Bài thứ 221: Lời Cầu Nguyện Của Nạn Nhân

1014

12.       Đức Giê-hô-va ôi! Xin trỗi dậy; Đức Chúa Trời ôi! Xin giơ tay Ngài lên; và đừng quên kẻ khốn cùng.

13.       Vì sao kẻ ác khinh thường Đức Chúa Trời và nghĩ thầm: “Chúa sẽ chẳng hề hạch hỏi”?

14.       Nhưng Chúa đã thấy rồi! Chúa đoái đến nỗi khốn khổ và đau đớn; Ngài xem xét để ra tay hành động.  Người khốn khổ phó mình cho Chúa; Ngài là Đấng giúp đỡ kẻ mồ côi.

15.       Xin bẻ gãy cánh tay kẻ dữ và bọn gian ác; truy tìm sự độc ác của chúng cho đến cùng.

16.       Đức Giê-hô-va làm Vua đến đời đời vô cùng; các nước sẽ bị tiêu diệt khỏi đất của Ngài.

17.       Lạy Đức Giê-hô-va, Ngài đã lắng nghe ước vọng của kẻ nhu mì, Ngài khiến họ vững lòng, và lắng tai nghe họ

18.       Để thi hành công lý cho kẻ mồ côi và người bị áp bức, làm cho loài người vốn từ bụi đất, không còn sợ hãi nữa.

Thi-thiên 10:12-18

 

 

 Câu 12-14: Vì sao trong câu 13 vọng lại câu hỏi tại sao? ở câu 1, và cũng chưa thấy câu trả lời, vì vậy nạn nhân mới xin Chúa hãy trỗi dậy, hãy giơ tay…Nhưng nạn nhân tin rằng: Chúa đã thấy rồi, Chúa xem xét và sẽ dùng chính tay Chúa mà báo trả (14)  Vì biết rõ như thế nên nạn nhân, kẻ khốn khổ,  phó mình cho Chúa,  nghĩa là giao thác cuộc đời mình trong tay Chúa.

 

Câu 15:  Xin Chúa bẻ tay kẻ ác và phán xét tội của hắn thật là cặn kẽ….cho đến không còn thấy gì nữa.  Đây là kinh nghiệm lịch sử của dân Chúa.  Khi Chúa ra tay thì kẻ thù Chúa hoàn toàn sa bại, không thể nào khôi phục lại được.

 

Sở dĩ kẻ ác tác quái là vì nghĩ rằng không làm gì có sự phán xét tội.  Đây là điều dại dột của kẻ làm tội, vì phạm hai điều: xúc phạm đến Chúa và phá hoại tạo vật của Chúa.  Chắc chắn hai tội ấy Chúa chẳng bao giờ làm ngơ.

 

Trong phần này ta học được một số điều về Chúa:

1. Chúa không quên kẻ khốn cùng.

2. Chúa giúp đỡ kẻ mồ côi.

3. Chúa làm Vua đến đời đời.

4. Chúa nghe được nỗi ước ao của người hiền.

5. Chúa can thiệp: xét công bình cho kẻ mồ côi và người bị hà hiếp.

 

Câu cuối cùng cho biết: Loài người do từ bụi đất ra không thể nào vượt được quyền của Đấng Tạo Hóa, nghĩa là không thể tự do làm hại ai thì làm.

 

Bạn hiểu Chúa như trong Thi-thiên này hay không?

 

 

Bài trướcLớp Bồi Dưỡng Nhân Sự Truyền Giáo Tại Quảng Nam.
Bài tiếp theoXây Dựng Nhà Sinh Hoạt Tạm Tại HTTL Tiên Lãnh, Quảng Nam.