CHƯƠNG 13 – THỜI THANH TRÁNG (phần 1)

1033

CHƯƠNG 13 – THỜI THANH TRÁNG

YOUNG ADULT
(phần 1)

     Tiến sĩ Gary R. Collins

      Thời thanh tráng là một giai đoạn trong cuộc sống kéo dài từ hai mươi cho đến cuối tuổi ba mươi. Nó được gọi là một thời gian của sự rất hài lòng, tình yêu, tình dục, cuộc sống gia đình, thuận tiện trong công việc làm, vui chơi, sáng tạo, và nhận biết về các mục tiêu cuộc sống chính yếu của mình; thế nhưng nó cũng có thể là một thời gian của sự căng thẳng mạnh mẽ. Thời thanh tráng là một thời đại mà người ta bị phụ thuộc vào những khát khao và hoài bão riêng với sự thúc giục từ bên trong và bởi các đòi hỏi từ gia đình, cộng đồng, và xã hội từ bên ngoài. Những người thanh tráng chiếm một phần ba dân số thế giới, hầu hết họ là các bậc cha mẹ của những đứa trẻ; họ phần lớn là người lao động, các nhà phân tích thị trường, người có ảnh hưởng chính trị và có thể mua được quyền lực, người thu hút rất nhiều sự chú ý. Những người thanh tráng có các đặc điểm chung về các vấn đề của riêng họ.

      Theo Daniel Levinson, thời thanh tráng có thể được phân chia thành bốn giai đoạn chồng chéo với nhau, mỗi giai đoạn kéo dài từ khoảng năm đến bảy năm. Thời kỳ đầu tiên là sự quá độ từ giữa độ tuổi mười bảy và hai mươi hai. Việc chuyển dần từ thời thanh niên tới tuổi người lớn, những người trẻ tại độ tuổi này trong cuộc sống có những quyết định về tương lai. Những sự lựa chọn là khó khăn hơn như có sự độc lập với cha mẹ, hầu hết độ tuổi này là một thời gian trong cuộc sống đang thách thức, cuộc sống thú vị, khó khăn, và sợ hãi, tất cả đều xảy ra trong cùng một lúc.

      Khi họ đạt tới độ tuổi khoảng hai mươi mốt, những người này tìm thấy chính mình đang đi vào thế giới của người lớn với nhu cầu có những quyết định thực tế. Những năm tháng này của độ tuổi giữa những năm hai mươi và ba mươi, hầu hết người ta có quyết định về hôn nhân, làm cha làm mẹ, công việc, và những sự xếp đặt cuộc sống. Thường có những thay đổi khác nhau và thỉnh thoảng có những quyết định một cách quá nhanh chóng hoặc những quyết định được đặt nền tảng trên những hoàn cảnh và sau này họ lại hối tiếc.

      Khoảng từ hai mươi tám trải dài cho tới những năm đầu của độ tuổi ba mươi, đối với nhiều người, đây là một thời gian để đánh giá lại, lựa chọn, xem xét lại quá khứ và sửa đổi hay thay đổi. Khoảng trong thời gian này, những tài năng, những khả năng, và những sự thích thú được phát hiện; hoặc nhận ra các giá trị và những mơ ước tuổi trẻ của họ, các giá trị và những mơ ước về ý tưởng của họ là không thực tế hoặc không thể đạt được. Họ có thể thất vọng vì những ước mơ bị sụp đổ, và có chiều hướng suy nghĩ rằng cuộc sống của họ đang trôi dạt. Nhiều người cố gắng thay đổi khuôn mẫu hay mô hình cuộc sống của họ để tương lai có thể có sự ổn định hơn. Đối với vài người, đây là một thời gian của biến động, và đương đầu với một khủng hoảng ở giữa-cuộc sống.

      Giữa độ tuổi ba mươi ba đến bốn mươi, hầu hết người ta đi vào ổn định; những đòi hỏi của gia đình, cộng đồng, và công việc luôn ở trên đỉnh cao, thường có sự cạnh tranh về kinh tế và về quyền lợi trong suốt giai đoạn này; nhiều người gia tăng những quan tâm về sự đạt được, sự tự quản lớn hơn, sự độc lập nhiều hơn, và sự tự cho mình là đầy đủ.

      Hiện nay giới trung niên là một thế hệ đang tìm ra cách để thay đổi hay nắn lại xã hội, theo đuổi sự dư dật, thay đổi các giá trị tình dục, đa dạng hóa sự khoan dung, có những người phụ nữ tự do, và thách thức truyền thống đã có từ trước. Đây là một thế hệ tự hào vì mình có được tri thức-mở rộng hay tâm trí-cởi mở, thế nhưng lại bị chỉ trích vì họ cũng đang làm kiến thức tồi tệ hơn về phẩm chất, và làm cho trí não-khép lại về văn hóa. Đây cũng là một thế hệ đang cố gắng học tập để sống với sự cạnh tranh mãnh liệt về công ăn việc làm, những sự thăng tiến, và sự dư dật và tiện nghi.

      Những người thanh tráng cũng được mô tả như là ‘không chắc chắn, không bảo đảm về những sự trông mong thật sự của họ, không chắc chắn về vai trò của họ trong xã hội, không chắc chắn về cuộc hôn nhân và gia đình, ngay cả không chắc chắn về việc chính họ’. Được biết nhiều đến là những thanh tráng thường bỏ việc đi nhà thờ trong suốt những năm học ở đại học hay cao đẳng, và sau đó có thể quay trở lại nhà thờ khi họ làm cha làm mẹ. Họ đi nhà thờ nhưng lại thất bại để hiểu về những tranh chiến, thất bại, các nhu cầu tâm linh của họ. Nhiều nhà thờ cũng có hướng bỏ qua những thách thức trong thời kỳ tráng niên này.

(còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính

Bài trướcInh Hiơ̆k Ăn Kơ Iĕm! – 20/5/2025
Bài tiếp theoBắc Lâm Đồng: Huấn luyện Tư vấn Tiền Hôn nhân