CHƯƠNG 13 – THỜI THANH TRÁNG
YOUNG ADULT
(phần 3)
d).Những kỹ năng giao tiếp với nhau. Việc quan hệ với những người khác là một trong những thách thức khó khăn nhất trong cuộc sống. Đây là một công việc đòi hỏi sự quyết định, tài xử trí, sự khéo léo, sự nhạy bén, một công việc chăm chỉ, và thỉnh thoảng đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn. Kinh Thánh nói với chúng ta hãy sống trong sự hòa thuận với mọi người, nhưng cũng ám chỉ đây không phải luôn luôn là có thể; thỉnh thoảng phải cần có nỗ lực tạo ra-sự hòa bình.
Nhiều thách thức của thời thanh tráng đòi hỏi những kỹ năng bên trong cá nhân. Khởi đầu một công việc, tìm kiếm một người bạn, xây dựng hôn nhân, bắt đầu cuộc sống gia đình, làm quen với cộng đồng mình sống, sinh hoạt với một Hội Thánh cũng có nghĩa là liên quan tới nhiều người hay liên quan tới ‘những kỹ năng của con người’. Những việc như là biết lắng nghe, có thể giao tiếp cách rõ ràng, giải quyết những bất đồng, và hành động thích hợp trong các tình huống xã hội. Mỗi những kỹ năng này liên quan tới kiến thức (biết đáp ứng hay trả lời thế nào) và liên quan tới hành động (làm điều thích hợp). Mỗi việc đều phải mất thời gian và cố gắng học tập. Khi việc học tập không xảy ra, các vấn đề có thể phát triển.
e).Những kỹ năng về cảm xúc. Cảm xúc là một phần của bản tánh tự nhiên thỉnh thoảng xuất hiện khi nó ít được trông đợi. Thất vọng, lo lắng, giận dữ, thích thú, tội lỗi, tham dục, nhiệt tình, thương xót, và nhiều cảm xúc khác có thể ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của một người và ảnh hưởng đến cách cư xử của họ. Người ta thường chấm dứt những cảm xúc của họ, lơ chúng đi, thể hiện chúng cách không tương xứng, hoặc ngay cả thất bại để nhận ra chúng và dẫn đến những khó khăn về tâm sinh lý xã hội nghiêm trọng.
Mỗi người phải học tập để có sự nhạy bén với những cảm giác riêng của mình và với những cảm giác của những người khác. Mỗi người cần phải được dạy dỗ để thể hiện những cảm giác của họ ở đâu và thể hiện chúng ra sao trong những phương cách thích hợp với xã hội. Chẳng hạn như, một vài người đàn ông trẻ vẫn không nhận ra việc họ khóc là bình thường và lành mạnh; nhiều người còn lệ thuộc vào việc họ khóc ở đâu, khóc với ai, và khóc khi nào.
f).Những kỹ năng thuộc linh. Trong những năm gần đây, thế giới phương Tây có một cơn đột phá của việc quan tâm tới những hình thức trầm tư mặc tưởng phương Đông; có những tình trạng thay đổi nhận thức, và các tiến trình tự-nhận thức. Các phong trào này dạy dỗ những kỹ năng liên quan tới những thế lực tâm linh được giả sử là tồn tại. Nhiều người quan tâm đến sự đột phá này hầu hết là những thanh tráng, nhiều người tìm kiếm cho mình ý nghĩa lớn hơn và mục đích vĩ đại hơn trong cuộc sống.
