Bài thứ 204: Ra Khỏi Nơi An lành

700

Đọc Rô-ma 10:14-17

Câu căn bản: Nhưng họ chưa tin Chúa thì kêu cầu sao được. Chưanghe nói về Chúa thì làm thế nào mà tin?Không có người rao giảng thì nghe cách nào? Câu 14.

 

Suy niệm:  Những việc người rao truyền Phúc âm cần làm:

 

1.       Không thừa trừ một ai. Chúa Giê-xu đã đi gặp gỡ đủ mọi hạng người: những người thu thuế gian dối xấu xa, những người phong hủi, những kẻ tội phạm, những người nước ngoài. Tất cả đều nghe lời mời của Chúa Giê-xu và chấp nhận.  Bạn có thể tránh một người quen biết, vì người ấy xa cách Chúa, hay một người thân gần nhưng thường hay chế diễu về đức tin của ban, một người bạn biết nhưng đã nhiều năm chống trả bạn, hoặc là một ngườiđã chìm đắm trong tội mà bạn cho là hết hi vọng. Một người khác thì không bao giờ trả lời điện thư hay phôn gọi. Nhưng bạn không thể biết được khi nào tấm lòng những người này mở ra hay khi Thánh Linh hành động.

2.       Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Một tín hữu nói rằng: Gần nhà cha mẹ tôi có một Chùa Phật Giáo rất lớn. Khi vào đó, tôi hiểu rằng rất khó cho một người lạ vào một ngôi Chùa mà mình không biết mọi nghi thức. Vì vậy, khi bạn mời ai đến nhà thờ, thì nên đi cùng và ngồi cùng với người ấy, rồi dành thời gian chuyện trò với người ấy về cuộc sống.

3.       Hãy trở thành tay và chân của Chúa Giê-xu. Mác 1:40-45 ghi lại câu chuyện Chúa Giê-xu đụng chạm vào người phong hủi. Chúa có bị lây bệnh không? Không, vì Chúa Cứu Thế đã đem ân phúc đến cho người phong hủi này,  quyền năng của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu có sức lây lan mạnh hơn bệnh phong hủi.

 

Một hành động đề nghị:

 

Người tin Chúa hãy lây lan tình yêu Chúa cho nhiều người khác.

Hãy nhìn vào đôi bàn tay của bạn. Đôi bàn tay đó có thường đụng chạm vào người khác không?

Hơn hai nghìn năm qua, nước Chúa luôn luôn phát triển nhờ những người tin Chúa đi ra gặp gỡ những người chưa biết Chúa.  Bạn thì sao?

 

 

Bài trướcThông Báo: Lễ Cảm Tạ – Kỷ Niệm 90 Năm Thành Lập HTTL Bình Trị Đông
Bài tiếp theoLễ Bế Giảng Khóa Thánh Kinh Căn Bản Trung Tâm Bù Đăng, Bình Phước.