Tác giả: Martin R. De Haan II
Tác quyền thuộc về RBC
Vui Sống Với Những Thay Đổi Trong Cuộc Sống
Mấy năm trước đây là những năm khó khăn cho Hội Thánh – không phải vì sự đe dọa bên ngoài nhưng vì sự bội đạo thuộc linh và suy thoái đạo đức trở nên phổ biến trong hàng ngũ của chúng ta. Đây quả là thời điểm tốt để nâng đỡ những người rơi vào tình trạng bối rối, tan vỡ ảo tưởng hoặc thất vọng. Đây quả là thời điểm tốt để được nhắc nhở về mục tiêu quan trọng của việc kết thúc tốt đẹp.
Martin R De Haan II
Nội Dung
Kết Thúc Tốt Đẹp
Vận Dụng Sự Thay Đổi Với Niềm Vui và Sự Tiên Liệu
Đối Phó Với Sự Suy Yếu Về Thể Chất
Đương Đầu Với Sự Thất Vọng Về Nghề Nghiệp
Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Trong Gia Đình
Thích ứng Với Sự Hưu Hạ
Chuẩn Bị Cho Cái Chết Của Người Phối Ngẫu
Mất Sự Độc Lập
Trù Tính Để Lại Di Sản
Đánh Giá Việc Làm Của Bạn
Một Vị Vua Sùng Kính Không Kết Thúc Tốt Đẹp
Một Ngưới Trước Kia Là Người Pha-ri-si Kết Thúc Tốt Đẹp
Câu Chuyện Kết Thúc Của Bạn
Kết Thúc Tốt Đẹp
Kết thúc tốt đẹp là cách thích hợp để một Cơ Đốc nhân khép lại chương cuối của quyển sách cuộc đời. Kết thúc tốt đẹp chứng thực cho thực thể đức tin của chúng ta. Kết thúc tốt đẹp để lại những kỷ niệm đẹp cho những người thừa hưởng di sản.
Người ta sẽ có ấn tượng sâu sắc khi nhìn thấy một tín hữu tin kính kết thúc cuộc sống bằng ân sủng, bằng phẩm cách cao quý của con người và bằng sự điềm tĩnh. Tôi nhớ rõ nhiều người giữa vòng chúng ta đã xúc động như thế nào về những gì bà Richard Neis đã làm khi bà biết bà chỉ còn sống được ít tuần. Bà sống trong một ngôi nhà mở để bạn bè và người thân đến thăm. Đây là nơi bà vui vẻ nói lời từ biệt với chúng tôi và mong đợi được ở với Chúa Giê-xu. Bà đã kết thúc cuộc đời một cách tốt đẹp.
Tuy nhiên, mối quan tâm đến việc kết thúc tốt đẹp không chỉ giới hạn giữa vòng những người cao tuổi. Đây là khát vọng khôn ngoan trước khi họ nói lời từ biệt. Không một người có đầu óc minh mẫn nào lại muốn để lại tiếng xấu khi lìa bỏ cõi đời nầy. Không ai muốn người ta nhớ đến mình như là một kẻ dại khờ đánh cược cuộc đời mình mà không hề nghĩ đến tương lai.
Chúng ta phải nhận thức rằng kết thúc tốt đẹp chỉ có thể được bảo đảm bởi những lựa chọn của ngày hôm nay. Chúng ta cần phải sống mỗi ngày như thể đây là ngày cuối cùng của chúng ta – bởi vì có thể là như thế. Mới đây tôi vừa cử hành tang lễ cho hai người chết cách nhau 30 giờ. Jack Van Dyke, một người chồng 39 tuổi và là cha của ba người con, đã đột tử vì đau tim trong một khách sạn với sự có mặt của vợ và các con. Chúng tôi được an ủi nhiều vì chúng tôi biết anh là người như thế nào khi Đức Chúa Trời gọi anh về nhà. Anh là người chồng yêu thương vợ, là một người cha tốt, một Cơ Đốc nhân trung tín, một viên chức được tôn trọng và một người bạn tốt.
Kevin Rotman, 19 tuổi, chết trong một tai nạn nghề nghiệp. Cậu chết với tư cách một tín hữu tin kính, một người con và một người cháu đáng yêu, một người anh em hiền lành và một người yêu dịu dàng và nhân hậu của một thiếu nữ mà cậu định cưới làm vợ. Hai chàng trai nầy đã kết thúc tốt đẹp bởi vì họ đã sống tốt.
Thế thì kết thúc tốt đẹp có liên quan đến già lẫn trẻ. Đoạn kết của cuộc đời có thể đến một cách bất ngờ. Khi còn thơ ấu, chúng ta là những người tin Đấng Christ có ước muốn thầm kín được người ta nhớ đến như là một người tốt. Và cách duy nhất để bảo đảm rằng chúng ta sẽ được nhớ đến đó là sống tốt ngay bây giờ.
Nhiều tín hữu là những người đã kết thúc tốt đẹp ngay từ khi họ bắt đầu đời sống Cơ Đốc. Họ duy trì hôn nhân tốt lành, thực hiện trách nhiệm làm cha làm mẹ một cách nghiêm túc, hầu việc Chúa một cách trung tín và tiếp tục trưởng thành về mặt thuộc linh. Dầu chết sớm hay muộn, họ đều kết thúc tốt đẹp.
Thật tuyệt vời nếu mọi Cơ Đốc nhân đều sống như thế, nhưng không phải mọi người đều sống như vậy. Một số sống vô luân một cách trắng trợn. Một số trải qua những vụ ly dị đáng buồn. Một số đấu tranh với tật nghiện rượu hoặc dục vọng đồng tính và không phải luôn luôn là chiến thắng. Những người như thế sẽ như thế nào? Họ phải kết luận rằng họ đáng bị nguyền rủa không? Không gì có thể xóa đi thất bại trong quá khứ của họ sao? Họ không thể kết thúc tốt đẹp sao? Hoàn toàn không phải như thế! Kinh Thánh lẫn kinh nghiệm cá nhân cho chúng ta thấy rằng người ta có thể kết thúc tốt đẹp sau sự thất bại buồn thảm.
Hãy suy nghĩ về Ma-na-se (II Các Vua 21; II Sử Ký 33). Khi kế vị cha là Ê-xê-chia làm vua dân Giu-đa, ông dính dáng vào tà thuật, giết những người mà ông không thích và hiến tế trẻ con cho thần Mo-lóc. Nhưng vào cuối thời gian trị vì 55 năm ông đã ăn năn. Ông làm những gì có thể làm để bù đắp những tổn hại mà ông đã gây ra và chết bình yên. Ông đã kết thúc tốt đẹp.
Tôi biết một người đã kết thúc tốt đẹp sau khi đã hủy hoại đời mình bởi những thất bại về mặt đạo đức. Sau khi sống đời sống Cơ Đốc nhân gương mẫu, vào giai đoạn cuối độ tuổi năm mươi, ông ngoại tình, ly dị vợ và cưới người đàn bà trẻ hơn. Ông làm tan vỡ nhiều tấm lòng, khiến cho con cái hổ nhục và các cháu của ông vỡ mộng. Cuộc sống mới không đem lại hạnh phúc như mong muốn. Cuối cùng ông ăn năn. Ông không thể cưới lại người vợ trước kia mà ông đã phạm sai lầm, nhưng ông có thời gian để tìm lại được sự kính trọng của gia đình và bạn bè trước khi qua đời.
Chuck Colson kể về cuộc nói chuyện với Rusty Woomers và những ngày cuối đời của người tử tù nầy. Ăn năn một cách sâu xa về những gì mình đã làm, Rusty gặp những người thân của những người mà ông đã sát hại để bày tỏ sự hối tiếc và cầu xin họ tha thứ. Ông chào những người thân yêu của ông bằng lời từ biệt đầy cảm động và vui vẻ bước lên ghế điện.
Ma-na-se, người cha già nói trên và Rusty không để lại di sản gì có thể sánh với di sản mà những người không bao giờ sa vào tội lỗi để lại, nhưng cả ba đã trải qua những ngày cuối đời trong sự thông công với Đức Chúa Trời và qua đời bình yên. Không bao giờ quá trễ để ăn năn và được phục hồi.
