Nhưng tôi, tôi sẽ tìm cầu Đức Chúa Trời, trình lên Ngài trường hợp của tôi. Chúa đã làm những việc lớn lao không sao dò xét được, vô vàn điều diệu kỳ không ai đếm nổi. Ngài ban mưa trên đất, cho nước tràn ruộng đồng.
Gióp 5:8-10
Đây là những lời của thánh nhân Gióp ngày xưa. Qua những câu này chúng ta thấy ông Gióp coi mưa như một trong các việc kỳ diệu lạ lùng mà Chúa là Đấng Tạo Hóa đã làm.
Mưa có phải là một trong những việc kỳ diệu mà Chúa đã làm chăng? Đối với người Việt chúng ta thì mưa không mấy gì lạ kỳ cho lắm, nhưng bạn hãy hình dung ra một nông dân sống trong vùng Cận Đông, xa cách mọi sông hồ hay suối. Họ chỉ sống nhờ mấy cái giếng để nuôi gia súc. Nhưng nếu muốn phải trồng lúa để có lương thực, thì nước phải đến từ một nguồn nào đó để tưới ruộng. Lấy nước từ đâu đây?
Từ trên trời. Từ trên trời xanh kia có nước tuôn đổ xuống đồng ruộng được sao? Thật ra nước phải được đưa từ biển Địa Trung lên tận trên trời xanh kia, và rồi từ đó tuôn đổ xuống đất ruộng. Đưa nước từ biển lên trời à? Nước có nặng lắm không? Nếu nước mưa rơi xuống trên một mẫu đất trong đêm, nghĩa là phải dùng đến 825 triệu lít nước. Nặng quá phải không? Nhưng làm thế nào số nước ấy chuyển được lên trời xanh kia, và ở trên đó mà không rơi xuống cho đến đúng hạn? Bạn sẽ bảo, thì nước bốc hơi lên đó chứ có gì! Vậy sao, nhưng bốc hơi là gì? Bốc hơi nghĩa là nước ngưng không là nước nữa để nó có thể bay lên hay bay xuống. Bay lên thì dễ hiểu rồi, nhưng làm sao bay lên đọng trên trời rồi rơi xuống được? Muốn rơi xuống, hơi nước phải đọng lại. Đọng lại là sao? Hơi nước từ dưới đất bay lên trời, rồi đọng lại thành những hạt bụi nhỏ khoảng từ 1 phần vạn đến 1 phần nghìn phân bề rộng.
Nhưng bạn nên nhớ là nước biển nào cũng mặn, nghĩa là có muối. Nếu nước muối mà đem tưới vào ruộng lúa thì lúa chết hết. Như thế phải lấy muối riêng ra. Này nhá, trời lấy hằng trăm triệu lít nước từ dưới biển, lọc muối ra, cho nước bốc hơi lên trời cao hằng mấy trăm cây số rồi tuôn đổ nước xuống đồng ruộng, phải không? Thật ra không phải là đổ nước xuống mà là rơi xuống từng hạt nhỏ vừa cỡ để không làm hư lúa mà lại thấm vào đất. Mưa là khi hằng triệu hạt nước li ti kết lại với nhau thành hạt lớn hơn và rơi xuống. Huyền diệu là các hạt này đều tầm cỡ giống nhau và trải đều trên một mặt đất khá rộng. Hơn nữa tầm cỡ đó cũng phải đúng, để từ hằng cây số rơi xuống đất mà không bị bay hơi mất.
Cuối cùng, mọi người nhìn vào một cơn mưa đều không khỏi nói như ông Gióp ngày xưa: Thật là huyền diệu. Và chính Chúa là Đấng mà con người nhỏ bé có thể trao đổi, cầu xin và than thở. Như thế chẳng huyền nhiệm lắm sao? Ta hãy nói như ông Gióp: Nhưng tôi, tôi sẽ tìm cầu Đức Chúa Trời, trình lên Ngài trường hợp của tôi. Chúa đã làm những việc lớn lao không sao dò xét được, vô vàn điều diệu kỳ không ai đếm nổi. Ngài ban mưa trên đất, cho nước tràn ruộng đồng.