Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 6)

1196

Chương 6

Những bài học cho cuộc sống

Một nhà thơ cổ Hy Lạp, Aeschylus, đã rút ra bài học triết lý của ông ta về bí ẩn của sự đau khổ. Ông ta đã viết những lời mà Robert Kennedy đã trích dẫn để đọc cho một đám đông người ở Indiana ngày 4-4-1968, khi ông ta loan báo về vụ ám sát Tiến sĩMartin Luther King, Jr rằng:

Sự đau đớn không thể quên được,

Nó rơi từng giọt trên trái tim,

Cho tới khi, trong nỗi thất vọng riêng của chúng ta và ngược lại ý chí chúng ta,

Thì sự thông thái qua ân sủng vĩ đại của Đức Chúa Trời mới xuất hiện.” 

“Sự thông thái, minh triết qua ân sủng vĩ đại của Đức Chúa Trời.” Sự thông thái với cái giá rất đắt. Trong những bối cảnh khác, sự khôn ngoan mà Gióp có được nghe có vẻ như là những chân lý hiển nhiên hay là một sự sáo rỗng, nhưng khi chúng ta chịu khổ, chúng sẽ trở thành những dây cứu sinh để chúng ta nhận biết mà bám vào.

Eli Wiesel, một trong số những tù nhân tại trại tập trung Auschwitz bị cưỡng bức xem cảnh hành quyết của một thằng bé. Khi thằng bé chết, một giọng nghẹt thở phía sau anh ta đã nức nở khóc: “Chúa ở đâu? Chúa ở đâu?” Trái tim của chàng trai Wiesel 15 tuổi này chỉ có thể tìm thấy một câu trả lời: “Chúa ở đó, trên giá treo cổ.” Có một cái gì đó rất là thật qua sự quan sát của Wiesel.Trong sự phân tích cuối cùng, thập tự giá là câu trả lời của Chúa về vấn đề của sự đau khổ. Trên thập tự giá, Chúa đã cùng chịu đau khổ với chúng ta và Ngài đã trả hết cho sự đau khổ đó mãi mãi.

Peter Kreeft đã nói rất đúng: “Chúa Giê Xu chính là những giọt nước mắt của Đức Chúa Trời.”

Henry Nouwen đã kết luận rằng: “Chúa đã giải phóng chúng ta không phải bằng cách lấy đi sự đau khổ mà là chia sẻ nó với chúng ta.” Chúa Giê-xu là: “Đấng-cùng-chịu-đau-khổ-với-con-người” được nhìn thấy một cách rõ ràng nhất trên cây thập tự của Đấng Christ. Có lẽ đó là lý do tại sao mà George Macleod đã viết: “Chúa Giê-xu không phải bị đóng đinh tại một đại thính đường giữa hai cây đèn cầy, bèn là trên thập tự giá giữa hai tên cướp, tại một thị trấn nhỏ đầy rác rưởi, tại một giao lộ, vì thế dân tứ xứ đã phải viết tước vị của Ngài bằng cả tiếng Hê-bơ-rơ, Hy Lạp và La-tinh; tại cái nơi mà những người nhạo báng Ngài nói những lời thô tục và bọn lính canh thì bài bạc sát phạt nhau. Bởi vì đó là nơi mà Ngài đã hy sinh, và đó là cách mà Chúa đã chết thế cho chúng ta.”

Sự thật về Đấng Cứu Chuộc chịu đau khổ là “Đấng-cùng-chịu-đau-khổ-với-con-người” đã thúc giục John Scott thốt lên rằng: “Chính bản thân tôi đã không thể tin vào Đức Chúa Trời nếu không vì thập tự giá, Đức Chúa Trời duy nhất mà tôi tin là người mà Nietzsche đã chế giễu rằng “Chúa ở trên Thập tự giá”. Trong một thế giới đau khổ thực sự, làm sao người ta có thể thờ phượng một Đức Chúa Trời Đấng đã được miễn trừ khỏi sự đau khổ đó?”

Một triết gia thông thái tên là Fredrick Nietzsche, một nhà vô thần, đã trải qua những năm cuối đời trong một bệnh viện tâm thần. Thật vậy, một thế giới mà không có sự cứu rỗi, không có ân điển và không có lòng thương xót thì đầy dẫy và quá kinh sợ để có thể sống được.

Chúa yêu chúng ta bằng tình yêu đời đời của Ngài. Những người đi theo Ngài có thể nắm chắc điều này với hy vọng và niềm tin, và hơn nữa chúng ta hãy chia sẻ điều này đến cho thế giới – nơi đầy đau khổ hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Chúng ta không phải đem đến tín ngưỡng hay hệ tư tưởng, học thuyết hay thần học. Rốt lại, điều cần mà chúng ta đem đến là Chúa Giê-xu, “Đấng-cùng-chịu-đau-khổ-với-con-người.”

Nguyên tác: Out of the Ashes by Bill Crowder- Dicovery Series

(Hồ Thế Kiệt dịch- Thanh Trang hiệu đính)

Bài trướcBình Phước: Bồi Linh Cho Tín Hữu Tại Huyện Bù Đăng
Bài tiếp theoNgày 3/4/2017: Tránh Xa Những Dục Vọng Xác Thịt