Đừng xem đây là lời mời để sống bất cẩn. Cơ Đốc nhân là những người nghĩ rằng họ có thể ăn năn sau sẽ không có được sự bảo đảm rằng họ sẽ hưởng được niềm vui như thế. Hơn nữa, họ sẽ đánh mất niềm vui được bước đi cận kề với Đức Chúa Trời, họ sẽ để đằng sau những kỷ niệm không đem lại hứng khởi cho người khác và họ sẽ đối diện với tương lai hư mất trước ngai phán xét của Đấng Christ.
Bất kể bạn đang ở đâu trên hành trình của cuộc sống, đây là lúc bạn phải sống tốt để có thể kết thúc tốt.
Vận Dụng Sự Thay Đổi Với Niềm Vui và Sự Tiên Liệu
Kết thúc tốt đẹp những ngày trên đất tùy thuộc rất lớn vào việc chúng ta vận dụng những thay đổi không thể tránh khỏi trong cuộc sống như thế nào.
Chúng ta bắt đầu đi từ tuổi ấu nhi đến thiếu nhi, rồi đến thiếu niên và đến tuổi trưởng thành. Là người trưởng thành, chúng ta thay đổi mau chóng từ chỗ độc thân sang có gia đình, từ chỗ làm cha làm mẹ cho đến chỗ làm ông bà, từ chỗ bắt đầu làm việc cho đến chỗ đạt đỉnh cao trong nghề nghiệp và rồi bắt đầu đi xuống thang. Những mối quan hệ của chúng ta thay đổi. Cha mẹ, cậu dì và các thành viên khác trong thế hệ của họ đã già nua và chết. Con cái chúng ta trưởng thành và rời gia đình. Những người thuộc thế hệ chúng ta rời bỏ chúng ta từng người một. Chúng ta biết rằng cái chết của chúng ta không xa trên đường đời.
Nhạc sĩ viết thánh ca Henry F. Lyte tỏ ra sáng suốt khi viết, “Tôi nhìn thấy sự thay đổi và tình trạng hư nát chung quanh – Ngài không hề thay đổi, đang ở với tôi.” Để kết thúc tốt đẹp, chúng ta phải đối phó với những thay đổi một cách vui mừng và tin cậy. Trong những trang tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét tám lãnh vực trong đó chúng ta phải điều chỉnh về mặt thuộc linh khi chúng ta đi xuống trên đường đời.
1. Đối Phó Với Sự Suy Yếu Về Thể Chất.
2. Đương Đầu Với Sự Thất Vọng Về Nghề Nghiệp.
3. Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Trong Gia Đình.
4. Thích ứng Với Sự Hưu Hạ.
5. Chuẩn Bị Cho Cái Chết Của Người Phối Ngẫu.
6. Mất Sự Độc Lập.
7. Trù Tính Để Lại Di Sản.
8. Đánh Giá Việc Thực Hiện Của Bạn
Đối Phó Với Sự Suy Yếu Về Thể Chất
Khi vợ tôi và tôi kỷ niệm 50 ngày cưới, một số người tham dự trong ngôi nhà mở của chúng tôi nói rằng, “Hai bạn của tôi không thay đổi.” Chúng tôi vui khi nghe những lời nầy, nhưng chúng tôi biết nói như thế là không đúng. Trong hình đám cưới chúng tôi, tóc tôi quăn và tôi cân nặng 138 cân. Ngày nay không phải vậy. Chúng tôi trông khá trẻ trong những tấm hình chụp vào thập niên 1950. Nhưng không trẻ như hồi năm 1941. Năm tháng đã lấy đi nhiều thứ. Không phải chỉ đối với chúng tôi. Chúng ta nhận thấy rằng những người chúng quen biết khi còn trẻ cũng trông già hơn.
Tôi thường nghe những người tuổi bảy mươi, tám mươi nói, “Tôi không cảm thấy mình già.” Tôi cũng nói thế. Nhưng sự suy giảm về mặt thể chất là sự thật không thể chối cải – ngay cả đối với những người khỏe mạnh giữa vòng chúng tôi. Dầu gắng sức chạy để đá trái banh trong trò chơi bóng mềm, tôi phải mất một thời gian dài để khởi động. Tôi cố hết sức để ném banh, nhưng banh vẫn bay theo hình vòng cung. Buổi sáng sau khi hoạt động căng thẳng, tôi mở tủ thuốc để tìm aspirine. Tôi có thể tự cho mình là hạnh phúc vì tôi có thể vận động tốt. Nhiều người bạn trạc tuổi tôi không thể dễ dàng đi quanh quẩn.
Không thể phủ nhận rằng chúng ta suy giảm thể lực vào tuổi 30. Có ba ý trong Kinh Thánh giúp cho tôi đối phó với việc suy giảm thể lực: (1) thừa nhận sự suy giảm thể lực với lòng biết ơn và có trách nhiệm, (2) sống từng ngày, (3) tích cực hoạt động một cách hợp lý.
1. Thừa nhận nhận sự suy giảm thể lực với lòng biết ơn và có trách nhiệm.
Già hơn không phải là điều đáng hổ thẹn. Trông già hơn không có gì đáng phải hổ nhục. Có những giới hạn không thể xem là điều đáng xấu hổ. Kinh Thánh nói rằng tuổi già là một phước hạnh. Kinh Thánh nói về Áp-ra-ham vào tuổi 175, “Người tuổi cao tác lớn và đã thỏa về đời mình, tắt hơi, được qui về nơi tổ tông.” Rô-bô-am phạm sai lầm khi ông làm ngơ trước lời khuyên của những cố vấn cao tuổi (I Các Vua 12). Những người cao tuổi được gọi là “trưởng lão” trong Y-sơ-ra-ên (Giô-suê 24:31). Họ phải được tôn trọng (Lê-vi-ký 19:32) và được xem là khôn ngoan (Gióp 12:12). Tóc bạc là “sự tôn trọng” của người già (Châm Ngôn 20:29). Vì thế, chúng ta kể những năm gia thêm cho cuộc đời chúng ta là sự ban cho của Đức Chúa Trời và là lý do để biết ơn Ngài.
Dĩ nhiên, sống thêm nhiều năm là thêm trách nhiệm. Sự suy yếu về thể lực không làm suy giảm khả năng hầu việc Đức Chúa Trời. Phao-lô viết cho người bạn trẻ Tít và nhờ ông dạy cho người già giúp đỡ về mặt thuộc linh cho người trẻ hơn trong giáo đoàn (Tít 2:1-4). Người già phải (1) ôn nhu – nhạy bén, hòa hoãn, nhạy cảm trong suy nghĩ, lời nói và việc làm; (2) nghiêm trang– nghiêm túc trong cách cư xử và trong những vấn đề thuộc linh; (3) tiết độ– chế ngự sự nóng giận, dục vọng và sự nhu nhược; (4) vững vàng– mạnh mẽ về mặt thuộc linh và làm gương cho giới trẻ bằng cách tin cậy, yêu thương và chịu đựng.
Trách nhiệm của người phục nữ cao tuổi hơn là “Phải có thái độ hiệp với sự thánh; đừng nói xấu, đừng uống rượu quá độ; phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo; phải dạy đàn bà trẻ tuổi biết yêu chồng con mình” (Tít 2:3,4).
Người phụ nữ cao tuổi phải: (1) tin kính – có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và thật sự thuộc linh đó là không nghiện rượu và nói hành; (2) dạy điều lành – giáo huấn những người trẻ hơn yêu thương chồng con là điều không thể thiếu trong đời sống họ.
Sống đến già lão là phước hạnh từ Đức Chúa Trời. Hầu hết mọi người mong đến tuổi già hơn là chết trẻ, nhưng chúng ta mong muốn khi già lão chúng ta không gắt gỏng. Là Cơ Đốc nhân chúng ta mong muốn trở thành loại người mà Phao-lô mô tả trong phân đoạn nầy. Thời điểm cho sự trưởng thành thuộc linh như thế bắt đầu ngay bây giờ. Khi thể lực suy giảm, bạn có thể đi theo chiều hướng thuộc linh ngược lại và sẵn sàng thỏa đáp những thách thức của Tít 2:1-4 khi bạn đạt đến giai đoạn trở nên “già lão” hoặc “luống tuổi.”
