Tư vấn Cơ Đốc: Chương 7 – SỰ CÔ ĐƠN (phần 3)

1185

CHƯƠNG 7

SỰ CÔ ĐƠN (phần 3)

CÁC HẬU QUẢ CỦA SỰ CÔ ĐƠN

     Sự cô đơn gây ra tác hại gì cho con người? Các triệu chứng của nó là gì? Bởi vì tính không nhất quán của con người, nên mỗi người sẽ thể hiện sự cô đơn theo một cách khác nhau. Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự cô đơn là sự cô độc của một số người. Tuy nhiên, nhiều “người cô độc” là những người già, những người độc thân, và nhiều người sống vì chính họ lại không cảm thấy cô đơn, mặc dầu họ có rất ít sự giao tiếp với những người khác.

1.Sự tự ti mặc cảm

     Những cảm giác vô nghĩa có thể là các triệu chứng hoặc là nguyên nhân của sự cô đơn. Sự thất bại trong các mối quan hệ hoặc trong các hoạt động khác có thể là do thiếu sự tự đánh giá chính mình và dễ dẫn đến sự cô đơn hơn. Việc không thể kết thân với những người khác theo như mong muốn, khiến những người cô đơn thỉnh thoảng đắm mình vào trong sự suy nghĩ tự cho mình là trung tâm, cảm thấy chính mình như có lỗi, tin rằng không ai hiểu được mình, và kết luận rằng mọi thứ sẽ chẳng bao giờ có thể tốt hơn.

2.Sự trầm cảm

     Có một vài người cô đơn kinh niên lại không bị trầm cảm, và một vài người trầm cảm nhưng không cô đơn. Những người cô đơn thường có cảm giác mất hết hy vọng, điều này có thể dẫn họ đến sự trầm cảm và thậm chí có suy nghĩ sẽ tự sát. Khi sự cô đơn quá lớn, tự tử là con đường giải thoát. Ngược lại, một vài người sử dụng cách phô trương đời sống đạo đức ra trước mọi người, thích được nhắc đến, hoặc hành động để mọi người chú ý đến. Một vài người muốn che đậy sự cô đơn của mình đi bằng cách cư xử như là một người tham công tiếc việc, đi du lịch thường xuyên, hoặc tích lũy thật nhiều tài sản.

3.Sự nghiện ngập, rượu chè và sự lạm dụng ma túy

     Cũng là những cách cố gắng để thoát khỏi sự cô đơn. Một số người quay ra sử dụng chúng, nỗ lực để tìm kiếm bạn bè nghiện rượu để cố gắng làm mờ đi sự cô đơn của chính mình. Những người khác thì thể hiện sự thất vọng của họ qua bạo lực. Người cô đơn đều giận dữ hơn là thất vọng, họ sẽ tìm cách thể hiện sự thất vọng của họ trong các hình thức tự hủy hoại mình. Khi sự cô đơn được thể hiện trong bạo lực, điều này có thể trở nên một phương cách để giải thoát khỏi mọi nỗi đau đớn và là sự ao ước được nhiều người chú ý đến. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những người cô đơn dường như phải gánh chịu nhiều nan đề về thể chất hơn, chẳng hạn như mắc bệnh về tim mạch hoặc bệnh cao huyết áp.  Ngày nay càng có thêm bằng chứng thuyết phục cho thấy sự căng thẳng (gồm cả sự căng thẳng của sự cô đơn) ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm giảm đi khả năng đề kháng bệnh tật của cơ thể.  Cũng như hầu hết các nan đề được thảo luận trong cuốn sách này, sự cô đơn ảnh hưởng đến cơ thể và thỉnh thoảng được thể hiện qua những bệnh tật về thể chất.

TƯ VẤN VÀ SỰ CÔ ĐƠN

     Có nhiều đề nghị trong việc giải quyết sự cô đơn liên quan đến các hoạt động thường xuyên, nhằm giúp những người cô đơn tham gia vào một tổ chức tình nguyện, hay giúp họ tìm kiếm sự hoàn thiện trong Đấng Christ, học tập để có sự quyết đoán, và nhiều cách giải quyết khác. Nhiều phương thuốc có thể làm giảm đi nỗi đau đớn của sự cô đơn nhất thời, thế nhưng con người sẽ thất bại trong việc giải quyết nan đề ấy ở mức độ sâu nhất. Làm thế nào để nan đề này có thể được giải quyết một cách hiệu quả hơn?

  1. Thừa nhận nan đề.

     Đối với nhiều người, việc thừa nhận họ cô đơn chẳng khác gì thừa nhận mình là người không thích nghi với xã hội, không hấp dẫn, hoặc không thể quan hệ với những người khác. Khi người ta cảm thấy cô đơn, các bước đầu tiên là hướng tới việc chấp nhận tình trạng cô đơn của chính họ một cách cởi mở, thừa nhận điều này là rất đau đớn, nhưng cần phải quyết định để làm một điều gì đó cho nan đề của mình. Những người được tư vấn có thể cần được nhắc nhở về điều này.

