Bảy Mạng Lệnh Giúp Đối Phó Với Xung Đột Trong Hội Thánh

2495

Nhìn vào tình trạng dường như đổ vỡ trong Cơ Đốc giáo ngày hôm nay với những sự chia rẽ thành nhiều nhóm nhánh, chúng ta có cám dỗ lý tưởng hóa Hội Thánh đầu tiên như là thời kỳ hoàn hảo của sự bình an và hòa hợp. Cho nên, thay vì nhân rộng thành nhiều Hội Thánh trong thành phố, thì chỉ cần một Hội Thánh thôi. Thay vì chia ra nhiều hệ phái, chủng viện, và hội thần học thì chỉ cần một nhóm nhỏ môn đệ tầm thường nhưng trung thành Đấng Christ và làm đảo lộn thế giới với sứ điệp về ân điển và sự cứu rỗi.

Tuy nhiên, thư Gia-cơ đã ném một quả bom vào cái nhìn đầy màu hồng của lịch sử và đưa ra một hình ảnh thực về Hội Thánh đầu tiên. Sách Gia-cơ là sách đầu tiên của Tân Ước được viết trong khoảng hơn thập kỷ sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên. Ngay cả khi tình cờ đọc qua bức thư ngắn nầy, chúng ta đều nhận thấy tác giả đã tốn nhiều bút mực để nói về vấn đề dai dẳng của những xung đột gây ra do do bản chất tội lỗi giữa những Cơ Đốc nhân. Tại sao? Bởi vì Cơ Đốc nhân có thể làm nhiều việc nhưng vẫn là con người tội lỗi và tội lỗi thường gây ra những hậu quả thật tai hại.

Nhưng Đức Thánh Linh qua thư tín Gia cơ đã chỉ dẫn các tín hữu làm thế nào để trở nên một cộng đồng hòa thuận trong quyền năng của Đấng Christ. Bảy mạng lệnh tuyệt đối trong Gia-cơ 4:1-12 có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta, bảy mạng lệnh này được gắn kết với nhau, không một điều nào có thể bị bỏ sót.

  1. Hãy nhận biết nguồn gốc thật sự của sự xung đột là do bản chất tội lỗi của chúng ta (c.1-2a).

Không phải do hoàn cảnh chúng ta. Cũng không phải do anh chị em chúng ta. Nhưng là từ trong lòng chúng ta.

“Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi.”

2. Hãy lo sợ những hậu quả nghiêm trọng của xung đột bởi bản chất tội lỗi chúng ta (c.2-4).

Nói một cách khác, đừng coi thường tội lỗi:

“Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình. Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy.”

Trong đời sống, chúng ta cần nhận ra rằng biết sợ hãi những điều nguy hiểm là dấu hiệu của sự trưởng thành, chứ không phải là yếu đuối.

3. Hãy khiêm nhu tìm kiếm ân điển của Đức Chúa Trời để đắc thắng tội lỗi (c.6,10)

Chúng ta là con dân Chúa cần liên tục nhận mình là những người cần ân điển Chúa, chúng ta không phải là người pha chế để có đạo đức bản thân tốt.

“nhưng Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Kinh thánh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên.”

  1. Hãy đeo đuổi Đức Chúa Trời, đừng đeo đuổi tội lỗi (c.7-8)

“Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. 8 Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em.”

5. Hãy giữ tấm lòng nhạy bén với tội lỗi (c.8-9)

“Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi; hãy cảm biết sự khốn nạn mình, hãy đau thương khóc lóc; hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn.”         

Về vấn đề này, người Do Thái là người nhận thư Gia cơ đầu tiên khi Gia-cơ viết thư nầy, vốn hiểu biết từ “tấm lòng” trong câu 8 có nghĩa là lương tâm hơn là nói về nhịp đập trong tim, và Gia cơ ám chỉ về con người bề trong, linh hồn, lương tâm.

