng bởi những lưỡi gươm tàn bạo của những người đã hành động theo mệnh lệnh tàn nhẫn của một con người ác độc. Những người mẹ của các con trẻ này đã khóc than một cách vô vọng khi tất cả địa ngục đều mở ra vào ngày ấy. Tim họ đã bị xuyên thủng, những mơ ước của họ đã bị tan vỡ. Những người cha đứng bên cạnh đành bất lực, vì không thể ngăn cản tội ác tràn vào mọi nhà.

Bé trai Giê-xu mà Hê-rốt độc ác rất muốn giết đã không có mặt vào ngày định mệnh ấy. Một thiên sứ đã báo cho Giô-sép về những ý định ti tiện của Hê-rốt và đã ra lịnh cho ông ta mang mẹ và con trẻ đến Ai Cập, cách xa tầm với của thanh gươm tàn bạo của Hê-rốt. Chẳng bao lâu sau, Hê-rốt người cố nắm giữ ngôi báu đã không còn giữ được mạng sống mình và đã chết. Dường như Chúa đã công bố sự phán xét trên ông và sau đó Chúa Giê-xu đã được mang lại Y-sơ-ra-ên. Cái thế giới mà Chúa Giê-xu đã được sinh ra thật xấu xa với tội ác và bạo lực của loài người. Đến bây giờ nó vẫn còn như vậy. Thỉnh thoảng những triều đại Hê-rốt xuất hiện trong lịch sử với sự độc ác rành rành của họ.

Việc tàn sát giống như câu chuyện tại Bết-lê-hem, vẫn tiếp tục làm vấy máu những trang lịch sử đau buồn. Những tiếng nói của các nạn nhân yêu cầu phải chấm dứt bạo lực. Máu đổ ra của những người bị giết đã kêu gào với Chúa về sự công chính và cứu chuộc. (Sáng Thế Ký 4:10)

Sự giáng sinh của Chúa Giê-xu là câu giải đáp vốn chờ đợi đã lâu từ thiên đàng. Mặc dù Chúa đã tự bỏ chính Ngài vì chúng ta và trở thành một con người (Phi-líp 2:6-8). Ngài đã bước vào trần gian đầy tội lỗi. Ngài đã từ bỏ mùi vị ngọt ngào của thiên đàng và bước vào trần gian thối tha của con người sa đọa. Vâng, nếu chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về điều này thì thấy rằng mọi người đều có chút ít bản tính Hê-rốt trong con người của mình. Tuy chúng ta không thể hành động độc ác liều lĩnh như Hê-rốt, nhưng tình trạng suy đồi như vậy vẫn ở trong mỗi trái tim con người.

Chính vì phải cứu con người khỏi tội lỗi, nên Chúa Giê-xu được sinh ra. Ngài đã tự làm cho chính mình bị thương tổn đến nỗi khiến Đức Chúa Cha phải được đưa Chúa tới nơi an toàn ở Ai Cập để tránh khỏi lưỡi gươm bạo lực của Hê-rốt. Ngài đã không bị hại khi còn là con trẻ, nhưng lại bị đóng đinh khi trưởng thành, nhưng điều đó là cần thiết bởi vì không có sự đổ huyết  của Ngài thì không có sự cứu chuộc cho thế gian này.

Vậy thì lễ Giáng sinh là một câu chuyện của Chúa đã yêu thương thế gian rất nhiều, đến nỗi Ngài đã hành động bằng một phương cách kinh ngạc nhất. Quả thật đó là một tin tốt lành bởi vì Đấng cứu chuộc của thế gian đã được sinh ra trong ngày ấy. Đó là một tin tốt lành giống như một ốc đảo an lành là một tin tốt lành cho một vùng sa mạc khô cằn và bao la. Lễ Giáng sinh là một tin tức tốt lành, được dựng nên một cách sống động hơn khi chúng ta thấy nó trong một thế giới thực của tội lỗi và đau khổ.

Chúng ta thường làm vệ sinh cảnh máng cỏ và việc này khiến cho buổi lễ Giáng sinh được thanh thoát nhưng không quá nghiêm trang, trắng và sạch boong, loại trừ mùi hôi thối của súc vật và bớt đi vẻ đau thương nghèo khó. Chúng ta kìm hãm những âm thanh nhiễu loạn của những người mẹ đang than vãn và xé lòng khóc than cho những đứa con trai của họ bị tàn sát. Nhưng đó là cái thế giới mà Chúa Giê-xu đã được sinh ra. Và chính trong cái thế giới đó mà sự sinh ra của Chúa, Đấng Cứu chuộc và là ánh sáng của thế gian trở thành tin tức tốt lành thật sự. Quả thật ánh sáng là tin tốt lành trong bóng tối. Một nguồn nước là tin tốt lành trong sa mạc và Chúa Giê-xu là tin tốt lành trong một thế giới bị bủa vây trong tội lỗi.

Những đứa trẻ của Bết-lê-hem đã bị giết một cách tàn nhẫn trong ngày khủng khiếp đó. Ta có thể nói rằng chúng đã chết để đứa bé trai của Bết-lê-hem được sống. Khôi hài là những năm sau đó, chính đứa bé trai này của Bết-lê-hem cho ta thấy Ngài đã đến thế gian để chịu chết, để khiến những bé trai của Bết-lê-hem cuối cùng có thể được cứu sống. Bởi vì trong khi Cha trên trời đã đón nhận những bé trai bị giết trong cánh tay an toàn của Ngài, và sẽ không bao giờ bị rắc rối nữa, thì Ngài đã giao phó con Ngài xuống trần gian để hoàn tất sự thương khó của Ngài. Chính bé trai sau này đã chết thay cho những đứa trẻ đó, cũng như Ngài đã hy sinh cho bạn và tôi.

Chúa Giê-xu được sinh ra như là Chiên Con của Đức Chúa Trời đã đến để cất tội lỗi của thế gian đi. (Giăng 1:29) Đó là tin tốt lành của lễ Giáng sinh. Ma-ri đã chứng kiến tất cả mọi việc xảy ra và “ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng.”(Lu-ca 2:19-21). Mùa Giáng sinh này, chúng ta có thể làm như vậy. Giữa những buổi lễ rất bận rộn và vội vã, nơi mà lễ Giáng sinh thường không có bối cảnh thật của nó (một thế gian bi thương) và một ý nghĩa thật (tin tức tốt lành của nó) thì chúng ta hãy nhớ cái thế giới thực mà Chúa Giê-xu đã được sinh ra. Và chúng ta hãy ngợi khen Chúa rằng Chúa Giê-xu là một tin tức tốt lành cho một thế giới chết mất.

 

Còn tiếp …

Bài trướcThư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Cụ Mục Sư Trí Sự K’BÀNG
Bài tiếp theoĐể Lời Cầu Nguyện Được Nhậm – 16/12/2017