TƯ VẤN CƠ ĐỐC: CHƯƠNG 12 – THỜI THANH THIẾU NIÊN (phần 4)

339

CHƯƠNG 12:  THỜI THANH THIẾU NIÊN

(phần 4)

 Tiến sĩ Gary R. Collins

 

  • Các giá trị, đạo đức, và niềm tin tôn giáo thay đổi.

     Người trẻ có thể chấp nhận các chuẩn mực của cha mẹ với ít thắc mắc hoặc thách thức. Tuy nhiên, khi chúng lớn hơn, những thanh niên bắt đầu thắc mắc về các quan niệm về cha mẹ. Những đứa bạn đồng trang lứa có một ảnh hưởng lớn trên sự thay đổi hay điều chỉnh lại các niềm tin và các giá trị. Bị hoang mang và tranh chiến, nghi ngờ về tôn giáo, một sự suy giảm trong các hoạt động liên quan tới Nhà thờ, và một sự thay chuyển tới một đức tin khác – tất cả là vấn đề chung đối với thời thanh thiếu niên, và phổ biến nhiều hơn đối với sự phiền não đau đớn của cha mẹ và các nhà lãnh đạo Hội Thánh.

     Những người trẻ thường không có sự giúp đỡ nhận chân các giá trị. Các nghiên cứu khẳng định rằng việc chấp nhận các giá trị và niềm tin của một thế hệ, có thể khác rất nhiều với các giá trị của những thanh thiếu niên thế hệ trước. Chẳng hạn như, những thái độ về tình dục đang được thay đổi dần, có những thay đổi về niềm tin, việc sử dụng ma túy, và tầm quan trọng về sự thành công trong công việc. Nhiều thay đổi phản ánh về sự suy nghĩ và cách cư xử với người lớn như gạt bỏ trách nhiệm của chính mình đối với người già. Nếu như xu thế này tiếp tục tiếp diễn, một vài chuyên gia  e ngại rằng những thanh thiếu niên sẽ sớm không còn kế thừa một truyền thống giá trị về việc hiếu kính cha mẹ. Có thể những người cố vấn có một trách nhiệm lớn hơn đối với việc giúp đỡ các thanh thiếu niên tìm ra các giá trị và phân loại các giá trị ấy. Các vấn đề này trở nên phức tạp hơn trong những nền văn hóa khác nhau. Những ảnh hưởng có thể tạo ra kết luận giá trị xa hơn đối với những thanh niên trí thức.

     Các văn hóa về tôn giáo cũng tạo ra những căng thẳng mạnh mẽ đối với những người trẻ.Trong một hội nghị giáo phái thảo luận các vấn đề của những thanh niên ngày nay có những nhận định là khi được thúc giục, nhiều người trẻ đã cảm thấy rằng những thất vọng tồn tại vì:

     – Các bậc cha mẹ Cơ Đốc và các nhà lãnh đạo Hội Thánh thất bại trong việc nhận ra những áp lực mạnh mẽ và các vấn đề mà thiếu niên đối diện ngày hôm nay, bao gồm những áp lực để thoát khỏi tình trạng sử dụng ma túy và tình dục.

     – Thay đổi vẻ bề ngoài đối với các chuẩn mực của người lớn thường được xem như bằng cớ của sự trưởng thành thuộc linh, khi những có nghi ngờ thể hiện ra bên ngoài có thể đó là một sự khao khát.

     – Các bậc cha mẹ Cơ Đốc không làm thấm nhuần những thái độ lành mạnh và thực tế hướng về tình dục.

     – Những người lớn thất bại thể hiện sự tự tin và những trách nhiệm thực tế.

     – Nhiều người trong nhà thờ có một thái độ xem kinh tế, sức khỏe, xã hội,và các vấn đề chính trị là quan trọng hơn.

     – Thường có một sự chênh lệch giữa lời nói và cuộc sống của những Cơ Đốc nhân lớn tuổi ngày hôm nay.

     Những kết luận này không được đặt nền tảng trên các nghiên cứu khoa học, thế nhưng chúng nói lên cuộc tranh chiến về đạo đức của những thanh niên; cảnh báo các Cơ Đốc nhân lớn hơn, bao gồm những người cố vấn, nhận ra rằng chúng ta có thể làm ngơ việc nhấn mạnh các vấn đề của thanh niên trong khi chúng ta tìm cách trả lời các câu hỏi mà không ai hỏi.

  • Sự thay đổi hướng tới sự độc lập.

     Thời thanh thiếu niên là một giai đoạn lớn lên trong sự trưởng thành. Những thanh thiếu niên muốn tự do trong những sự từng trải thú vị hay khó chịu, chúng giải quyết điều này tốt hơn trong những từng trải nhỏ và các sự gia tăng chậm chạp. Những người trẻ muốn gì và suy nghĩ gì về việc chúng có thể giải quyết thường xuyên về sự khác nhau với điều mà cha mẹ cho là khôn ngoan. Điều này có thể tạo ra sự căng thẳng, thất vọng, chống nghịch, và những sự tranh chiến về năng lực đang tồn tại.

  • Các kỹ năng có được và xây dựng giá trị bản thân.

     Theo như James Dobson, những thiếu niên có những cảm giác tốt về chính mình khi chúng có được cơ thể hấp dẫn, thông minh và tiền bạc. Khi tất cả những thứ này bị hạn chế, chúng thường tự-đoán xét chính mình, mặc cảm về sự thông minh, thể lực và khả năng. Chúng thường thất bại khi có sự chỉ trích, xã hội từ chối, hoặc thiếu khả năng thành công trong nhiệm vụ quan trọng nào đó.

     Các vấn đề tự-đánh giá chính mình thỉnh thoảng xảy ra bởi vì những thanh niên thiếu các kỹ năng về xã hội. Thanh niên cần phải học biết vài kỹ năng quan trọng như đối diện thế nào với căng thẳng, quản lý thời gian, kháng cự lại cám dỗ, giữ vững công việc, trưởng thành thuộc linh, quan hệ với người khác giới, hoặc giải quyết vấn đề tiền bạc. Những điều này thanh thiếu niên phải nên học tập nếu như họ muốn cuộc sống trôi qua êm đẹp nhẹ nhàng, vui vẻ. Khi những thanh thiếu niên bị giới hạn để học tập những kỹ năng, những điều chỉnh này, cuộc sống của chúng có thể khó khăn nhiều hơn.

6-Những quan tâm về tương lai.

     Nhiều thanh niên lớn tuổi cảm thấy bị áp lực để có những quyết định về công việc, những sự lựa chọn các chuyên ngành trong trường đại học, các giá trị, lối sống, và điều chỉnh cho cuộc sống của chúng. Không có quyết định nào là vĩnh viễn trong độ tuổi này, và có khả năng sau này sẽ thay đổi. Một sự nhận thức về điều này tạo ra áp lực và lo lắng đối với những người muốn có những quyết định khôn ngoan.
(còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

Bài trướcTơbral Tơpă – 8/4/2025
Bài tiếp theoTp. Đà Nẵng: Hiệp Nguyện Giáo Phẩm Tháng 4/2025