  1. Xem xét các nguyên nhân.

     Trước khi thực hiện việc tư vấn, người tư vấn nên xem xét lại các nguyên nhân của sự cô đơn đã được liệt kê ở trên; Bằng cách giữ thông tin này trong tâm trí, người tư vấn có thể cảnh giác đối với các nguyên nhân có thể có trong cuộc sống và trong suy nghĩ của người được tư vấn. Sự cô đơn có thể xảy ra dưới nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể nhận biết (qua việc thảo luận với người được tư vấn và qua các câu hỏi thăm dò), kế đến, tìm kiếm khả năng để làm việc dựa trên những lý do tại sao cô đơn.

3.Thay đổi suy nghĩ của một người.

     Trong khi xem xét các nguyên nhân, hãy cố gắng xem xét những nan đề có thể thay đổi được (chẳng hạn như mặc cảm nghèo nàn hoặc các kỹ năng xã hội không thích hợp), và các nan đề khác không thay đổi được. Chẳng hạn như, một người góa phụ cô đơn không thể đem người chồng đã mất về lại, và cũng không thể ngăn chặn chiều hướng hiện tại của con người để thay đổi.

     Tuy nhiên, ngay cả khi các tình huống không thể thay đổi, những người được tư vấn vẫn có thể được giúp đỡ để thay đổi những thái độ của họ trước sự cô đơn. Họ thường có suy nghĩ tiếc nuối, bi quan, và hay nghĩ ngợi về sự thiếu công bằng của cuộc sống. Tất cả những điều này cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng đòi hỏi phải kiên quyết. Sự cô đơn dường như ít tồn tại hơn nếu như người ta có thể được giúp đỡ để nhận thấy mặt tích cực của cuộc sống, ngay cả khi ở giữa sự âu lo của cá nhân và sự thay đổi của xã hội.

     Một người tư vấn khuyến khích những người cô đơn phát huy một lối sống hoà hợp với cộng đồng. Khi những người này lãng tránh các mối quan hệ với những người khác, họ rút lui vào cuộc sống thụ động, để rồi sự cô đơn càng gia tăng. Ngược lại, công việc, sự vui chơi, những sở thích giải trí, sự nhận thức về tin tức hàng ngày, và việc đi nhà thờ là các hoạt động nhằm giữ những người được tư vấn trong việc tiếp xúc với người xung quanh và với các sự kiện khác. Sự tiếp xúc này có thể kéo người có nan đề thoát khỏi sự cô đơn hoặc xu hướng suy nghĩ tự cho mình là trung tâm.

     Những sự nhắc nhở về quyền năng, sự tể trị tối cao, và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời cũng có thể giúp người ta thay đổi những thái độ của họ, và họ sẽ nhận thức được cuộc sống theo một viễn cảnh thực tế hơn, ngay cả khi đang có nhiều thách thức bao quanh họ. Điều này cũng giúp ích trong việc nhắc nhở những người được tư vấn biết rằng sự cô đơn hiếm khi kéo dài mãi.

  1. Phát triển giá trị bản thân.

     Những người cô đơn phải được giúp đỡ để thấy được và nhận biết được những ân tứ về thể lực, khả năng, và những ân tứ thuộc linh của họ, cũng như sự yếu đuối của họ. Hầu hết mọi người đã trải qua cuộc sống chính mình, không có đủ sự tự tin cần thiết để giải quyết các nan đề, hậu quả tất yếu là nhiều người tự hạ thấp mình và người được tư vấn tự nghĩ rằng mình thấp kém hơn người khác.

     Những người được tư vấn cần được nhắc nhở rằng trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời mỗi người đều có giá trị và được yêu thương, mọi tội lỗi đều có thể được tha thứ, mỗi người đều có những khả năng và ân tứ và chúng có thể được phát triển. Đồng thời tất cả mọi người đều có những yếu đuối trong cuộc sống và có thể chỉnh sửa chúng. Những người được tư vấn có thể được giúp đỡ để nhận biết rằng không một ai từng có sự hoàn hảo trong điều mà họ đã làm hoặc đạt được, vì thế mọi sự đều có thể, họ phải học tập để làm điều tốt nhất, làm với sự giúp đỡ siêu nhiên của Đức Chúa Trời cùng với những khả năng và hoàn cảnh mà họ có.

     Giá trị bản thân sẽ được xem xét đầy đủ hơn trong chương 21. Nếu như điều này là một nan đề đối với những người cô đơn, thì giá trị bản thân cần được quan tâm như là một bước quan trọng đầu tiên trong việc giải quyết sự cô đơn.

5.Khuyến khích sự mạo hiểm.