2. Sống từng ngày.
Yếu tố thứ hai trong việc đối phó với sự suy giảm thể lực là sống từng ngày. Đúng là Chúa Giê-xu đã nói điều nầy, nhưng điều nầy đặc biệt quan trọng đối với chúng ta khi chúng ta cảm thấy sức khỏe suy giảm. Ngài bảo chúng ta đừng lo lắng về ngày mai và rồi kết luận bằng câu nói, “Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy” (Ma-thi-ơ 6:34). Một số người học để thực hiện điều nầy ngay khi họ vẫn còn trẻ. Tôi biết một cô y tá mắc chứng xơ cứng mô. Cô biết rõ những gì đang nằm ở phía trước khi mà cô ngày càng trở nên bất lực. Một ngày kia cô nói với tôi, “Căn bịnh nầy cần thời gian dài để giết chết một người. Tôi sẵn sàng ra đi ngay bây giờ. Nhưng tôi cũng cố nặn ép sự vui mừng càng nhiều càng tốt từ mỗi ngày mà tôi đang sống.” Dầu cô đi quanh quẩn trên xe lăn, rất khó nói chuyện và nuốt thức ăn, cô vẫn có dáng vẻ tươi vui và sống từng ngày kế tiếp nhau.
Tôi biết một phụ nữ đấu tranh với căn bịnh viêm cột sống gây nhiều đau đớn cho chị trong khoản 12 năm. Vào những ngày có thể chế ngự được cơn đau, chị tỏ ra lạc quan và hòa nhã. Chị có thể lo lắng về cơn đau trong ngày mai hoặc về cái chết, nhưng chị không lo như thế. Chị tin cậy Đức Chúa Trời trong từng ngày và thật thanh thản khi sự chết đến.
Đây là những vấn đề chính đáng cần quan tâm. Nhưng thay vì có suy nghĩ không lành mạnh về những điều không lý thú nằm phía trước, chúng ta nên tạ ơn Đức Chúa Trời về ngày hôm nay, vui mừng ngay bây giờ và phó thác tương lai cho Đức Chúa Trời. Ngài nói với chúng ta rằng Ngài sẽ không để chúng ta bị thử thách mà không ban ơn để chúng ta vượt qua thử thách (I Cô-rinh-tô 10:13), Chúa Giê-xu cũng hứa ở với chúng ta luôn luôn (Ma-thi-ơ 28:20). Chúng ta tôn kính Chúa, làm chứng tốt và càng thêm vui mừng vào những năm sau nầy khi chúng ta vâng theo những lời răn dạy của Đấng Christ để sống mỗi ngày và ngày mai lo cho những nan đề của ngày mai.
3. Tích cực hoạt động một cách hợp lý.
Gợi ý thực tiễn thứ ba để đối phó với sự suy giảm thể lực là hoạt động một cách hợp lý. Càng già chúng ta càng giảm sức đề kháng và chỉ ngồi một chỗ. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Nhưng cũng có sự cực đoan đối nghịch lại. Một số người quyết tâm đấu tranh với những hậu quả của tuổi già bằng cách uống nhiều vitamin và thuốc bổ, tập thể dục quá sức và tiêu tốn nhiều tiền để tìm sự trẻ trung. Dường như họ nghĩ rằng họ có thể chặn đứng quá trình lão hóa nếu họ tác động đủ đến quá trình nầy.
Phao-lô bảo Ti-mô-thê rằng tập thể dục “chỉ lợi ích chút đỉnh” (I Ti-mô-thê 4:8). Tuy nhiên, ông tiếp tục nói rõ rằng chúng ta cần nhấn mạnh đến lãnh vực thuộc linh của cuộc sống, việc nầy đem lại lợi ích đời đời. Tập thể dục và kỷ luật tự giác trong việc ăn uống là đáng khen ngợi. Chúng giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn và có thể gia thêm ít năm sống tốt cho đời chúng ta trên cõi thế nầy. Hãy hoạt động một cách hợp lý, nhưng quan tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị thuộc linh của bạn.
Đương Đầu Với Sự Thất Vọng Về Nghề Nghiệp
Hết thảy chúng ta đều ưa thích được đánh giá cao và nhiều người trong chúng ta tỏ ra rất hài lòng với công việc của mình. Chúng ta vui khi sự bù đắp tài chánh đi đôi với sự thăng tiến trong công việc. Nhưng trong xã hội công nghệ thay đổi phức tạp ngày nay, sự thăng tiến dừng lại quá sớm đối với nhiều người. Một người phát hiện ra rằng anh đạt đến kỷ xảo chưa từng có trong công việc của anh. Anh chỉ mới bốn mươi, nhưng anh bắt đầu nhận ra rằng những người trẻ hơn mới được huấn luyện đã vượt qua anh. Nguy hơn nữa là anh có thể bị cho thôi việc và anh không thể tìm nơi nào khác để trợ huấn cho anh để nhằm giúp anh tìm một công việc khác.
Điều này đã xảy ra cho một trong những người cháu vào khỏang 50 tuổi của tôi. Cháu chưa đủ tuổi để nghỉ hưu. Vì không có sự chọn lựa nào khác nên cháu ghi danh vào một chương trình huấn nghệ và có một khởi đầu mới trong một cộng đồng khác.
Khi sống gần nửa thế kỷ, nhiều người đã làm những công việc đáng trọng và chu cấp đầy đủ cho gia đình bắt đầu có cảm nghĩ như là họ đã thất bại. “Tất cả những gì tôi đã làm là bán ô-tô! Khi những ngày làm việc của tôi qua đi, tôi thật sự đã làm được gì?”
Những người suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống– dù là những công nhân chưa lành nghề, những nhà kỹ thuật, các chuyên gia, hay là các nhà quản trị – sẽ đạt đến chỗ mà những đam mê, những điều lý tưởng và những dự tính của tuổi trẻ được thay thế bằng việc tự đánh giá bản thân một cách nghiêm túc. Đây là lý do tại sao khi được phỏng vấn trên truyền hình, một chuyên gia phẩu thuật 53 tuổi nói rằng bây giờ ông cố vui đùa một chút bởi vì ông ít khi thỏa lòng hoặc mãn nguyện trong công việc. Tất cả những gì ông làm là làm trì hoãn ở mức độ không dáng kể cái điều không thể tránh khỏi.
Một người đạt đến đỉnh cao trong ba công ty khá lớn nói với tôi rằng sự thành công không đem lại nhiều thú vị cho ông. Ở một thái cực khác, những người trung niên và lão thành cảm thấy họ hoàn toàn thất bại bởi vì họ chẳng bao giờ làm ra nhiều tiền hoặc làm được điều gì to tát theo tiêu chuẩn của con người.
Những “người thành công nhưng không thỏa lòng” và những “người thất bại và nản chí” cần hiểu rằng giá trị thật của chúng ta không phải là chúng ta tích lũy được bao nhiêu hoặc làm được bao nhiêu. Giới trẻ cần biết về hai “khuynh hướng” nguy hiểm – khuynh hướng tích cực hoạt động và khuynh hướng thiên về vật chất. Theo khuynh hướng tích cực hoạt động, “Bạn trở thành những gì bạn làm.” Theo khuynh hướng thiên về vật chất, “Bạn trở thành những gì bạn thâu đạt hoặc tích lũy được.” Cả hai khuynh hướng tích cực hoạt động và thiên về vật chất gây đau khổ và hủy diệt sự sống.
Kinh Thánh thánh cho thấy rằng trong mắt Đức Chúa Trời giá trị của chúng ta không liên quan gì đến việc chúng ta thành công như thế nào theo tiêu chuẩn của đời nầy hoặc chúng ta tích lũy được bao nhiêu. Giá trị của chúng ta tìm thấy trong sự thật rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài và ban cho chúng ta quyền quản trị địa cầu với tư cách là những người đại diện của Ngài (Sáng Thế Ký 1:27-30; Thi Thiên 8). Vì thế mỗi người chúng ta có chân giá trị và thẩm quyền độc nhất vô nhị trên đất.
Tội lỗi đã ngăn chúng ta đạt dến những gì mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho chúng ta, nhưng Ngài không bỏ chúng ta. Từ muôn đời, Đức Chúa Trời đã định rằng Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời sẽ trở thành thành viên của nhân loại, sống không tội lỗi, mang lấy hình phạt của chúng ta bằng cách chết trên cây thập tự (Giăng 3:16; II Cô-rinh-tô 5:21). Mỗi tín hữu được Đức Chúa Trời chọn để nhận sự tha thứ và sự sống đời đời (Ê-phê-sô 1:3-6). Trong mắt Đức Chúa Trời đây là những điều có giá trị vô cùng lớn lao được ban cho chúng ta.
