NỖI LO ÂU
(PHẦN CUỐI)
NGĂN NGỪA SỰ LO LẮNG
Thư Phi-líp 4 đưa ra một công thức cho việc ngăn ngừa sự lo lắng cũng như một phương pháp tư vấn. Khi người ta vui mừng, nhu mì, cầu nguyện, suy gẫm, và hành động theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, thì đó là một tiến trình dẫn đến việc ngăn chặn và kiểm soát sự lo lắng.
Một nghiên cứu đã tiết lộ về những cách khác nhau mà người ta chống lại chính sự lo lắng mình: Đầu tiên, có sự suy nghĩ đặt niềm tin vào những khả năng của chính mình khi gặp những thử thách và các mối nguy hiểm trong cuộc sống. Thứ hai, có sự liên quan đến công việc và các hoạt động khác sẽ làm sự lo lắng giảm đi, và làm quên đi nguyên nhân gây ra lo lắng. Điều này có thể là hữu ích trong việc ngăn chặn sự lo lắng thái quá. Khi công việc trở nên cực kỳ thú vị tạo ra giải pháp để thoát khỏi các mối nguy hiểm thực sự trong cuộc sống. Thứ ba, cần tin tưởng vào khả năng và sự từng trải của các nhà lãnh đạo, là những người có thể giải tỏa được sự lo lắng. Và thứ tư là có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Có các biện pháp ngăn chặn như sau:
- Tin cậy nơi Đức Chúa Trời
Học tập để hằng ngày bước đi trong mối thông công với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh khuyến khích sự đối đầu thực tế với các nan đề, điều này làm cho người ta trưởng thành và chấp nhận sự thay đổi hoặc những mối nguy hiểm. Lời bài thánh ca “Tôi không biết tương lai sẽ thế nào, nhưng tôi biết Đấng nắm giữ tương lai mình” lời khẳng định này có thể đem lại sự bảo đảm lớn ngay cả khi có khuynh hướng lo lắng.
- Học tập để đối phó.
Đối phó với những nguyên nhân gây lo lắng, trước và trong khi chúng xuất hiện, có thể giúp chúng ta ngăn chặn sự lo lắng phát triển. Một sự đối diện như thế liên quan đến những điều sau đây:
– Chấp nhận các nỗi sợ hãi, những điều không chắc chắn, những mâu thuẫn, và các sự lo lắng, khi chúng xuất hiện.
– Nói cho một người khác biết về những điều này.
– Xây dựng lòng tự trọng.
– Cố gắng duy trì sự thông công với những người bạn, và xây dựng các mối quan hệ mới với những người khác.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời và những người khác khi có sự lo lắng.
– Học tập để giao tiếp một cách hiệu quả hơn.
– Học tập các quy tắc và những kỹ thuật để thư giãn.
– Đánh giá định kỳ các mục đích sống, và việc sử dụng thì giờ.
- Giữ những điều này trong viễn cảnh (để xem xét).
Bất kỳ khi nào một người cảm thấy chính mình đang trong một tình huống đang bị đe dọa, đang bị thách thức, hoặc đang bị nguy hiểm bao vây, thì người ấy nên cân nhắc các tình huống và cố gắng quyết định làm thế nào để họ có thể đối diện cách tốt nhất. Có một vài bằng chứng cho thấy các đặc điểm cá tính ảnh hưởng đến những quan niệm. Một vài người có cái nhìn rất tiêu cực trước mọi việc; một số khác thì lạc quan hơn và có xu hướng đánh giá sự việc trong khía cạnh sáng sủa hơn của cuộc sống. Để giúp ngăn chặn sự lo lắng, chúng ta có thể khích lệ để người ta có tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
- Đến với những người khác.
Người ta có thể quan tâm đến những người khác và từng bước giúp đỡ họ có hướng để đối diện cách tốt nhất trước những áp lực và sự lo lắng của cuộc sống. Giúp đỡ người khác và mang lấy gánh nặng cho nhau có thể là một trong những cách tốt nhất để điều khiển và ngăn chặn sự lo lắng của chính họ.
KẾT LUẬN
Nhiều người tư vấn cho rằng sự lo lắng là một phần căn bản của tất cả các nan đề về tâm lý. Sự lo lắng cảnh báo con người về mối nguy hiểm và những động lực thúc đẩy họ hành động. Sự lo lắng rất nguy hại khi gây ra sợ hãi hoặc làm bất động nhiều người. Khi điều này thách thức chúng ta giải quyết cách hiệu quả hơn, trước những thách thức của cuộc sống, thì điều đó rất có thể có ích.
Chúa Giê-xu, trong Bài Giảng Trên Núi, đã đặt sự lo lắng trong một viễn cảnh. Ngài đã khẳng định Đức Chúa Trời biết rõ các nhu cầu và các sự lo lắng của chúng ta. Nếu như chúng ta trước hết dâng những sự ưu tiên của cuộc sống mình cho Ngài, chúng ta chắc chắn an tâm trong các nhu cầu của chúng ta, vì chúng sẽ được cung cấp đầy đủ và sẽ không còn lo lắng nữa. Đây là một sứ điệp giúp cho việc tư vấn Cơ Đốc trở nên độc đáo. Trong các chương sau chủ đề này được thảo luận chi tiết hơn theo từng đề mục.
Gary R. Collins (HKQ dịch)