CHƯƠNG 9: SỰ GIẬN DỮ (PHẦN 2)
Dr. Gary R. Collins
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA CƠN GIẬN
Đối với nhiều người, cơn giận có đến với họ bởi vì các hành động của những người khác hơn là bởi vì các tình huống hoặc các sự kiện. Kinh Thánh đưa ra một vài sự miêu tả về điều này. Ví dụ như Giô-na đã “rất không vui lòng và trở nên giận dữ” vì Đức Chúa Trời thương xót dân thành Ni-ni-ve; Vua Hê-rốt đã trở nên phẫn nộ và giận dữ khi ông được biết các bác sĩ đã nói dối ông. Chính Chúa Jêsus cũng đã nổi giận với những các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ vì thái độ tự cho mình là công chính của họ.
Những nhà tâm lý có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cơn giận. Theo Freud, sự giận dữ là một mục đích bản năng và cho rằng cơn giận dữ đến từ bên trong mỗi cá nhân. Lý thuyết này nói rằng cơn giận là một nỗ lực bẩm sinh có thể được thức tỉnh bởi một môi trường thù hằn, các hành động của những người khác, hoặc những hạn chế đến từ cuộc sống trong xã hội. Quan điểm bản năng cho rằng cơn giận bị ức chế bên trong và sẽ bùng nổ nếu như nó không được giải phóng. Và cơn giận như là một tình trạng thức tỉnh về cảm xúc, xảy ra do sự thất vọng, nó có thể được thể hiện trong nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào những sự hấp thu của người đó và từ việc học hỏi ở quá khứ.
Có nhiều nguyên nhân của sự giận dữ tuỳ thuộc các tình huống và những tác động của những con người khác khiến cho người ta sinh giận dữ. Các nguyên nhân có thể được tóm tắt dưới vài điểm sau:
- Liên quan Sinh lý học.
Có bằng chứng về các sự dị ứng, bệnh não, các sự mất trật tự về cấu trúc cơ thể, và có thể những sự bất bình thường về di truyền có thể gây ra cơn giận hoặc ít nhất làm cho một vài người hướng đến sự giận dữ với những người khác. Một điển hình như Carol Tavris miêu tả, một cậu bé bị dị ứng với chuối, sau khi cậu ta ăn một trái chuối thì lên cơn giận dữ khủng khiếp. Sau khi qua khỏi tình trạng này, cậu bé này khóc lóc và xin lỗi, cậu nói rằng chính cậu không thể thay đổi tình trạng này được.
2. Sự bất công.
Như chúng ta thấy điều này là nguyên nhân của các cơn thạnh nộ của Chúa; và sự không công bình cũng làm thức tỉnh cơn giận cho những người tin Chúa. Chẳng hạn như, khi Chúa Jêsus vào trong đền thờ, Ngài lật đổ bàn của những kẻ đổi bạc, đuổi những kẻ buôn bán trong đền thờ, vì họ biến Nhà của Đức Chúa Trời thành hang của kẻ trộm cướp.
3. Sự thất vọng.
Một sự thất vọng là một trở ngại ngăn chặn tiến trình hướng tới mục đích nào đó của một người. Sự thất vọng có thể xảy ra khi:
(a) một người bị thất bại một việc gì do người khác gây ra;
(b) bởi vì các sự kiện hoặc các tình huống không theo ý muốn;
(c) bởi vì những sự thất bại cá nhân hoặc những sự thiếu khả năng riêng tư để đạt đến mục đích khao khát nào đó.
Ví dụ như sự thất vọng cách nhẹ nhàng xảy ra khi bạn đi làm trễ bởi vì đã gặp nhiều đèn đỏ. Thất vọng lớn hơn nếu như bạn thất bại một kỳ thi quan trọng, bị từ chối khi được đề bạt, hoặc có một căn bệnh nan y. Sự cảm thấy thất vọng phụ thuộc vào tầm quan trọng của mục đích, kích cỡ của các sự trở ngại, và sức chịu đựng sự thất vọng. Cơn giận phát sinh và gia tăng tuỳ theo mức độ thất vọng, tiềm năng của cơn giận có thể gia tăng là một sự nghiêm trọng.
4. Sự đe dọa và tổn thương.
Cơn giận thường thức tỉnh khi một người tiếp nhận sự từ chối, sự làm phiền, sự làm ngơ, bị làm nhục, bị chỉ trích không đúng, hoặc sợ hãi, hay khi một người cảm thấy những người khác trông mong đòi hỏi ở họ quá nhiều, hoặc bị đối xử thiếu công bằng. Các điều đó như là những sự thách thức sự tự-đánh giá chính mình, nhắc nhở về những sự không hoàn hảo và những giới hạn, và làm một người cảm thấy quá yếu đuối đến nỗi cơn giận và sự gây gổ xuất hiện. Theo một nhà tâm lý học, tổn thương và cơn giận luôn luôn đi cùng với nhau. “Những giây phút sau khi thức tỉnh cảm giác tổn thương, một cảm giác giận dữ khác tăng vọt trong nhận thức”. Cơn giận đến nhanh chóng để làm mờ đi sự tổn thương trước đó.