Bởi vì Cơ Đốc nhân một ngày kia sẽ đứng trước mặt các thiên sứ và và tất cả những tạo vật thông minh khác với tư cách là những đối tượng của tình yêu và ân sủng của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:6-7; 3:10-11), chúng ta được bảo đảm rằng hết thảy chúng ta đều quan trọng trong đời nầy hoặc trong đời sau.
Ý nầy được mô tả rất hay trong Thi Thiên 116:15, “Sự chết của các người thánh là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va.” Tiếng Hy-bá-lai được dịch là “quý báu” đôi khi có nghĩa “giá trị rất lớn” (như những bửu thạch trong II Sa-mu-ên 12:30), nhưng cũng có nghĩa là “đắt giá” – hàm chứa sự đau đớn và lao nhọc quý báu như trong Châm Ngôn 12:27. Bởi vì tác giả thi thiên đang ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài giải cứu ông khỏi chết, ý tưởng về sự “quý báu” thích hợp với bối cảnh hơn. Cái chết của người tin kính là quý giá đối với Đức Chúa Trời bởi vì từ bỏ mình để hầu việc người mà Ngài chọn lựa từ trong cõi đời đời, tha thứ tội cho người qua sự chết của Con Ngài, biến đổi người bởi sự sanh lại và trang bị cho người qua sự ban cho Đức Thánh Linh ngự trong người. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời không hề khinh suất để con cái Ngài phải chết.
Tôi ngẫm nghĩ như thế khi chăm sóc Cindy, là một người vợ và một người mẹ 32 tuổi sắp qua đời vì bịnh bạch cầu. Tôi đau buồn vì tình trạng của chị. Tôi cảm nhận rằng Đức Chúa Trời rất quan tâm đến chị. Đấng xem một con chim sẻ bị rơi là quan trọng (Ma-thi-ơ 10:29-31) chia sẻ nổi đau của người phụ nữ trẻ nầy và nổi đau của hết thảy những người thân yêu của chị vào giờ phút đó. Ngài đánh giá cao Cindy. Ngài đánh giá cao bạn và tôi. Giá trị Ngài ban cho chúng ta không liên quan gì đến việc chúng ta giàu nghèo như thế nào.
Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Trong Gia Đình
Một lãnh vực thay đổi khác mà chúng ta cần điều chỉnh là gia đình. Đối với một người con trong một ngôi nhà truyền thống, từ ngữ gia đình bao gồm mẹ cha, anh chị em và có thể có cả một con vật cưng. Vào giai đoạn nầy của đời người, những đứa bé trai và gái không thể tưởng tượng rằng ai đó sẽ thay thế chỗ của những người thân mà chúng đang chung sống giờ nầy. Hình ảnh về mẹ, cha, anh chị em ngồi quanh bàn làm khuấy động cảm xúc của chúng ta.
Nhưng ngay trong những gì đẹp nhất của gia đình, các mối quan hệ sẽ thay đổi. Con cái dần dần tự lập và cha mẹ phải học để cho chúng nhiều tự do hơn. Chẳng bao lâu nữa con cái sẽ rời cha mẹ để lập gia đình mới. Cha mẹ trở thành ông bà. Trước khi họ vui nhận mình đã đến tuổi trung niên, cả hai lại cô đơn một lần nữa. Họ có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, họ vui đã trải qua sự thử thách và gian khổ của việc trưởng dưỡng con. Mặt khác, mất đi những việc làm và niềm phấn khích của những năm tháng khi con cái vẫn còn ở trong nhà. Thật là buồn khi phải nói rằng vào lúc đó nhiều cuộc hôn nhân trở nên chua chát và mối quan hệ cha mẹ và con cái bị đổ vỡ. Cách khôn ngoan là chuẩn bị tốt cho thời kỳ nầy trước khi nó xảy đến.
Mối quan hệ trong hôn nhân.
Ngay cả khi con cái còn nhỏ, làm tròn trách nhiệm đối với nhau là ưu tiên cao hơn hết của vợ chồng. Qua hôn nhân, họ trở nên “một thịt” cho đến cuối đời theo ý định tốt lành của Đức Chúa Trời. Con cái của họ một ngày kia sẽ làm đúng những gì họ đã làm – lìa cha mẹ để xây dựng một gia đình mới. Họ không được để con cái làm hỏng đi mối quan hệ của họ đối với nhau.
Tình yêu quên mình và sự vâng phục lẫn nhau mà Ê-phê-sô 5:22-23 nói đến là rất quan trọng trong những năm làm những người cha người mẹ trẻ. Là mục sư, tôi thấy nhiều cặp vợ chồng mất đi sự thân mật khi một trong hai người bị đẩy vào chỗ thứ hai đằng sau con cái. Đôi khi vì quá thiết tha muốn được yêu thương, nhiều bà mẹ đã công khai tỏ ra thiếu tôn trọng những ông chồng. Đôi khi những người cha vì thiết tha muốn có mối quan hệ tốt với các cậu con trai nên đã tạo ra sự xung đột giữa “chúng ta” và “họ” (các bà mẹ và chị em em gái). Trong tình trạng như thế, mối quan hệ hôn nhân có khả năng trục trặc khi con cái rời gia đình.
Mới đây, tôi và vợ tôi được khích lệ vô cùng khi nhìn thấy nhiều cặp vợ chồng trẻ cùng đi mua sắm với những đứa con nhỏ của họ. Chúng tôi nhìn thấy chung quanh những cặp vợ chồng trẻ bày tỏ tình yêu với nhau và san sẻ trách nhiệm chăm lo cho con cái họ. Vợ tôi nói, “Nhưng người nầy sẽ vẫn cứ yêu thương nhau khi họ bước vào tuổi của chúng ta.”
Năm tháng đem lại thay đổi mọi cuộc hôn nhân. Quan hệ tình dục sẽ không còn như trước kia. Nhưng đây là điều nầy là bình thường và phải chấp nhận như thế. Những người đàn ông mua những quyển sách nói về tình dục, cố gắng kích thích ham muốn tình dục bằng cách xem sách báo và phim khiêu dâm sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Điều cần làm là tránh lo lắng về việc suy giảm khả năng tình dục. Khi vợ chồng giao tiếp nhau, đối xử tốt với nhau, có những mối quan tâm chung và cầu nguyện với nhau, họ hầu như luôn thỏa mãn về đời sống tình dục – ngay cả những năm cao tuổi.
Mối Quan Hệ Cha Mẹ – Con Cái.
Các nhãn dính in hình có nhiều sứ điệp khác nhau về những người già và con cháu của họ. Một số nhãn ghi, “Tôi thích trở thành ông nội” hoặc “Hạnh phúc thay khi làm bà ngoại.” Những nhãn khác ghi, “Tôi đang tiêu phí di sản của con cái tôi.” Một số người già quá vui thích khi con cháu họ trưởng thành đến nỗi họ nói rằng như thế là tốt hơn làm cha làm mẹ khi con còn non trẻ. Khi tôi nói đùa với một người phụ nữ 65 tuổi nhưng vẫn còn duyên dáng rằng bà nên tìm cho bà một người chồng, bà nghiêm nghị trả lời, “Cám ơn nhiều, nhưng tôi không muốn tìm chồng. Tôi đang có mối quan hệ tuyệt vời với con và cháu tôi, tôi không muốn mạo hiểm để đánh mất mối quan hệ nầy.” Nhưng một ngươi đàn ông 80 tuổi khá cay đắng nói với tôi, “Con tôi không chăm sóc tôi. Chúng chỉ chờ tôi chết để có thể lấy tiền của tôi.”
Giữa vòng Cơ Đốc nhân, mối quan hệ nầy thật tuyệt vời. Những người con trưởng thành vâng theo mạng lịnh bày tỏ lòng hiếu kính đối với mẹ cha. Những người cha người mẹ khôn ngoan sẽ dễ dàng bày tỏ tình yêu thương bằng cách hết sức tránh can thiệp vào hay tỏ ra độc đoán. Họ yêu thương các cháu của họ, nhưng không xâm phạm đến thẩm quyền của cha mẹ chúng.
Tôi thấy nhiều người phụ nữ góa già bị con cháu bỏ bê, đặc biệt là khi họ trong nhà dưỡng lão. Có thể các con của họ cảm thấy vui hơn khi thăm cha mẹ khi họ còn chung sống với nhau dưới một mái nhà. Có thể họ viện lẽ rằng mẹ của họ có nhiều bạn bè nơi bà đang sống. Bất kể lý do gì, nghĩ và làm như thế là sai. Những người mẹ và những người bà luôn luôn muốn gần gũi với con cháu họ. Bỏ bê họ là không vâng theo Kinh Thánh và làm gương xấu cho thế hệ sau. Những người con cái nhìn thấy cha mẹ yêu thương và kính trọng ông bà hầu như chúng sẽ làm giống như cha mẹ khi chúng khôn lớn.