Trong tâm trí, chúng ta có thể biết rõ nguồn gốc của tội lỗi và lo sợ hậu quả của tội lỗi, nhưng nếu chúng ta không cảnh giác và có tấm lòng nhạy bén với sự hiện diện của tội lỗi, chúng ta dễ dàng sa vào tội lỗi.

6. Đừng đoán xét nhau theo cách xác thịt (c.11)

“Hỡi anh em, chớ nói hành nhau. Ai nói hành anh em mình hoặc xét đoán anh em mình, tức là nói xấu luật pháp, và xét đoán luật pháp. Vả, nếu ngươi xét đoán luật pháp, thì ngươi chẳng phải là kẻ vâng giữ luật pháp, bèn là người xét đoán luật pháp vậy.”

Thật là sai trật khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể giấu tội lỗi mình bằng cách làm nổi bật tội lỗi của người khác. Chúng ta nghĩ ra những hình thức để đoán xét người khác thật tinh vi bằng cách nói hành và vu oan người khác, nhưng cả hai cách nầy đều làm đau lòng Đức Thánh Linh và gây phân rẽ gia đình của Đức Chúa Trời. Sự phân biệt này thật quan trọng. Điều nầy có nghĩa là Cơ Đốc nhân có thể và cần phải phán đoán một cách đúng đắn đâu là đức tin, đáng tin cậy. Chúa Giê-xu đã nói chúng ta đánh giá một người không phải dựa trên lời nói của họ nhưng dựa trên bông trái trong đời sống họ, như xem trái biết cây (Ma-thi-ơ 7:20). Thay vì chúng ta đoán xét theo kiểu thế gian, chúng ta nên theo cách đem lại sự phục hồi của Chúa như Thánh Kinh dạy trong Ma-thi-ơ 18 và Ga-la-ti 6:1.

  1. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của mỗi người chúng ta (v.12)

“Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp và một Đấng xét đoán, tức là Đấng cứu được và diệt được. Nhưng ngươi là ai, mà dám xét đoán kẻ lân cận mình?”

Tôi nhớ khi lắng nghe nhà tư vấn Cơ Đốc David Powlison, ông nói rằng điểm nổi bật tuyệt vời của Cơ Đốc nhân là họ yêu sự sáng, khi họ được ban cho lẽ thật, thì họ sẽ vâng giữ lấy nó. Có thể lắm điều nầy khó xảy ra ngay lập tức như ta mong đợi, nếu như người ấy là một Cơ Đốc nhân thật, người ấy có Đức Thánh Linh ngự cũng sẽ kéo họ đến với lẽ thật. Gia-cơ 4:12 nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời có thể cứu chúng ta. Lời Chúa trong Phi-líp 1:6 đến trong trí tôi: “ tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ.”

Một khi sống theo mạng lệnh này bởi ân điển của Đức Chúa Trời, các Cơ Đốc nhân có thể trở thành những Hội Thánh và cộng đồng sống hòa thuận với nhau dù không hoàn hảo. Vâng, không toàn hảo, không gì có thể hoàn hảo cho đến khi Đấng Christ trở lại và Vương Quốc Vinh Hiển của Ngài hiện đến. Nhưng hiện nay, Đấng Christ đang kêu gọi những người theo Ngài hãy kết chặt vào nhau trong những cộng đồng không hoàn hảo tại mỗi địa phương để khích lệ và duy trì trách nhiệm làm cho cộng đồng hòa thuận và làm vui lòng Đức Chúa Trời. Gia-cơ khuyên chúng ta nên nhận biết những cuộc chiến đấu tranh cạnh trong chúng ta đều đến từ bản chất tội lỗi cả. Cơ Đốc nhân không thể thụ động ngồi nhìn những hiểm họa của tội lỗi không thể kiểm soát và những xung đột do tội lỗi gây ra trong Hội Thánh.

Alex Crain 
Thanh Khiết dịch

Bài trướcTruyền Giảng Giáng Sinh 2020 Tại Các Hội Thánh
Bài tiếp theoThơ: Nguyện Khúc Mùa Đông