CHƯƠNG 11
VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI VÀ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA MẸ
Child-Rearing and Parental Guidance
Tiến sĩ Gary R. Collins
PHẦN 6
b).Các vấn đề thần học. Một mục tiêu trong việc tư vấn là để thúc đẩy sự trưởng thành và có mối quan hệ với Đấng Christ. Các vấn đề liên quan đến Hội Thánh (truyền giáo, giáo dục Cơ Đốc, sự dạy dỗ về các chuẩn mực đạo đức và lòng thương xót, sự giúp đỡ những người trẻ học biết về ý nghĩa của cuộc sống và sự chết) là các vấn đề mà các bậc cha mẹ cũng phải đối diện trong việc nuôi dưỡng con cái của họ. Các bậc cha mẹ thất bại trong những lãnh vực này thì nên được giúp đỡ để họ thức tỉnh về sự hiện hữu của Đức Chúa Jêsus Christ và năng quyền hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Người tư vấn Cơ Đốc phải vui vẻ đưa ra và thảo luận vấn đề về đạo đức và các vấn đề thuộc thần học khác. Đây là một lãnh vực rất quan trọng của việc tư vấn Cơ Đốc hiệu quả với các bậc cha mẹ và con trẻ. Kinh Thánh ít nói đến mối quan hệ trong gia đình, tuy nhiên, điều đã được viết ra cho Hội Thánh cũng là được viết ra cho mỗi gia đình riêng lẻ vì gia đình thật sự là Hội Thánh thu nhỏ lại.
c).Các vấn đề thuộc tâm lý. Một vài vấn đề thuộc tâm lý xuất hiện cách chung chung khi các bậc cha mẹ được tư vấn.
Trước tiên, nhu cầu đối với sự hiểu biết. Việc giúp đỡ các bậc cha mẹ hiểu được, có nghĩa là khuyến khích họ suy nghĩ về thế giới và về gia đình từ triển vọng của đứa trẻ. Nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng trẻ em có những cảm giác và nhu cầu đối với sự an toàn, sự chấp nhận, tình yêu thương, sự ca ngợi, kỷ luật, và đức tin nơi Đức Chúa Trời. Điều đó có thể tạo ra thảo luận các mâu thuẫn cụ thể hay sự hiểu nhầm. Điều gì đã xảy ra? Tại sao? Làm thế nào tình huống có thể được giải quyết tốt hơn?
Các cuốn sách được đế xuất có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu được cách cư xử với trẻ. Sau khi các bậc cha mẹ đã đọc nên có thảo luận chi tiết để thấm nhuần và vận dụng thực hành.
Thứ hai, các gia đình nên được giúp đỡ về sự giao tiếp. Nếu như họ muốn giao tiếp tốt với con cái của họ, các bậc cha mẹ nên làm gương trước, họ nên có sự giao tiếp tốt giữa vợ chồng với nhau. Gia đình nên dành thời gian cho sự giao tiếp, có thể trong và sau bữa cơm tối. Những ý kiến, những sự bực bội, và những kinh nghiệm của trẻ đều được cha mẹ chúng vui vẻ lắng nghe và quan tâm đến. Các bậc cha mẹ cũng có thể chia sẻ những ý tưởng, những kinh nghiệm, những thất vọng, và kể cả những giấc mơ của họ. Mỗi thành viên gia đình nên được khuyến khích để nói chuyện, nhưng mỗi người cũng nên có quyền về điều riêng tư và những ý kiến cá nhân. Trong giao tiêp lưu ý là không có những lời tỏ ra thiếu kính trọng hoặc chỉ trích lâu dài, cũng không xen ngang khi một người đang nói, các câu hỏi nên được trả lời một cách thành thật và đầy đủ.
Thứ ba, kiểm soát cách cư xử. Hầu hết đều biết rằng sự trừng phạt với trẻ có thể là một phương cách cư xử không được mong muốn, và điều này đòi hỏi một sự tôn trọng quyền lực nào đó trong gia đình. Sự trừng phạt hiếm khi đem lại sự thay đổi vĩnh viễn, và cũng hướng tới làm mất đi hiệu quả của nó nếu như được lặp lại quá nhiều. Một cách hiệu quả hơn là khen thưởng cách cư xử được mong muốn và không khen thưởng cách cư xử không phù hợp. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể được dạy làm thế nào để đưa ra những sự củng cố hay cố gắng khác, giúp uốn nắn cách cư xử của một đứa trẻ. Với sự giúp đỡ của người tư vấn, các bậc phụ huynh có thể quyết định về cách cư xử nào mà họ muốn thấm nhuần vào đầu đứa trẻ. Nên thể hiện điều gì ngay sau khi đứa trẻ có cách cư xử được mong ước xuất hiện. Kế đến, thực hành các bước cần thiết ứng dụng điều này vào việc củng cố với mỗi cách cư xử cụ thể để có thể giúp đỡ thay đổi đứa trẻ hướng tới mục tiêu mà họ mong muốn.
Việc tư vấn đạt hiệu quả hơn là các chương trình giáo dục, các bậc phụ huynh phải làm thế nào để can thiệp với bọn trẻ của họ, làm thế nào và khi nào để đưa ra sự củng cố hay cố gắng tích cực (như việc khen ngợi và ôm hôn chúng), làm thế nào để giải quyết các hành vi ngoài ý muốn, và làm thế nào để hướng dẫn trẻ một cách hiệu quả. Một chương trình như thế thỉnh thoảng có thể được những người tư vấn dạy dỗ.
Nhiều điều trong việc tư vấn liên quan tới việc dạy dỗ các bậc cha mẹ làm thế nào để có nhiều kỹ năng và đạt hiệu quả hơn trong việc nuôi dưỡng con cái của họ. Các bậc cha mẹ thường hay nản lòng bởi vì những đứa con của họ không có được các kỹ năng về xã hội, như là sự lịch thiệp, giỏi nói năng, có nhiều năng lực tiềm tàng, mạnh khỏe, nhanh nhẹn về thể chất, những thói quen học tập đạt hiệu quả, ngăn nắp. Thỉnh thoảng các bậc cha mẹ cần có lời khích lệ đối với con cái, có lẽ họ cũng nên có một ít tính hài hước cùng với lời khích lệ, đưa ra ý kiến thích hợp. Chỉ ra cho các bậc phụ huynh có thể giúp đỡ con cái mình nhiều khi họ nói với con họ những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, cố gắng tránh những lời rầy rà hay chỉ trích liên tục, khen ngợi chúng khi chúng có những cách cư xử mà cha mẹ mong muốn hay khao khát, và cha mẹ cũng đừng quá kỳ vọng ở các con của họ.
(còn tiếp)
Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)