Phước hạnh của Đức Chúa Trời sẽ đổ trên những gia đình bày tỏ sự tôn trọng, yêu thương dịu dàng và vâng phục nhau. Phao-lô nói đến điều nầy trong Ê-phê-sô 5:22-6:3 là phân đoạn hay nói về mối quan hệ trong gia đình. Ngay sau lời răn dạy những người chồng và vợ, ông truyền lịnh cho con cái phải vâng lời cha mẹ trong Chúa và lập lại lời hứa trong Xuất Ê-díp-tô 20:12.
Không chi sánh bằng những mối quan hệ thân thiết trong gia đình là những mối quan hệ tạo ra niềm hạnh phúc của tuổi già. Một đôi vợ chồng già, là những người thường trải qua mùa đông ở một nơi có khí hậu ấm áp, mới đây nói với tôi rằng từ đây trở đi họ sẽ ở nhà bởi vì họ thấy thật vui khi gần gũi với con cháu của họ. Một người đàn bà góa sống trong một nhà dưỡng lão nói với vợ chồng tôi rằng bà nhớ chồng bà và ngôi nhà mà họ đã từng chung sống, nhưng bà hoàn toàn mãn nguyện bởi vì bà có Chúa, con cháu và nhiều bạn bè.
Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng tôi tiên đoán rằng con cháu của những người nầy là những người duy trì mốt quan hệ thân thiết trong gia đình sẽ có được tình yêu thương giống như vậy khi họ lớn lên. Xây dựng mối quan hệ gia đình ngay bây giờ sẽ nhận được nhiều lợi ích trong tương lai.
Thích Ứng Với Sự Hưu Hạ
Một thay đổi khác mà một người cần phải thích ứng là có thời gian nhàn hạ khi đến tuổi về hưu. Trong những năm tháng bận rộn có thể chúng ta nhìn những người về hưu với mộ chút ghen tỵ. Họ có thể đánh golf hoặc đi câu bất cứ lúc nào họ muốn. Họ có thể ngủ vào mọi buổi sáng. Cuộc sống họ thật tuyệt. Nhưng thật ra những người về hưu không cảm thấy thoải mái khi nằm trên giường lâu hơn là khi họ còn làm việc. Họ cảm thấy rằng đánh golf và câu cá, những hoạt động giải trí tuyệt vời cho một người đang làm việc, không phải là loại hoạt động mà họ có thể vui hưởng nhiều giờ mỗi ngày. Hậu quả là một số người về hưu cảm thấy buồn tẻ, sống không thuận hòa với người bạn đời của họ và không ít thì nhiều họ đang ngồi chờ chết.
Mặt khác, một số người về hưu hân hoan nói rằng họ có thể có nhiều hoạt động khi hưu hạ. Họ có thời gian hơn để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày. Họ bận rộn với những dự án trong nhà. Họ tìm hiểu để biết có thể làm gì cho người khác. Họ tham gia vào nhiều hoạt động trong nhà thờ. Họ có thời gian cho con cháu. Họ ghi danh tham dự lớp học Kinh Thánh. Họ tự hỏi rằng làm thế nào để họ có thời gian để kiếm sống.
Bốn điều dưới đây là những yếu tố chính để sống vui khi hưu hạ: (1) thời gian tĩnh nguyện ý nghĩa, (2) những hoạt động vui thích, (3) phục vụ hữu ích và (4) có đầu óc học hỏi và năng động.
1. Thời gian tĩnh nguyện ý nghĩa.
Để thời gian mỗi ngày để nuôi dưỡng linh hồn bạn và cầu nguyện, vừa với người phối ngẫu vừa riêng tư. Mỗi người có thể tự quyết định phương pháp và thời gian tĩnh nguyện là bao lâu. Hàng ngàn người về hưu sử dụng Lời Sống Hằng Ngày trong giờ tĩnh nguyện chung và đọc thêm loại sách tĩnh nguyện khác vào giờ tĩnh nguyện riêng. Một số người soạn các vấn đề cầu nguyện và cầu nguyện một cách hệ thống. Một số khác dựa vào trí nhớ và sự thôi thúc của Đức Thánh Linh khi họ cầu thay.
Người thánh là người “vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va” (Thi Thiên 1:2). Người thánh cũng cầu nguyện, “buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và trông đợi” (Thi Thiên 5:3). Đa-ni-ên, một cụ già bị đưa đi xa khỏi dân tộc của ông, đã lên căn phòng trên lầu cao ba lần một ngày, mở cửa sổ ra hướng về Chúa Giê-xu, quỳ gối và “cầu nguyện, xưng tạ trước mặt Đức Chúa Trời mình” (Đa-ni-ên 6:10). Chúa Giê-xu bảo chúng ta “hãy xin,” “hãy tìm,” và “hãy gõ cửa” trong khi cầu nguyện (Ma-thi-ơ 7:7). Phao-lô nhắc nhở chúng ta cầu nguyện (Rô-ma 12:12; Ê-phê-sô 6:17-18; Phi-líp 4:6; Cô-lô-se 4:2; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17; I Ti-mô-thê 2:1). Đời sống tĩnh nguyện – đọc Kinh Thánh và cầu nguyện – là yếu tố cần thiết trong cuộc đời của một người về hưu kính mến Đức Chúa Trời.
2. Những hoạt động vui thích.
Một người về hưu cũng nên tham gia vào những hoạt động thú vị. Kinh Thánh không nói đến điều nầy, nhưng Kinh Thánh biết rõ nhu cầu của con người chúng ta cần đến thú vui lành mạnh qua những sinh hoạt. Chỉ có hoạt động chúng ta mới thực sự thấy vui thú trong sự yên nghỉ. Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên ngày Sa-bát để giàu nghèo, nam nữ, có thể nghỉ ngơi sau khi lao động vất vả. Nhưng nghỉ ngơi sau công việc khác hẳn với lười nhác.
Tác giả Châm Ngôn nhiều lần cảnh cáo kẻ biếng nhác (6:6,9) và chây lười (12:24). Phao-lô cảnh cáo những kẻ ăn không ngồi rồi (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:11; I Ti-mô-thê 5:13). Vui hưởng là tốt; ăn không ngồi rồi là xấu. Cách để có được sự vui thú thích hợp là có những hoạt động lành mạnh. Một số người chọn việc sửa sang nhà cửa. Một người về hưu kể cho tôi rằng ông sung sướng khi vợ ông nhờ ông sửa chiếc vòi bị rỉ nước hoặc một đồ dùng cần sửa. Một số người có thể chọn sở thích riêng. Những người khác rất thích thú khi đánh golf, câu cá hoặc xem các sự kiện thể thao. Nhiều thú vui sẵn dành cho những người tự giam mình trong nhà. Hãy tìm một điều gì đó để bạn có thể vui thích và bỏ một số thời giờ để làm điều nầy. Châm Ngôn 17:22 nói, “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay.”
3. Phục vụ hữu ích.
Yếu tố cần thiết thứ ba để sử dụng thời gian khi hưu hạ là đến với người khác. Đối với Cơ Đốc nhân đây có thể là phương cách hiệu quả để làm chứng.
Tôi biết một bà cụ là một đầu bếp giỏi. Bà tìm nhiều cơ hội để đem những phần ăn đến cho những gia đình có người mẹ bịnh hay phải nằm bịnh viện. Bà cũng vận động những người phụ nữ khác cùng tham gia khi bịnh tình của người mẹ kéo dài. Một người đàn ông về hưu khác thích sửa chửa đồ đạc miễn phí cho những cụ già không còn làm mộc hoặc hàn chì được. Một mục sư về hưu trong một cộng đồng nhỏ xem những cáo phó trên một tờ báo địa phương và viết thư riêng cho gia đình để bày tỏ sự cảm thông và đề nghị tư vấn miễn phí cho họ. Một phụ nữ ở độ tuổi tám mươi gởi những lá thư khích lệ những thanh niên sắp tốt nghiệp, những người tàn tật, những người bị mất mát người thân, những người đang nằm bệnh viện. Một cụ bà khác điện thoại thăm hỏi những người bà biết đang cô đơn.