Một người thường trở nên cứng rắn hơn với cơn giận dữ, những sự thay đổi này phụ thuộc vào những sự khác nhau về cá tính hoặc phụ thuộc vào những phương cách mà một tình huống được hấp thu như thế nào. Một người có nổi cơn giận dữ hay không, tuỳ thuộc vào việc họ nhìn nhận tình huống như thể nào.
5. Việc học tập.
Các nghiên cứu về nhân loại học cho thấy rằng người ta từ các nền văn hóa khác nhau, giận dữ về các vấn đề cũng khác nhau, và thể hiện cơn giận của họ trong cung cách cũng khác nhau. Bằng cách nhìn xem và học hỏi, có thể biết phải hành động thể nào khi giận dữ, và nên thể hiện giận dữ như thế nào.
Những phản ứng và sự giận dữ của một người có thể phụ thuộc vào các thái độ và các hành động của cha mẹ, gia đình, hoặc tình hàng xóm nơi mà họ sống, những cá tính và mức độ trưởng thành của họ, và cách mà họ tiếp nhận một tình huống thế nào. Điều này giúp giải thích tại sao cùng một tình huống đơn giản lại khiến cho một người đáp ứng với cơn giận mạnh mẽ. Những sự khác nhau riêng rẽ này cũng giải thích tại sao người giận dữ có thể khơi dậy cơn giận của người khác. Nếu như có thể thuyết phục người đang giận dữ thay đổi những sự diễn giải của họ về một sự kiện hoặc tình huống nào đó thì có thể thay đổi những xúc cảm của họ.
Tôn giáo cũng có thể ảnh hưởng sự thể hiện cơn giận theo nhiều cách, có bằng chứng cho thấy những người tín đồ được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Linh có hướng kiềm chế nhiều hơn là thể hiện cơn giận.
CÁC HẬU QUẢ CỦA CƠN GIẬN
Một nhà văn đã nói rằng cơn giận tác động người ta trong bốn cách căn bản sau. – Cơn giận có thể được kiềm chế; – Bị chặn (che giấu nó một cách cân nhắc); – Được thể hiện; – Ăn năn (trước Đức Chúa Trời và trước những người khác). Bốn mục đích này chồng chéo lẫn nhau, cơn giận phụ thuộc vào sự tiếp nhận mỗi cá nhân, và phụ thuộc vào tình huống. Có lẽ phương cách để giảm hậu quả của cơn giận là đè nén lại và rút lui khỏi tình huống sản sinh-cơn giận, hướng các cảm giác giận dữ đến những nơi mà những người khác không thể thấy; hoặc hành động bằng cách tấn công từ nguồn phát sinh giận dữ hơn là đối diện và giải quyết trực tiếp với các nguyên nhân của cơn giận.
- Nén lại (dằn cơn giận)
Đây có lẽ là hành động dễ dàng nhất, và cũng là cách hiệu quả ít nhất để giải quyết cơn giận. Khi chúng ta rút lui khỏi tình huống, chúng ta thường có thể lơ đi cơn giận của mình, nén sự đối đầu và thể hiện những thất vọng của mình. Sự rút lui có thể có vài hình thức:
– Rời khỏi phòng, đi nghỉ, hoặc cách khác ra khỏi tình huống kích thích cơn giận.
– Tránh vấn đề bằng cách suy nghĩ về điều gì khác, hoặc đọc truyện tiểu thuyết, xem tivi.
– Che đậy vấn đề bằng cách uống rượu hoặc uống thuốc, hoặc cách ứng xử ôn hoà có thể được sử dụng để nói chuyện với người làm chúng ta giận dữ.
Việc nén cơn giận có thể là tốt trong một lúc, có thời gian cho người ta đánh giá lại tình huống và có thể ngăn chặn các cơn giận. Tuy nhiên, khi một người lờ đi cơn giận, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng họ trong những cách khác.
2. Quay trở lại.
Khi người ta muốn quên đi hoặc loại bỏ cơn giận khỏi sự nhận thức, một cách có ý thức hoặc không có ý thức, nó vẫn tồn tại. Sự xoa dịu chỉ tạm thời, trong một lúc nào đó áp lực lại xảy ra, cho tới khi làm nổ tung và gây ra nhiều khó khăn hơn. Khi cơn giận vẫn tồn tại bên trong, bên ngoài có thể là nụ cười và sự làm dịu, thế nhưng bên trong đang bùng nổ cơn thạnh nộ. Sự giận dữ bên trong này là một sức ép mạnh chính nó có thể thể hiện:
– Các triệu chứng về thể chất như đau đầu nhẹ, huyết áp cao, hoặc những cơn đau tim.
