Ra Khỏi Đống Tro Tàn (Chương 3)

1516

Chương ba:

           Một cuộc chiến trên hai mặt trận

Các nhà sử học về chiến tranh cho rằng sự tổn thất của Adolf Hitler trong Thế chiến II phần lớn là do quyết định của ông ta tấn công Nga trong khi đã dính dáng vào cuộc chiến với Anh. Những nhà lãnh đạo quân sự cũng đưa ra lời cảnh báo chống lại việc một cuộc chiến trên 2 mặt trận – điều mà luôn luôn có một kết cục thảm bại. Sự phân chia nguồn tài nguyên, năng lực, chiến lược và sự quan tâm khiến cuộc chiến hai mặt trận hầu như không thể thắng được. Gióp đã phải đương đầu với cảnh không mong muốn về một cuộc chiến trên hai mặt trận. Cuộc chiến của ông không phải là một cuộc chiến trên đất liền hoặc một trận chiến với vũ khí, nhưng là một cuộc chiến tâm linh trên một bối cảnh những cảm xúc của một trái tim tan vỡ. Trận chiến đầu tiên là chống lại “những người bạn” bằng sự chính trực của ông. Trận chiến thứ hai và thậm chí là sự xung đột đau khổ hơn, là với Đức Chúa Trời, Đấng mà ông ta đã tin cậy và phục vụ Ngài.

Sự thú vị của câu chuyện về Gióp là do cách kể. Thường thì chúng ta hay tập trung vào sự đau khổ mà Gióp phải trải nghiệm. Nó quá khủng khiếp đến nỗi thách thức sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, Kinh Thánh đã kể lại những bi kịch này chỉ trong hai chương (1-2) và dành toàn bộ bốn mươi chương còn lại của sách Gióp để nói về cuộc đấu tranh gay go với các bạn của ông và với Đức Chúa Trời về lý do mà ông ta chịu khổ.

                             Với các bạn như thế đó…

Khi hung tín về bi kịch đầu tiên đến với Gióp, ông ta đáp lại bằng một đức tin và sự tự tin cao độ: “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-Hô-va đã ban cho, Đức-Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức-Giê-hô-va.” (Gióp 1:21)

Tuy nhiên, những lời lẽ mạnh mẽ của sự tin cậy này dần dần mờ nhạt và được thay thế bằng một giọng điệu u ám và đau khổ hơn. Sự xô đẩy vào vách đá của sự tuyệt vọng đầu tiên đến từ vợ của Gióp, người mà không còn nghi ngờ đã thương tiếc về sự mất mát các con họ. Với sự giễu cợt đầy giận dữ, bà ta đã khuyến khích chồng mình: “Hãy phỉ báng Đức Chúa Trời và chết đi.” (Gióp 2:9)

Mặc dù ông ta đã từ chối, nhưng phần mở đầu trong lời nói của Gióp ở chương 3 cho thấy gánh nặng của sự đau khổ và những ảnh hưởng của nó trên niềm tin và tính kiên quyết của ông: “Sau việc ấy, Gióp đã mở miệng rủa ngày sanh mình.” (Gióp 3:1)

Vợ của Gióp thường được mô tả như là một người thiếu đức tin. Nhưng liệu chúng ta sẽ phản ứng như thế nào khi ở trong hoàn cảnh của bà? Cũng như Gióp, bà đã mất đi con cái và của cải của mình. Bây giờ bà lại bị buộc phải chứng kiến sự đau khổ về sự đau yếu và bịnh tật của chồng mình.

Đức tin sống động của Gióp đã bị lụi tàn vì sự tiếc thương và đau khổ đang ngập tràn trong cuộc đời ông. Tiếng khóc bi ai của ông ta đã đạt đến đỉnh điểm đau khổ khi ông thốt lên: “Cớ sao ban ánh sáng cho kẻ hoạn nạn, và sanh mạng cho kẻ có lòng đầy đắng cay? Người như thế mong chết, mà lại không được chết; cầu thác hơn là tìm bửu vật giấu kín.”

(Gióp 3:20-21)

Những gì đã xảy ra, thay vì cái chết là một trải nghiệm về thời điểm tăm tối nhất của cuộc đời – hoạn nạn và nỗi sợ hãi đã cướp mất niềm hy vọng bình an của ông (Gióp 3:22-26). Dường như không thể chịu đựng được thêm sự đau đớn, bài ca thương của Gióp đã trút ra được những lời nhạo báng và xét đoán. Gióp không thể và có lẽ không dễ dàng để giấu đi sự đau đớn và sầu khổ của mình khi đứng trước những con người đang dò xét ông – với những lời buộc tội vô cảm và sự lên án vô tâm dồn dập như sóng cuộn – cũng giống như những bi kịch ông gặp phải vào những ngày đầu. “Lời khuyên nhủ” của vợ Gióp chỉ là một sự khơi mào.

