Tư vấn Cơ Đốc: Chương 7 – SỰ CÔ ĐƠN (phần kết)

1359

CHƯƠNG 7

SỰ CÔ ĐƠN (phần kết)

NGĂN CHẶN SỰ CÔ ĐƠN

Có vài cách ngăn chặn sự cô đơn hoặc có thể khiến cho sự cô đơn giảm dần.

1.Làm cho Hội Thánh địa phương được mạnh mẽ.

     Để ngăn chặn sự cô đơn, người ta nên được khích lệ để thờ phượng trong Hội Thánh, tham gia các sinh hoạt trong Hội Thánh, và chấp nhận mối thông công lẫn nhau của các thành viên trong Hội Thánh. Các nhóm học Kinh Thánh nhỏ hoặc các nhóm trưởng thành thuộc linh, những buổi liên hoan ăn uống vui chơi đơn sơ, các ngày làm việc ủng hộ Hội Thánh hoặc các dự án cộng đồng, sự tham gia vào ca đoàn – những điều này đều là các hoạt động của Hội Thánh để đem lại cơ hội cho những người cô đơn xây dựng cho mình những sự tiếp xúc đầy ý nghĩa với những người khác.

     Vì thế, trong việc ngăn chặn sự cô đơn, người lãnh đạo Hội Thánh phải kích thích mọi người gắn bó với Hội Thánh, khuyến giục các thành viên trong Hội thánh nên yêu thương nhau, ủng hộ nhau, chấp nhận nhau, tha thứ nhau, quan tâm, và chào đón nhau trong mối thông công thân ái. Trong thời đại khi mà quá nhiều người xa cách với gia đình của họ, Hội Thánh nên hình thành hệ thống mạng lưới các gia đình chăm sóc lẫn nhau. Thêm vào đó phải có cơ hội cho các hoạt động hữu ích, đặc biệt là những kỳ nghỉ cuối tuần, tất cả nên ở trong nỗ lực để tìm kiếm tình yêu thương và sự thông công với nhau.

  1. Thích nghi với sự thay đổi.

     Trong một cuốn sách viết về sự cô đơn, Ralph Keyes đã viết rằng “hầu hết mọi con người đều muốn có một tình cảm cộng đồng đối với những người khác, thế nhưng sự riêng tư, sự tiện lợi, và sự tự do là những điều mà con người mong muốn nhiều hơn. Thật đáng tiếc, những điều này dường như ngăn chặn sự gần gũi cộng đồng nhiều nhất”. Trong thời kỳ hiện đại có nhiều biến đổi nhanh chóng như kỹ thuật vi tính, sự đô thị hóa, tivi… có khả năng ảnh hưởng cuốn hút tâm trí con người, vì thế để có được sự gần gũi với những người khác chúng ta phải có thời gian và lòng quan tâm cố gắng để xây dựng các mối quan hệ.

     Những nghiên cứu, những sự giới thiệu trong lớp học, và các khóa tư vấn, tất cả đều có thể được sử dụng để giúp đỡ nhiều người quản lý thời gian hoặc các mối quan hệ tốt, nhờ đó có thể ngăn chặn được sự cô đơn.

 3.Xây dựng giá trị bản thân và khả năng.

     Thỉnh thoảng chúng ta thấy sự cô đơn xuất hiện khi người ta tự đánh mất chính mình, một quan niệm cá nhân nghèo nàn, hoặc thiếu các kỹ năng về xã hội. Bằng những thái độ hoặc hành động của họ, học tập những kỹ năng về xã hội, khả năng giao tiếp, và những thái độ thực tế tươi trẻ hướng đến cuộc sống, sẽ tốt hơn để một người có thể quan hệ với những người khác và tránh được sự cô đơn.

     Những điều này có thể được dạy dỗ trong các bài giảng tại nhà thờ, tại trường học, trong các văn phòng tư vấn, sách báo, tạp chí, và băng từ… Các sự dạy dỗ này sẽ có hiệu quả, nếu như chúng được thực hành ở nhà. Dạy dỗ các thành viên gia đình để giao tiếp một cách cởi mở, để kính trọng và chăm sóc lẫn nhau, để chấp nhận những sự khác biệt riêng tư, để cùng làm việc, thư giãn, và cùng nhau thờ phượng. Đó là những cách mà những người tư vấn và các thành viên trong Hội Thánh có thể giảm được sự cô đơn đồng thời ngăn chặn sự gia tăng và sự xuất hiện của nó. Bằng việc đánh giá các nan đề này, sự đơn độc thường có thể được ngăn chặn.

4.Kích thích sự tăng trưởng thuộc linh

     Sự cô đơn chỉ giảm bớt hoặc được ngăn chặn khi nhiều người được giúp đỡ để xây dựng các mối quan hệ thân mật với Đức Chúa Trời cũng như với những người khác. Khi người ta có thể hiểu những ân tứ của họ và gắn kết được với các mục đích sâu sắc của Đức Chúa Trời dành cho họ, sự cô đơn sẽ mất dần đi trong một cuộc sống, biết yêu thương và tận hiến. Khi đó sự trống rỗng sẽ được lấp đầy với nhiều ý nghĩa đích thực. Vì thế, việc giúp đỡ người khác có thể tăng trưởng về thuộc linh, là một phương pháp đầy ý nghĩa nhằm ngăn chặn sự cô đơn.

KẾT LUẬN  

     Hầu hết chúng ta sống trong một xã hội có sự thay đổi nhanh chóng với những kỹ thuật hiện đại, làm mất đi sự gần gũi và kích thích sự cô đơn. Trong một nỗ lực để tìm kiếm sự thân mật và giải phóng những cảm giác cô đơn trong tâm hồn, nhiều người như mù lòa, hoà mình vào thú vui hoặc san sẻ cởi mở với những người khác (chẳng hạn như có những người bạn tình cờ, những bạn nhậu, hoặc những người bạn mới quen).

     Các mối quan hệ nhằm chăm sóc người khác sẽ giúp giảm dần sự cô đơn, đặc biệt là khi giúp nhiều người có thể giũ bỏ lòng thù hằn, sự tự cao thấp hèn, sự mặc cảm về xã hội, và thiếu tự tin. Thế nhưng, việc tự cho mình là tự tin và sự thông công với những người xung quanh, tự nó không mang lại một giải pháp lâu bền nào đối với nan đề cô đơn. Chúng ta cần giúp đỡ người khác phát triển các mối quan hệ thân mật với Đức Chúa Trời. Chúng ta cần giúp đỡ họ xây dựng những sự liên quan với nhau mạnh mẽ hơn, ít nhất là giúp một vài người nào đó, bao gồm các thành viên gia đình, nơi mà có thể có sự cởi mở, sự chấp nhận và kính trọng lẫn nhau.

CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

Ellison, Craig W. Saying Good-bye to Loneliness and Finding Intimacy. San Francisco: Harper & Row, 1983.*

Gordon, Suzanne. Lonely in America. New York: Simon and Schuster, 1976.*

Natale, Samuel M., ed. Psychotherapy and the Lonely Patient. New York: Haworth Press, 1986.

Peplau, L. A., and D. Perlman, eds. Loneliness: A Sourcebook of Current Theory, Research and Therapy. New York: Wiley-Interscience, 1982.

Paul Tournier. Escape from Loneliness. Philadelphia: Westminster, 1962.*

 Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

 

Bài trướcHậu Quả Của Sự Không Vâng Lời – 24/6/2024 
Bài tiếp theoĐà Nẵng: Bổ Nhiệm Quản Nhiệm Chi Hội Hòa Thọ