     Ngay cả khi một người nào đó có ý muốn tự khẳng định, thỉnh thoảng người ấy mất đi sự khích lệ lớn để bắt kịp những người khác. Khi một người bị chỉ trích hoặc bị từ chối, hoặc khi họ bị thất bại trong việc đáp ứng điều gì đó, có thể họ sẽ hoang mang và sợ hãi. Người tư vấn có thể cung cấp sự khích lệ và sự ủng hộ cho người được tư vấn có sự tiếp xúc với những người khác. Có thể có sự xem xét thường xuyên các câu hỏi như là “Bạn có thể hướng tới người nào?” “Trong những cách cụ thể nào bạn có thể tiếp xúc với những người khác?” “Bạn đã hoàn thành điều gì rồi (hoặc thất bại điều gì) trong quá khứ, do đó khép lại mối liên hệ thân mật với những người khác?” Khi người được tư vấn e ngại sự mạo hiểm, thì người tư vấn có thể khích lệ và thảo luận về các hoạt động, để họ nhìn thấy thất bại ở điểm nào, và tìm cách ngăn chặn sự thất bại.

6.Dạy dỗ các kỹ năng xã hội.

     Mặc dầu có một vài nguyên nhân của sự cô đơn không thể thay đổi, những tình huống nguyên nhân khác có thể được thay đổi, được sửa chữa, hoặc được di dời. Chẳng hạn như người ta có thể xem tivi ít hơn, sử dụng thời gian nhiều hơn cho các sinh hoạt gia đình, điều chỉnh lại lối sống tham công tiếc việc và tự cho mình là trung tâm, hoặc tham dự các hoạt động nhà thờ. Tất cả những điều này có thể liên quan đến những người khác, thế nhưng đối với một số người thì đó là điều rất khó bởi vì họ kém thiếu về mặt xã hội và các kỹ năng giao tiếp. Những người này thường là những người có trục trặc về mặt xã hội, họ là những người thiếu nhạy bén đối với người khác và chính họ thì không tự tin để giải quyết thế nào trong các tình huống xã hội.

     Những người tư vấn có thể chỉ ra các thiếu sót về mặt xã hội, hướng dẫn sự quan hệ với những người khác, và giúp đỡ những người được tư vấn tự đánh giá hiệu năng những nỗ lực của họ để liên kết chúng lại. Chương 16 của cuốn sách này sẽ thảo luận các mối quan hệ trong từng cá nhân và xa hơn nữa, sách có thể giúp những người tư vấn làm việc chung với những người cô đơn, là những người thiếu đi các kỹ năng giao tiếp căn bản và sự khéo léo về mặt xã hội.

7.Đáp ứng các nhu cầu thuộc linh.

     Có thể sai khi nghĩ rằng những người có đạo chẳng bao giờ cô đơn cả. Ngược lại, một nghiên cứu đã phát hiện ra không có sự khác biệt nào về sự cô đơn giữa những người có đạo và những người không có đạo. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong cách thức mà họ đối diện. Những người tin Chúa thấy rõ sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong sự cô đơn, và họ tìm kiếm sự giúp đỡ thiên thượng để đối diện với nan đề. Đối với một số người, họ cầu nguyện và chờ đợi Đức Chúa Trời hành động và giải toả sự cô đơn của họ. Hầu hết những người tin Chúa, đức tin nơi Đức Chúa Trời, sự cầu nguyện, và việc học Kinh Thánh, tất cả những điều này đều giúp ích để chịu đựng dễ hơn sự cô đơn và hỗ trợ cho việc đối đầu với nó.

          Mọi giải pháp cho sự cô đơn thường chỉ có giá trị tạm thời. Sự cô đơn sẽ biến mất khi một người nhận biết và có niềm tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ. Bởi vì Ngài yêu mỗi chúng ta bằng tình yêu thương vô điều kiện, Ngài đã chết thay cho chúng ta, giúp chúng ta có thể đến với Ngài bằng cách ăn năn tội, Ngài sẽ tiếp đón chúng ta như là những người con nuôi của Người, chúng ta trở nên những người bạn gần gũi như anh em với nhau. Thánh Linh của Ngài sống trong mỗi người tin Chúa, là Đấng giúp đỡ chúng ta, cầu thay cho chúng ta, và ban cho chúng ta sự bình an từ thiên thượng. Ngài hiện hữu trong mỗi tín nhân, Ngài nói chuyện với chúng ta qua Lời của Ngài. Hội Thánh là Thân thể hữu hình của Ngài. Hội Thánh là một cộng đồng giúp đỡ và chữa lành, là nơi tỏa sáng tình yêu thương, sự chấp nhận, và sự ủng hộ. Người tư vấn Cơ Đốc nên tỏa sáng tình yêu thương của Đấng Christ, chấp nhận đầy yêu thương, giúp cho người được tư vấn thấy được chính Đấng Christ và tham gia thờ phượng tại Hội Thánh địa phương.

(còn tiếp)

 Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

Bài trướcCoi Chừng Trật Phần Ân Điển – 17/6/2024
Bài tiếp theoTiền Giang: Bổ Nhiệm Mục Sư Võ Hoàng Hà – Quản Nhiệm Chi Hội Cai Lậy