Cách sử dụng thời gian như vậy khiến cho chúng ta trở nên cực kỳ hữu ích. Tác giả Thi Thiên mô tả phước hạnh và bông trái của những cụ già yêu mến Đức Chúa Trời như sau:
Người công bình sẽ mọc lên như cây kè,
Lớn lên như cây hương nam trên Li-ban.
Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giê-hô-va
Sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta.
(Thi Thiên 92:12-15).
4. Có đầu óc học hỏi và năng động.
Một yếu tố khác trong việc sử dụng cách tốt nhất những năm tháng về hưu là duy trì một đầu óc năng động. Đang khi một vài người bắt đầu đảng trí hoặc mắc chứng Alzheimer, đa số vẫn có thể học hỏi, ghi nhớ. Thật lý thú, Kinh Thánh mô tả một số người minh mẫn và đầy sức sống trong tuổi già.
Gia-cốp, gần 150 tuổi khi qua đời, đã gọi các con trai đến bên gường ông và bởi thần cảm ông nói một cách hùng hồn những lời tiên tri về tương lai xa (Sáng Thế Ký 48-49). Khi đến tuổi 120, với đầu óc minh mẫn Môi-se đã leo lên núi để chết ở đó (Phục Truyền 34). Vào tuổi 85, Ca-lép cầu xin đặc quyền lãnh đạo chiến dịch quân sự chinh phục vùng đồi núi ông ưa thích mà sau nầy được đặt tên là Hếp-rôn (Giô-suê 14). Sau khi được giải cứu khỏi hang sư tử cách kỳ diệu, Đa-ni-ên ít ra đã 90 tuổi, “cứ được thạnh vượng như vậy trong đời vua Đa-ri-út và vua Si-ru là người Phe-rơ-sơ” (Đa-ni-ên 6:28). Lúc Chúa Giê-xu hạ sinh, cả hai cụ ông Si-mê-ôn và cụ bà góa An-ne nhận biết Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si theo lời hứa và họ đã nói một cách thật cảm động về ý nghĩa của việc Ngài đã đến trong thế gian (Lu-ca 2:25-38).
Ý kiến cho rằng người già bị lão suy là chuyện bình thường không được Kinh Thánh lẫn những dữ liệu thu thập trong bao năm qua ủng hộ. Phần lớn những gì đưa đến chứng lão suy đó là nhiều người già bị đặt trong hoàn cảnh mà người ta không trông cậy gì ở nơi họ. Sau khi trình bày một loạt các bịnh án, tiến sĩ nổi tiếng William Gasser kết luận rằng hầu hết những người mắc chứng lão suy được chữa lành khi họ nhận trách nhiệm được giao cho họ và được tạo cơ hội để tư duy sáng tạo.
Trí nhớ giảm dần khi năm tháng thêm nhiều lên. Người già có khuynh hướng quên chỗ mà họ để đồ vật. Họ không thể nhớ nhanh được. Có thể một phần vì họ không tập trung vào những điều mà họ xem là không quan trọng. Cũng có thể là khi họ cố nhớ nhưng đầu óc họ bị lộn xộn bởi sự lo lắng mà họ cảm thấy khó mà bỏ qua một bên được. Người già không nên hốt hoảng khi họ phát hiện ra những điều như thế. Giới trẻ không nên vội vàng kết luận rằng cha mẹ họ mắc chứng lão suy hoặc bịnh Alzhiemer.
Những người già là những người muốn tiếp tục học tin rằng họ có thể học thuộc lòng và việc ghi nhớ có khả năng giúp cho tâm trí họ tinh tường. Những người xem việc học Kinh Thánh và cầu nguyện là phần quan trọng trong cuộc đời của họ sẽ tăng trưởng về mặt thuộc linh. Sự kết hợp của những hiểu biết mới với những hồi ức của quá khứ có thể làm cho mọi lãnh vực của cuộc sống trở nên phong phú, nâng cao khả năng vui hưởng những thú vui đơn giản: sử dụng thị giác, thính giác va khứu giác để cảm nhận thế giới tự nhiên; chuyện trò và cười đùa với trẻ con; tình thân nhã nhặn với người thân yêu và bè bạn. Điều nầy sẽ giúp cho những tín hữu lớn tuổi – ngay cả những người phải chịu nhiều đau đớn – tìm thấy niềm vui lớn trong những năm cuối đời. Những năm tháng hưu hạ có thể trở nên phong phú, hữu ích và tôn vinh Đức Chúa Trời.
Chuẩn Bị Cho Cái Chết Của Người Phối Ngẫu
Một trong những thay đổi gây đau buồn nhiều nhất trong cuộc sống là người phối ngẫu bị cái chết đem đi. Điều nầy có thể xảy ra khi chúng ta còn trẻ, nhưng khi về già khả năng nầy càng lớn hơn. Chúng ta cùng xem xét sự kiện nghiêm trọng nầy từ hai góc độ: trước khi nó xảy ra và sau khi nó xảy ra.
Trước Khi Người Phối Ngẫu Qua Đời.
Các cặp vợ chồng phải đối diện với sự thật rằng một người có khả năng chết trước người kia. Họ sẽ phải chuẩn bị cho bản thân bằng cách thảo luận những vấn đề thực tiễn mà người còn sống sẽ phải đối diện. Họ phải đồng ý với nhau về sự trị liệu y khoa và việc sử dụng phương tiện hổ trợ sự sống nếu điều nầy kéo dài quá trình hấp hối. Người phối ngẫu còn sống sẽ phải chuẩn bị hoặc là dời vào sống trong nhà dưỡng lão hoặc tiếp tục sống trong ngôi nhà mà họ đã chung sống. Người còn sống có khả năng ít cảm thấy tội lỗi về việc không lựa chọn những phương pháp làm giảm sự đau đớn nếu họ thảo luận cẩn thận vấn đề nầy trước. Bằng cách nói thẳng với nhau về những vấn để thực tế nầy, người phối ngẫu còn sẽ được trang bị tốt hơn để tiếp tục sống một mình.
Vấn đề thực tế nầy, cộng với sức mạnh thuộc linh có được qua việc học Kinh Thánh và qua mối thông công Cơ Đốc, chuẩn bị cho chúng ta đối phó với điều không thể tránh khỏi nầy. Khi tăng trưởng thuộc linh đến chỗ chúng ta biết qua kinh nghiệm rằng “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:16), chúng ta sẽ chấp nhận sự mất mát người thân yêu bằng sức mạnh vượt lên trên sức mạnh của chúng ta.
Sau Khi Người Phối Ngẫu Qua Đời.
Khi người phối ngẫu qua đời, người còn sống phần nào chết lặng đi. Điều nầy làm giảm đi nỗi đau tức thời. Thêm vào đó là người thân và bạn bè an ủi, giúp đỡ. Nỗi đau sẽ tăng dần ít tuần sau khi người còn sống đối diện với thực tế. Người còn sống có thể nghĩ rằng đời không đáng sống. Đây không phải là lúc để thực hiện những quyết định quan trọng.
Nhiều người mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi hành động vội vàng trong thời gian xuống tinh thần nầy. Một trong những người bạn già của tôi đã bán đi căn nhà lưu động để dời về sống với các con ngay trong tháng đầu sau cái chết của người vợ. Sáu tháng sau anh bắt đầu nhớ những người trong công viên nơi anh đã sống. Nhưng chỗ đậu xe đã đầy và hiện tại không còn nhà lưu động trên thị trường. Anh vào sống trong nhà dưỡng lão và khá yêu thích nơi nầy. Nhưng anh nói rằng lẽ ra anh không nên thực hiện quyết định lớn và quan trọng ngay sau cái chết của vợ.
Trong thời kỳ điều chỉnh nầy, nhiều người có thể nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ vui sống trở lại. Nghĩ như thế là hoàn toàn không đúng. Tác giả Thi Thiên 30, một bài hát tạ ơn cá nhân, ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài nghe tiếng kêu khóc của ông trong thời kỳ ông gặp phải đau buồn lớn. Ông vui mừng tin chắc rằng lời cuối cùng thốt ra từ môi miệng của những đứa con vâng lời Đức Chúa Trời sẽ là những tiếng kêu vui mừng. Sau cùng, bài hát ngợi khen nầy sẽ được hát lên bởi tất cả những người được cứu chuộc trong thiên đàng. Nhưng ngay cả trên đất, những giọt nước mắt trong đêm sẽ được nối tiếp bằng những bài ca buổi sáng. “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng” (Thi Thiên 30:5).
