Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 5)

1262

Chương 5

Học được sự khôn ngoan qua nỗi đau

Thời gian chịu đau khổ thường rất khó để trãi qua nhưng không phải là vô ích. Sự đau khổ có thể dạy dỗ và cho chúng biết được nhiều điều. Như Beljamin Disraeli đã nói: “Thấy nhiều, khổ nhiều và học được nhiều là ba trụ cột của kiến thức. Sự đau khổ không phải là một giáo sư được hoan nghênh. Nhưng Gióp đã học được gì qua cuộc hành trình đầy tăm tối của sự mất mát, khổ tâm và đau đớn?

Đau khổ là điều không thể tránh khỏi

Carl Sandburg đã viết điều mà ông ta quả quyết là bài thơ ngắn nhất trong nền văn chương Anh: “Sinh ra. Khốn khổ. Chết đi.”

Ralph Waldo Emerson đã viết: “Ông ta chỉ thấy phân nửa vũ trụ và không bao giờ nhìn thấy cả ngôi nhà đau khổ. Bởi vì biển mặn đã bao phủ hơn hai phần ba mặtđịa cầu, do đó nỗi đau buồn đã xâm chiếm hạnh phúc lớn lao của con người.”

Không cần biết đến động cơ của những lời phát biểu về Gióp của Ê-li-pha, người Thê-man (Gióp 5:6-7) – dù là cố ý an ủi hay buộc tội đi nữa – thì những lời ấy vẫn đúng. Sự đau khổ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống trong một thế giới bị bóp méo bởi tội lỗi “như lằn tia lửa bay chớp lên không”. Trong một thế giới đầy tuyệt vọng này, sự đau khổ lại là một quy luật, không phải là sự ngoại lệ. Sự hiện hữu của nó, chứ không phải sự vắng mặt của nó, đã chỉ rõ tính chất rất bình thường này.

Đức Chúa Trời vẫn sống

Trong tiếng Hê-bơ-rơ đã dịch “Đấng cứu chuộc” ở đây là gaal .Trong những sách lịch sử Cựu-ước, gaal được dùng để chỉ một ai đó sẽ mua lại tài sản bị cầm cố hoăc mua lại một bạn hữu hay một người thân đã bị bán làm nô lệ.

Làm thế nào để phản ứng lại sự đau khổ và mất mát không thể tránh khỏi của chúng ta? Qua thuyết định mệnh? quan điểm hiện thực? hoài nghi? tuyệt vọng? niềm tin? hay là một sự kết hợp chúng lại với nhau? Lòng và trí chúng ta thường bị xâu xé giữa những sự chọn lựa này. Thỉnh thoảng chúng ta tuyệt vọng với thuyết định mệnh, đôi lúc chúng ta xác quyết niềm tin của chúng ta giữa những nghi ngờ đầy buồn cười. Đúng hơn là phải ngờ vực sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, sự đau khổ của Gióp đã dồn ông vào thế phải khẳng định điều này. Chúng ta hãy giữ vững lòng tin cậy trong sự hiện hữu và quyền năng của Ngài, đặc biệt khi có những hoàn cảnh thách thức sự hiểu biết của chúng ta, có thể nâng những trải nghiệm về sự chịu khổ của chúng ta hơn. Một tầm cao hơn, giá trị hơn bởi vì Chúa đang hiện diện ở đây.

Chúa luôn quan tâm

“Nhưng Chúa biết con đường tôi đi; Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng”

(Gióp 23:10)

Không những Ngài là Đức Chúa Trời vẫn sống mà Ngài còn quan tâm rất nhiều đến những thách thức mà chúng ta phải đương đầu. Trong Đấng Christ, Ngài “có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta” (“được chạm vào cảm giác yếu đuối của chúng ta”- ERV) (Hê-bơ-bơ 4:15). Ngài biết những mục đích của sự đau đớn mà chúng ta có thể hoàn thành. Gióp đã khám phá ra rằng Đức Chúa Trời luôn quan tâm đến con đường chịu khổ của chúng ta; nó không phải là ngẫu nhiên. Những thời điểm tăm tối của cuộc đời có thể là những công cụ trong tay Ngài để uốn nắn và định hình chúng ta theo ý Ngài muốn.

Chúa không phí phạm điều gì, bao gồm cả những thời gian mà chúng ta chịu đau khổ, để dạy chúng ta rất nhiều điều về cuộc sống, về chính chúng ta và về Cha trên trời của chúng ta.

Điều cần nói với những người đang chịu đau khổ:

                           

Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin cậy

Ông nói: “…Đức-Giê-hô-va đã ban cho, Đức-Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức-Giê-hô-va.” (Gióp 1:21)

Cuối cùng, phản ứng đầu tiên của Gióp lại là sự phản ứng tuyệt vời nhất. Thốt ra bằng đức tin, được chứng minh là rất chính xác. Sự đáng tin cậy của Đức Chúa Trời là một trong những bài học được học tuyệt vời nhất cho sự khắc nghiệt của việc chịu đau khổ. Sự khôn ngoan không thể dò được và sự đáng tin cậy của Đức Chúa Trời là cái neo chắc chắn trong những cơn bão bất an nhất của cuộc đời.

Bài trướcHuấn Luyện Ban Điều Hành Thanh Thiếu Niên Khu Vực Vĩnh Long – Trà Vinh
Bài tiếp theoTiền Giang: Triển Khai Nội Quy, Giáo Luật, Kỷ Luật