Thay vì thế, các Cơ Đốc nhân tìm kiếm sự liên quan đến một Đấng là Đức Chúa Jêsus Christ. Tuy nhiên, đối với nhiều thanh tráng, đây là những năm tháng tìm kiếm một đức tin có ý nghĩa, và đức tin này được hoàn tất. Hầu hết mọi người có thể không thích ý tưởng về ‘những kỹ năng thuộc linh’; các môn đồ đã hỏi Chúa Jêsus cầu nguyện thế nào, và Kinh Thánh có nhiều ví dụ và những sự hướng dẫn về các phương cách nào để chúng ta trưởng thành trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Điều này cần một thời gian dài của đời sống để học tập về sự cầu nguyện, học Kinh Thánh, lựa chọn sự thờ phượng, tạo mối thông công thân mật với các tín hữu khác, hoặc trưởng thành thuộc linh. Các tín hữu trẻ thường đối đầu với nhiều thất vọng trong những đời sống thuộc linh và cá nhân của họ nếu như họ thiếu một kiến thức căn bản về những kỹ năng thuộc linh này hoặc chẳng bao giờ tự kỷ luật chính mình để thực hành những kỹ năng ấy.
2.Sự độc lập.
Các bạn thanh tráng thường tách rời khỏi gia đình cha mẹ và phát triển một tinh thần tự trị. Điều này thường tốn thời gian và có nhiều cố gắng; điều này nhiều khi liên quan tới sự thất vọng, căng thẳng, những cảm giác thiếu an toàn, những giai đoạn của sự không chắc chắn, và những tranh chiến với một số các thắc mắc. Tôi có thể tự làm điều này được không? Tôi có thể thực hiện được những sự sắp xếp cuộc sống hiệu quả? Tôi có thể làm thế nào để tự do có tài chánh riêng độc lập với bố mẹ? Có phải có một phương cách nào đó để ở cùng với cha mẹ mà vẫn không phải còn là một đứa trẻ? Tôi giải quyết thế nào với lầm lỗi và sự cô độc khi tôi rời khỏi gia đình? Đối với một vài người, có vấn đề để làm thế nào làm vừa lòng gia đình vừa được độc lập tự do khi sống tách rời gia đình đến ở một nơi nào khác.
Thách thức để trở nên độc lập liên quan ít nhất tới bốn nhiệm vụ chồng chéo lẫn nhau và tiếp diễn:
a).Phát triển sự thỏa mãn. Sự tự cho mình là đầy đủ được miêu tả như là ‘một sự cân bằng giữa sự tự-hướng dẫn và sự nhạy bén đối với các nhu cầu của những người khác’. Để được tự đầy đủ không có nghĩa là chúng ta cứng nhắc khi làm theo ‘phương cách của mình’ hoàn toàn độc lập với sự nhạy bén, những cảm giác và những ý kiến của những người khác. Đối với Cơ Đốc nhân, sự tự cho mình là đầy đủ không có nghĩa là chúng ta tách ra khỏi Đức Chúa Trời và cố gắng sống một mình bằng sức riêng con người của mình. Ngược lại, Cơ Đốc nhân cho mình là tự đầy đủ là người tin cậy nơi Đức Chúa Trời để có được sự hướng dẫn, và có thể nhận ra những nhu cầu của người khác – bao gồm cha mẹ, những người tư vấn, và các nhà lãnh đạo Cơ Đốc trưởng thành – có thể đem lại sự hướng dẫn hữu ích và sự tư vấn có giá trị.
Việc chuyển tới sự độc lập liên quan tới dự tính ban đầu, một sự sẵn sàng để xử trí các vấn đề và có những quyết định, có trách nhiệm đối với những lựa chọn về tài chánh cá nhân của một ai đó, chấp nhận và học tập từ những lỗi lầm, và lắng nghe lời khuyên của những người khác.
b).Xây dựng một nhận diện bản thân (Identity). Nhận diện bản thân được định nghĩa như là một hình ảnh về trí tuệ ổn định cân bằng, chia sẻ cùng với những người khác là những người biết bạn, và họ là những người mà bạn quan tâm đến hay bạn cân nhắc họ là những người có ý nghĩa đối với bạn. Phát triển nhận diện bản thân là một tiến trình tiếp diễn để tìm kiếm câu trả lời các câu hỏi như “Tôi là ai?” “Điều gì hợp nhất về chính tôi?” hoặc “Tôi thích hợp ở đâu trong thế giới này?” Các câu hỏi xuất hiện với sự thúc giục đặc biệt ở cuối thời thanh niên và đầu thời thanh tráng. Nếu như không có các câu trả lời, những người trẻ thường có sự hoang mang, sự vô dụng, sự rối loạn bên trong, thiếu đi sự hướng dẫn, và tinh thần nản chí yên lặng khi họ trải qua điều được biết đến như là một khủng hoảng về sự nhận diện bản thân.