Carolyn biết đời chị sẽ sớm kết thúc, nhưng chị được những thành viên trong gia đình đang buồn rầu bảo đảm rằng họ “sẽ vui cười trở lại.” Chồng chị là Eugene, một người đàn ông tốt bụng và nhạy cảm, nhớ chị không lời nào tả xiết. Nhưng anh nói với tôi rằng một lần nữa anh lại thấy đời đáng vui sống. Anh “không mất” vợ. Anh biết nơi chị đang ở và mong chờ gặp lại chị.
Mất Sự Độc Lập
Một điều chỉnh khác liên quan đến triển vọng sống phụ thuộc. Về già, chúng ta có khả năng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào người khác. Mức độ phụ thuộc thay đổi rất lớn. Một số người vẫn giữ sự độc lập cho đến chết, khi những người khác không tự lo liệu cho bản thân được trong nhiều năm. Chúng ta không thể dự đoán mình sẽ trở nên phục thuộc như thế nào và tốt hơn hết là không nên biết. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin cậy nơi Ngài. Điều nầy đem chúng ta trở lại với lời khuyên rằng chúng ta đừng lo lắng, bởi vì làm như thế là thiếu tin cậy nơi Cha thiên thượng. Chúa Giê-xu phán, “Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy” (Ma-thi-ơ 6:34).
“Sự kiêu ngạo của chúng ta có thể là kẻ thù lớn nhất khi chúng ta bắt đầu cần sự giúp đỡ của người khác.”
Đôi khi bằng lý trí người ta biết rằng chẳng bao lâu họ phải đối diện với thực tế. Một mục sư 52 tuổi, đã từ chức bởi vì ông đang ở thời kỳ đầu của căn bịnh Alzeimer, nói rằng ông hy vọng dầu trí não ông bị rối loạn, nhưng tâm linh ông vẫn ở trong sự tương giao với Đức Chúa Trời. Ông nói ông cảm thấy vợ và gia đình ông bị tổn hại hơn là với bản thân ông. Ông tìm thấy sự yên ủi lớn trong sự tin cậy rằng một ngày kia ông sẽ ở trong thiên đàng là nơi ông sẽ trở nên trọn vẹn hơn.
Sự kiêu ngạo của chúng ta có thể là kẻ thù lớn nhất khi chúng ta bắt đầu cần sự giúp đỡ của người khác. Vì thế chúng ta nên xem sự bất lực của chúng ta như là sự rèn tập được định sẵn để khiến chúng ta trở nên khiêm nhường và trở nên giống Đấng Christ. Chúng ta cũng cần hiểu rằng nhiều người thấy rất thỏa nguyện và vui mừng trong việc giúp đỡ người khác. Margaret, một người bạn Cơ Đốc làm việc trong một nhà an dưỡng với thù lao rất thấp, nói với tôi rằng chị làm như thế bởi vì đây là việc làm hữu ích. Nhiều người phụ nữ cao tuổi chăm sóc những người chồng nay đau mai ốm của họ tìm thấy niềm vui lớn trong trong công việc của tình yêu thương.
Có thể một trong những lý do để Chúa Giê-xu nói “Ta khát” đang khi Ngài bị treo thân trên cây thập tự là để tạo cơ hội cho một người nào đó bày tỏ tình yêu thương đối với Ngài. Người đàn ông nhúng miếng bọt biển vào giấm và đưa cho Cứu Chúa có thể tìm thấy niềm vui lớn khi được cho phép làm việc nhỏ nầy (xem Giăng 19:28-30).
Trù Tính Để Lại Di Sản
Có một thay đổi lớn khác xảy ra khi chúng ta qua đời. Chúng ta sẽ ở trong nhà mới của mình, không còn ở đây để giao tiếp với người thân và bè bạn. Chúng ta sẽ để lại đằng sau của cải ở trần thế mà chúng ta tích lũy và ảnh hưởng mà chúng ta cố sức đạt được. Khi còn trẻ, chúng ta không nghĩ nhiều đến việc những người thân yêu của mình sẽ phân chia tài sản của chúng ta như thế nào. Nhưng bởi vì cái chết luôn có khả năng xảy ra, tất cả chúng ta dầu trẻ hay già nên lập di chúc hay sự ủy thác nói rõ tài sản chúng ta sẽ được sử dụng như thế nào. Người phối ngẫu còn sống và các con đáng nhận được sự bảo vệ nầy. Điều nầy quan trọng gấp đôi khi chúng ta lớn tuổi.
Dĩ nhiên, theo quan điểm đời đời, giá trị của những tài sản ở trên đất không quan trọng như ảnh hưởng thuộc linh mà chúng ta tạo được khi còn sống. Đây là điều mà mọi người nên ghi nhớ khi còn trẻ. Tôi biết những người cha có những hồi ức đẹp về những người con đã qua đời của họ. Sự thật là chúng ta là loại người như thế nào trong đời quyết định “mùi thơm” mà chúng ta để lại sau khi chết. Phao-lô sử dụng ẩn dụ mùi thơm một cách hùng hồn:
Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn 15Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất 16Cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống. – Ai xứng đáng cho những sự nầy? (II Cô-rinh-tô 2:14-16).
“Mùi thơm” của bạn còn lưu giữ lâu trên đất sau khi bạn ra đi và sẽ theo bạn mãi mãi trong những con người được vinh hiển đã chịu ảnh hưởng bởi mùi thơm của đời sống bạn. Sự thay đổi từ chỗ ảnh hưởng đang khi ở trên đất đến chỗ ảnh hưởng đang khi ở thiên đàng là sự thay đổi mà bạn có thể chuẩn bị.
Đánh Giá Việc Làm Của Bạn
Ở trên đất, việc làm của chúng ta được đánh giá bởi những người đồng thời với chúng ta. Nhưng khi vào thiên đàng, việc làm của chúng ta sẽ được Chúa Giê-xu xem xét. “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt” (II Cô-rinh-tô 5:10).
Chúng ta không cần phải sợ sự điều chỉnh nầy, khi hỏi rằng chúng ta sẽ bị kết tội hay không. Chúng ta được cứu chuộc khi chúng ta tin Đấng Christ. Tại ngai phán xét, đời sống chúng ta sẽ được đánh giá. Chúng ta sử dụng ân tứ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta như thế nào? Chúng ta sử dụng thời gian ra sao? Chúng ta trung tín tận dụng các cơ hội chúng ta có ra sao? Chúng ta được cứu bởi ân điển thông qua đức tin, nhưng Đức Chúa Trời không có ý định rằng đức tin sẽ đứng đơn độc. Ngài mong mỏi đức tin chúng ta sẽ tự bày tỏ qua tình yêu thương và sự vâng lời. Chúng ta sẽ nhận được sự khen ngợi nếu chúng ta làm tốt. Không được khen ngợi là sự mất mát lớn.
“Chúng ta được cứu bởi ân điển thông qua đức tin, nhưng Đức Chúa Trời không định rằng đức tin sẽ đứng đơn độc.”
Trong I Cô-rinh-tô 3:10-15, Phao-lô mô tả tượng trưng đời sống Cơ Đốc nhân như là nền bằng “vàng, bạc, bửu thạch,” hoặc bằng “gỗ, cỏ khô, rơm rạ.” Những gì chúng ta xây trên nền nầy sẽ bị thử bởi lửa. Nếu sau khi tin Đấng Christ, chúng ta sống đời sống tận hiến và vâng lời, chúng ta sẽ được tưởng thưởng – vàng, bạc, bửu thạch sẽ chịu được lửa. Chúng ta sẽ nhận lời sự khen ngợi và phần thưởng từ Ngài. Mặt khác, nếu sau khi tiếp nhận Đấng Christ, chúng ta không sống vâng lời, chúng ta sẽ không nhận được sự khen ngợi của Ngài.
Trong thời nầy Cơ Đốc nhân vẫn thường xem nhẹ ngai phán xét của Đấng Christ. Trong xã hội thịnh vượng của chúng ta, nhiều tín hữu muốn có những điều tốt nhất của cả hai thế giới. Họ tự đánh lừa bản thân bằng cách chấp nhận ý tưởng cho rằng phần thưởng nhiều hay ít là không quan trọng. Nhưng sứ đồ Phao-lô không xem ngai phán xét theo cách nầy. Ngay sau khi đề cập đến việc chúng ta phải ứng hầu để chịu phán xét, ông công bố, “Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin; Đức Chúa Trời biết chúng tôi, và tôi mong anh em cũng biết chúng tôi trong lương tâm mình” (II Cô-rinh-tô 5:11). Nỗi sợ làm một điều gì đó khiến cho Chúa Giê-xu đau buồn khiến cho ông không sống giả hình.