– Những phản ứng về tâm lý như là lo lắng, sợ hãi, hoặc những cảm giác căng thẳng và thất vọng.
– Những nỗ lực không ý thức có thể gây tổn thương.
– Sự suy nghĩ mang đặc điểm về sự tự thán, những suy nghĩ trả thù, hoặc tư lự về những sự thiếu công bằng mà ai đó kinh nghiệm được.
– Những sự tranh đấu thuộc linh xảy ra bởi vì phải nuốt sự cay đắng, thạnh nộ, giận dữ, và vu cáo. Điều này làm Đức Thánh Linh buồn lòng bởi vì chúng ta làm ngơ các sự hướng dẫn và chỉ dạy thuộc linh của Ngài trong đời sống chúng ta. Đây có thể là một cách không tốt để giải quyết nan đề.
3. Hành động.
Cần phân biệt cơn giận và sự gây gổ, cả hai thường đi đôi với nhau. Cơn giận là một sự đáp ứng về cảm xúc bao gồm sự thức tỉnh về thể chất và về trí não. Sự gây gổ là một hình thức cư xử gây ra nỗi đau hoặc áp lực lên người khác. Có thể giận dữ nhưng không gây gổ. Khi cơn giận hướng đến gây gổ, hành động này có thể được hoàn tất trong ba cách: gây gổ trực tiếp, gây gổ tiêu cực và gây gổ chuyển tiếp.
a. Gây gổ trực tiếp. Gây gổ trực tiếp được thấy trong mọi xã hội. Đáp ứng tự nhiên và tức thì nhất đối với cơn giận là nói năng hoặc hành động ngông cuồng, chống lại người khác hoặc chống tình huống khiến sinh giận dữ. Khi một người bùng nổ cơn giận, người ấy có thể làm những người khác bị tổn thương. Người thường bùng nổ giận dữ cảm thấy bối rối và có lỗi sau đó, các mối quan hệ gãy đổ, tình bằng hữu và công việc thỉnh thoảng chấm dứt, tài sản có thể phá tan. Sự thể hiện trực tiếp cơn giận thường hướng người ta giận dữ hơn nữa trong tương lai.
b. Gây gổ tiêu cực. Một vài người biểu thị sự gây gổ bằng cách trút cơn giận của họ theo những cách nhẹ nhàng trong các tình huống mặt-đối-mặt với người khác. Những người gây gổ tiêu cực thường nêu các ví dụ, những lời nhận xét hoặc câu chuyện mang tính chê bai, nói xấu, làm tổn hại, hoặc làm bối rối những người khác. Việc đề cập đến những thói hư tật xấu, hay những thất bại, hoặc chuyện đổ vỡ hôn nhân trước kia… là những cách nhẹ nhàng mà người ta sử dụng để tấn công hoặc gây gỗ với người khác. Người gây gổ-tiêu cực có khả năng mạnh mẽ trong việc điều khiển cảm xúc của chính họ.
c. Gây gổ chuyển tiếp. Trong nhiều trường hợp, cơn giận không thể phát ra, bị nén lại và sôi nổi âm thầm trong lòng, sau đó cơn giận bùng nổ với những tình huống hoặc các đối tượng không liên quan đến sự phát sinh sự giận dữ. Chẳng hạn, một người đàn ông giận dữ với sếp của mình, nhưng anh không thể bùng nổ cơn giận của anh ta tại sở làm, nén cơn giận ấy lại và trút cơn giận của mình lên đầu vợ hoặc các con của anh tại nhà vào buổi tối, bởi vì đây là một nơi an toàn để trút cơn giận ấy.
Mọi sự giận dữ thể hiện qua hành động đều mang tính phá hủy. Có nhiều khó khăn để giải quyết cơn giận, vì không thể nhận diện ra người đáng khiển trách hoặc điều gì đã tạo ra tình huống khiến mình giận dữ.
4. Đối diện với các nguồn của cơn giận.
Đây là cố gắng giải quyết trực tiếp với tình huống đang sợ hãi, đang làm cho yếu đi, hoặc đang sản sinh-sợ hãi mà chúng gây ra cơn giận. Người ta chấp nhận cơn giận, cố gắng thấy được các nguyên nhân của nó. Hãy nhìn tình huống trong một cách khác và sau đó hãy làm bất kỳ điều gì có vẻ là tốt nhất để chấp nhận hoặc thay đổi tình huống sản sinh-cơn giận. Đây là một mục đích có tính chất xây dựng đối với việc làm giảm cơn giận qua sự giúp đỡ của một người cố vấn.
(còn tiếp)
(Hồ Kim Quốc dịch- Trịnh Phan hiệu đính)