Trong bảy ngày, các bạn của Gióp (Ê-li-pha, Bình-đát, Sô-pha) đã ngồi yên lặng và quan sát sự đau đớn của ông (Gióp 2:13). Đến ngày thứ tám, họ đã tuôn ra một cơn bão chỉ trích (Gióp 4:31). Những đợt sóng tiếp theo cũng cùng một kiểu mẫu tương tự: Sự buộc tội và Gióp đáp trả. Ba người bạn của Gióp đã áp dụng việc nghiên cứu tỉ mỉ của họ về thần học qua sự trải nghiệm của Gióp. Có phải là sách lược của họ chăng? Mỗi người họ đã buộc tội Gióp về sự thiếu trung thực khi tuyên bố về cuộc đời ngay thẳng của mình. “Ông ắt hẳn đang giấu giếm một tội lỗi gớm ghiếc nào đó,” họ nói. “Sau cùng, Chúa đã không hình phạt kẻ vô tội.” Khi Gióp bảo vệ một cách kiên quyết sự vô tội của mình và cự tuyệt trước những sự buộc tội của những người bạn này thì họ vẫn nhục mạ và tiếp tục tấn côngmột con người đang mang đầy thương tích về tình cảm, tinh thần và thể xác. Những cuộc tấn công tàn nhẫn này thường để lại trên mỗi người sự phiền muộn và kiệt sức cho dù kết thúc của nó là vô nghĩa.

Con người thường hay áp dụng một trong hai phương cách để giúp đỡ người đang gánh chịu đau khổ. Phương cách thứ nhất mang tính chất  triết lý – nỗ lực đem đến những câu trả lời. Cách thứ hai có tính cách mục vụ hơn – tìm kiếm để đem đến niềm an ủi.

Cũng như những người bạn của Gióp, chúng ta có khuynh hướng nói khá nhiều khi chúng ta cố gắng an ủi người gặp nạn.Trong thời gian chịu thử thách, chúng ta nên kháng cự lại sự cám dỗ khi “nói về Đức Chúa Trời” mặc dù ý định chúng ta được tác động một cách thuần khiết. Trong lò thử thách khắc nghiệt của sự cám dỗ, lời nói không bao giờ là đủ.

Thật sự không thể tin nổi, sau khi vợ và những người bạn thân buộc tội Gióp, thì người đồng nghiệp thứ tư của ông là Ê-li-hu đã mở ra cuộc tấn công ông (32-33). Giống như những người khác, Ê-li-hu đã thấy được chứng cứ rằng Gióp đã phiền lòng Chúa khi ông phải gánh chịu sự đau khổ. Thực ra, những tranh luận của Ê-Li-Hu đã vươn đến một tầm cao mới (hoặc bị dìm xuống tới mức thấp nhất). Gióp 32: 2 đã mô tả sự phẫn nộ tột độ của ông. Những lời buộc tội đầy giận dữ của Ê-li-hu đã làm cho người ta hiểu rõ hơn sự mâu thuẫn làm ra vẻ như giữa những lời tuyên bố của Gióp và sự đau khổ ông đang gánh chịu thật sự là một sự đoán xét thiêng liêng. Lập luận này quen thuộc một cách thảm hại. Đây là một quan điểm có thể lại xuất hiện khi có người nào đó đang chịu đau khổ. Nó cũng là điểm mà những lời buộc tội của “những người an ủi” Gióp bám chắc vào. Nó thường được gọi là Giáo lý của Sự báo ứng: Rằng Đức Chúa Trời chỉ thưởng cho người công chính và luôn luôn xét đoán hoặc xử phạt kẻ ác.

Sự giả định này đã được lập đi lập lại trong Thi Thiên chương 34 và 37, là sự biện minh cho trận chiến khốc liệt giữa ba người bạn hữu chống lại Gióp. Đối nghịch lại những cuộc tấn công này là một sự thua cuộc vì đã phản công trên một chiến trường không quen thuộc với lực lượng không tương thích. Đó là một cuộc chiến mà Gióp không thể thắng, được chứng minh qua sự đối đáp trước những lời buộc tội của Ê-li-hu… “một sự yên lặng”.

Cuộc chiến của Gióp đã bắt đầu bằng một cuộc tấn công gay gắt từ những người thân và bằng hữu của ông, nhưng ông cũng phải đối mặt với mặt trận thứ hai.

(Còn tiếp)

Bài trướcThơ: Bên Kia Bờ Hôn Nhân
Bài tiếp theoLễ Bổ Nhiệm Quản Nhiệm Hội Thánh Kỳ Hòa – Quảng Nam