Châm Ngôn 16:6 công bố, “Nhờ sự nhân từ và chân thật tội lỗi được chuộc; Và bởi sự kính sợ Đức Giê-hô-va người ta xây bỏ điều ác.” Nỗi sợ bị phán xét là nỗi sợ đem lại sự thanh tẩy. Chúng ta phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi chúng ta xem nhẹ sự ứng hầu đáng sợ trước mặt Đức Chúa Trời.
Việc chúng ta ứng hầu để chịu phán xét là sự kiện không thể xem nhẹ, mà còn phải thiết tha trông đợi. Đối với những người vâng lời, ngày chúng ta chịu phán xét sẽ là ngày được nhận mão miện. chúng ta sẽ mặt đối mặt với Cứu Chúa mà chúng ta yêu mến và tôn thờ. Sứ đồ Phao-lô trông đợi ngày nầy. Đây là dịp để ông nhận được “mão triều thiên của sự công bình” là phần thưởng dành cho “mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài (II Ti-mô-thê 4:8).
“Nhìn thấy Chúa Giê-xu và nghe lời “tốt lắm” của Ngài sẽ là cực điểm của sự hiện hữu của chúng ta.”
Quan án phán xét chúng ta là Đấng đã treo thân trên cây thập tự vì chúng ta, là Đấng phá tan quyền lực của sự chết vì chúng ta, là Đấng hiện ở trên trời với tư cách là người bạn hiểu rõ chúng ta và là người cầu thay cho chúng ta. Nhìn thấy Chúa Giê-xu và nghe lời “tốt lắm” của Ngài là cực điểm của sự hiện hữu của chúng ta.
Một Vị Vua Sùng Kính Không Kết Thúc Tốt Đẹp
Đa-vít vua Y-sơ-ra-ên đã khởi đầu tốt đẹp (I Sam 16 – I Các Vua 2:10; I Sử Ký 1-29). Khi còn trai trẻ ông bày tỏ niềm tin cậy không chút sợ hãi nơi Đức Chúa Trời khi ông giết Gô-li-át (I Sa-mu-ên-mu-ên 17). Ông là một thi nhân, nhạc sĩ và tác giả tài ba. Tiên tri Sa-mu-ên nói ông là “một người theo lòng Đức Chúa Trời” (I Sa-mu-ên 13:14). Trong nhiều mặt, ông là một vị vua vĩ đại. Dầu vậy ông đã bắt chước các vị vua ngoại đạo cưới nhiều vợ. Khi vào độ tuổi năm mươi, ông đã gây tai họa khủng khiếp cho đời ông khi phạm tội tà dâm với Bát-sê-ba và sắp đặt cho cái chết của chồng bà.
Những năm cuối đời của Đa-vít cho thấy ông đã không kết thúc tốt đẹp. Khi nghe con trai của ông là Am-nôn cưỡng hiếp Ta-ma con gái ông, Đa-vít nỗi giận nhưng ông chẳng làm gì cả. Sau nầy, khi Áp-sa-lôn con trai ông giết Am-nôn, ông đã than khóc cho cái chết của Am-nôn và nói chuyện với Áp-sa-lôm, nhưng lại không cố gắng tiếp xúc với con trai ông (II Sa-mu-ên 13-14). Mấy năm sau Đa-vít ra lịnh kiểm tra dân số để biểu dương sức mạnh quân sự, dầu Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân Ngài rằng họ không nên tin cậy vào ngựa, xe và binh lực, nhưng tin cậy nơi Ngài (Phục Truyền 17:15-16). Ngay cả khi ở vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, Đa-vít bày tỏ tinh thần trái với ý định của Đức Chúa Trời là yêu thương kẻ thù khi ông truyền lịnh cho Sa-lô-môn tìm cách để trừ diệt Giô-áp và Si-mê-i. Đúng là ông phải chịu nhiều đau buồn bởi những việc làm sai trái của những con người nầy, nhưng nếu ông không đòi trả thù ông sẽ làm cho những hàm ý thuộc linh trong một số thi thiên của ông trở nên tốt hơn, hay hơn.
Một Ngưới Trước Kia Là Người Pha-ri-si Kết Thúc Tốt Đẹp
Phao-lô là một người Pha-ri-si gia giáo và là một người Giu-đa nhiệt thành (Công Vụ 9-28). Bởi vì lòng trung thành thái quá với Luật Pháp Môi-se, ông ghét sứ điệp Phúc Âm được công bố bởi Cơ Đốc nhân. Ông tán thành việc ném đá Ê-tiên và tiếp tục những hành động bắt bớ, nhưng ông đã cải đạo một cách kỳ diệu khi Đấng Christ hiện ra với ông. Lúc đó ông nói, “Lạy Chúa, Ngài muốn con phải làm gì?” (Công Vụ 9:6). Điều nầy trở thành niềm đam mê trong cuộc đời ông.
Phao-lô tiếp tục hầu việc Chúa không mệt mỏi và chịu gian khổ không thể nào tin được trong suốt hơn 30 năm (II Cô-rinh-tô 11:23-33). Ông không bao giờ chùn bước ngay cả khi các tín hữu hiểu lầm và vu khống ông (Phi-líp 1:14-18).
Cuối cùng,Phao-lô bị bắt và bị kết án tử hình trong ngục tối Mamertime, có lẽ là bị chém đầu. Khi biết kết cuộc trên đất của ông đến gần, ông viết:
Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài (II Ti-mô-thê 4:7-8).
Kể từ ngày đầu tin Chúa Giê-xu Christ, ông đã sống gương mẫu. Không lạ gì ông đã kết thúc đời mình một cách đắc thắng. Chúng ta có thể nói về sứ đồ Phao-lô rằng “Ông đã kết thúc tốt đẹp.”
Câu Chuyện Kết Thúc Của Bạn
Nằm liệt gường vì chứng ung thư não. Paul Henry là nghị sĩ bang Michigan (Mỹ) tóm tắt tình trạng của ông bằng những lời như sau, “Tôi tiếp tục đi với Đức Chúa Trời.” Một thời gian ngắn sau Đức Chúa Trời đã đem Paul đi với Ngài. Cái chết chậm chạp và vô cùng đau đớn bởi căn bịnh ung thư não không phải là cái chết dễ dàng. Có thể nói rằng Paul Henry đã kết thúc tốt đẹp. Ông đã để lại đằng sau mùi thơm của một đức tin mạnh mẽ và một đời sống được biến đổi.
Bạn cũng có thể kết thúc tốt đẹp. Để làm được như thế, trước hết bạn phải là một thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời. Nếu bạn chưa làm điều nầy, bạn có thể làm bằng cách xưng tội của bạn, thừa nhận rằng bạn cần sự tha thứ của Đức Chúa Trời, tin những gì Kinh Thánh phán về Chúa Giê-xu là Đấng chết vì bạn và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của bạn (xem Rô-ma 3:23; 6;23; 10:9-10,13). Những điều nầy giúp bạn đi đúng đường, nhưng đây chỉ là khởi đầu của bạn.
Nếu bạn muốn “sống và chết một cách phước hạnh,” như đã nói trong một sách giáo lý mà tôi đã học khi còn là một cậu bé, bạn phải hướng mục tiêu của đời bạn đến chỗ “bày tỏ lòng biết ơn của bạn” về sự cứu rỗi của Ngài. Bạn phải tăng trưởng về mặt thuộc linh bằng cách giữ sự gần gũi với Ngài qua sự xưng tội của bạn (I Giăng 1:8-9), yêu thương kẻ thù của bạn (Ma-thi-ơ 5:44) và để Đức Thánh Linh kiểm soát cuộc đời của bạn để bạn “được đầy dẫy” Ngài (Ê-phê-sô 5:18-21).
Nếu bạn đi theo con đường nầy khi bạn bày tỏ lòng tri ân với Đức Chúa Trời, bạn sẽ kết thúc tốt đẹp. Bạn còn mong muốn gì hơn?
(Truyền Đạo Võ Minh Sơn dịch từ quyển Finishing Well)