Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 1)

1432

Sự hiện diện của Chúa trong nỗi đau của Gióp

Bill Crowder

 

Quy luật về mùa thu hoạch rất dễ hiểu. Hễ gieo cây nào thì gặt quả đó. Như sứ đồ Phao-lô đã viết cho Hội thánh đầu tiên tại Ga-la-ti: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu; vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy.” (Ga-la-ti 6:7)  

 

Quan điểm tương tự này cũng được diễn tả ngay trong sách Gióp. Một người bạn của Gióp là người cho rằng Gióp đáng bị những tai họa luôn ập đến, đã hỏi Gióp rằng:  “Ông hãy suy xét lại,  có bao giờ có kẻ vô tội bị hư mất không? Đâu có người ngay thẳng lại bị trừ diệt như điều tôi đã thấy, ai cày sự gian ác và gieo điều khuấy rối thì lại gặt lấy nó.” (Gióp 4:7-8)

 

Suy cho cùng, quy luật về mùa thu hoạch có thể là một trong những sự lầm lẫn lớn nhất trong hầu hết các tư tưởng. Vì lý do đó, nên tôi hy vọng rằng những trang viết sau đây của tác giả Bill Crowder sẽ thu hút được một lượng đọc lớn và khuấy động lên một sự thích thú mới mẻ về một trong những câu chuyện cổ xưa và ý nghĩa nhất trong Kinh thánh.

Mart DeHaan

 

Chương một:

Những câu hỏi khó và những câu trả lời lãng tránh

Với một sự châm biếm đầy cay đắng, Wooden Allen đã tuyên bố: “Cuộc sống đầy những nỗi bất hạnh, cô đơn, và đau khổ và chúng lan tràn một cách cực kỳ nhanh chóng.”

 

Allen đã không thổ lộ điều mà chúng ta chưa biết. Đó là sự đau đớn và khổ đau được đan quyện vào trong những trải nghiệm đời thường của con người. Sự đau khổ bùng phát một cách toàn diện qua chiến tranh, động đất, sóng thần, lũ lụt, bão tố. Chính những điều này đã tự nó nói lên về: sự mất mát nào đó trong một mối liên hệ, tổn thất về sức khỏe, mất con cái, hôn nhân chia lìa, mất việc. Sự đau khổ ập đến với chúng ta vào những lúc mà chúng ta thường không chuẩn bị trước. Nó bắt lấy chúng ta cùng với sự đau đớn mà chúng ta thường không thể ngờ. Nó ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc, mối quan hệ và cả tinh thần của chúng ta.

 

Trong nỗi đau thương, chúng ta phải chống trả lại với một kẻ thù vô danh, không trực diện, không thương xót. Và kẻ thù đó thường gợi cho chúng ta những câu hỏi mà chúng ta không có câu trả lời thỏa đáng.

 

Tuy nhiên, trước những câu hỏi hóc búa đó, chúng buộc chúng ta phải tìm tòi khám phá tìm cho mình những câu trả lời thích đáng. Chúng ta đọc sách, tham vấn những nhà tư tưởng, những triết gia, những nhà thần học và cả những giáo sư. Chúng ta bàn luận và đưa ra những sự giải thích đầy tranh cãi xoay quanh chủ để về sự đau khổ. Nhưng dù bất kể những kỳ vọng của chúng ta có lớn như thế nào hay có những lời hứa đến từ những tư liệu chúng ta tham khảo ra sao, những sự đau khổ này vẫn để lại cho chúng ta những câu hỏi không thể trả lời – đó là những sự bí ẩn điên đầu – hoặc đẩy chúng ta ra xa Chúa, hoặc kéo chúng ta lại gần với Ngài hơn.

 

Qua những trang của cuốn sách nhỏ này, chúng ta chỉ có thể xem xét một vài vấn đề xoáy vào trọng tâm của đề tài hóc búa này. Thế nào là sự đau khổ? Chúng ta phản ứng như thế nào khi nó điểm mặt chúng ta? Làm sao có thể tìm thấy Chúa giữa những giây phút đen tối nhất trong cuộc đời?

 

Không có điểm khởi đầu nào để hiểu rõ về sự đau khổ hơn là được học qua những trải nghiệm của Gióp. Câu chuyện của ông được chép trong cuốn sách cổ xưa nhất của Kinh Thánh.

 

Gióp sống ở xứ Út-xơ trong thời kỳ sơ khai nhất của lịch sử loài người. Ông ta được biết như một người có mối liên hệ gần gũi với Chúa và được mô tả như một người “vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.” (Gióp 1:1). Ông ta luôn tìm kiếm làm điều phải và đẹp lòng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một loạt những biến cố đã nhanh chóng làm tiêu tan cuộc đời của ông ta và đe dọa mối liên hệ giữa ông với Chúa.

 

Chuyện kể rằng cuốn sách cổ xưa nhất trong Kinh Thánh tập trung vào một mẩu số chung về trải nghiệm con người – đó là vấn đề về sự đau đớn và nỗi đau khổ. Mặc dù câu chuyện của Gióp khá quen thuộc với nhiều người, nó còn nói đến nhiều điều hơn là chúng ta có thể tưởng tượng. Nó muốn nói nhiều hơn về thế giới xung quanh chúng ta, về bản thân chúng ta và về Đức Chúa Trời.

 

(Còn tiếp)

Bài trướcNgày 2/1/2017: Hành Trình Thuộc Linh
Bài tiếp theoCơ Đốc nhân có nên tập Yoga không?