Khi phản ứng với các mục tiêu, những sự quan tâm, lợi ích, hy vọng, những đặc điểm cá tính, những quan tâm về cá tính, những năng khiếu, và những khả năng của chính mình, hầu hết người ta có một hình ảnh rõ ràng hơn về những sự nhận diện chính mình. Có sự phân loại trong một vài lãnh vực (chẳng hạn như một sự nhận ra những khả năng của người nào đó) trong khi có sự dao động trong những lãnh vực khác (chẳng hạn như điều00 một người tin tưởng, hoặc điều có thể là một công việc tốt). Khi những sự nhận diện của họ trở nên rõ ràng hơn, những người trẻ có thể tự tin hơn khi hướng tới tương lai. Việc nhận diện bản thân có thể giống như để tổng quát hoá vấn đề, nhưng điều này có thể không xảy ra cho tới độ tuổi trung niên.
c).Tìm kiếm các giá trị. Một giá trị có thể được miêu tả như là điều gì đó mà một người tin tưởng vào, sống vì điều ấy, và sẵn sàng thể hiện điều ấy nơi công cộng. Các giá trị là quan trọng bởi vì chúng chi phối việc suy nghĩ và cách thức hành động.
Khi người ta chuyển tới độ tuổi người lớn và họ bị ép buộc phải tự quyết định về lối sống của mình, nghề nghiệp, sử dụng những sự ưu tiên thế nào, và quản lý thời gian làm sao, những người trẻ phải quyết định điều mà họ thật sự tin tưởng. Phải quyết định chừng mực nào mà họ sẽ giữ các giá trị của cha mẹ và các thầy cô giáo. Thường những người thanh tráng rất là lý tưởng và chấp nhận các chuẩn mực về điều đúng và điều sai mà các điều này có thể là không thực tế và không có khả năng để theo đuổi. Một vài người bỏ qua các chuẩn mực truyền thống và cố gắng sống một cuộc sống ‘tự do-giá trị’, thế nhưng ngay cả quyết định này cũng phản ánh được một giá trị nào đó. Những người khác vẫn không thể đưa ra điều suy nghĩ về các giá trị của họ cho tới khi họ có cơ hội để hành động trong một phương cách mà xã hội hoặc gia đình có thể cân nhắc điều đó là không phù hợp đạo đức. Thỉnh thoảng, người đó bị ép buộc để có những quyết định có giá trị, thường không có nhiều thời gian cho sự phản ánh.
Các giá trị được phản ánh trong việc sử dụng thời gian và tiền bạc, điều tin tưởng, điều suy nghĩ đến, những người được quan tâm đến, hoặc những sách báo một người tìm đọc. Những người trẻ thường chiến đấu với các giá trị, điều này có thể gây ra sự hoang mang và làm cho họ không thể quyết định được về các sự lựa chọn có đạo đức, về cách cư xử, và về những kế hoạch trong tương lai.
d).Đối phó cách hiệu quả. Những người độc lập có thể thành công trong các công việc mỗi ngày trong cuộc sống và giải quyết được những căng thẳng trong cuộc sống mà không cần sự trợ giúp nào từ những người khác. Những người này vui lòng tìm kiếm hoặc chấp nhận sự giúp đỡ khi cần thiết, và họ vui lòng để giúp đỡ những người khác. Trong các công việc thường nhật của cuộc sống, họ có chức năng riêng và tự thu xếp cho chính mình. Ngược lại, khi người ta không thể đối diện, họ có vẻ như có các vấn đề hơn.
(còn tiếp)
Hồ Kim Quốc dịch
Trịnh Phan hiệu đính