CHƯƠNG 11
VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI VÀ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA MẸ
Child-Rearing and Parental Guidance
Tiến sĩ Gary R. Collins
PHẦN 5
SỰ TƯ VẤN VÀ CÁC VẤN ĐỀ NUÔI DẠY TRẺ
Những người tư vấn Cơ Đốc có ba nhiệm vụ khi làm việc với các vấn đề của trẻ em: tư vấn trẻ, tư vấn cha mẹ, và giới thiệu (có nghĩa là gởi đến cho người tư vấn chuyên ngành hơn). Trong mỗi trường hợp người tư vấn có thể làm một, hai, hoặc tất cả ba nhiệm vụ trên.
- Tư vấn cho trẻ.
Không như những người lớn, trẻ em thường thiếu những kỹ năng trong lời nói hoặc thiếu sự tự nhận biết để thảo luận những cảm giác và những thất vọng của chúng. Do vậy, những người tư vấn trẻ em thường quan sát chúng tại nhà, yêu cầu chúng kể chuyện hoặc bịa đặt ra những câu chuyện, hoặc quan sát chúng khi chúng đang chơi với các búp bê, vẽ hình, nặn tượng, hoặc chơi các trò chơi khác. Qua các lần kiểm tra tâm lý, những chuyên gia về trẻ em xây dựng mối quan hệ tốt, mọi thông tin, phát hiện ra các vấn đề của trẻ, và tìm cơ hội để đem lại sự giúp đỡ.
Trẻ em thường tự phát và thỉnh thoảng chia sẻ những sự lo lắng và những sự quan tâm của chúng một cách cởi mở. Khi thuận tiện hỏi về những điều khiến chúng vui, không vui, hỏi về điều khiến chúng sợ, điều làm chúng cảm thấy vui thích, cười đùa, hay là điều hài hước nhất hoặc sầu não nhất mà chúng có thể suy nghĩ đến; hỏi về điều khiến chúng có thể ước mong, hoặc hỏi những câu hỏi tương tự để nhận được những câu trả lời gợi ý hay tiết lộ điều gì đó liên quan đến trẻ.
Mặc dầu các mục tiêu của việc tư vấn trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề đã được nhận dạng và đã được liệt kê ra, những người tư vấn thường tìm cách để làm giảm những nỗi sợ hãi phi lý và cách cư xử làm phiền đến người khác của chúng, giải quyết những mâu thuẫn, để làm tăng khả năng thể hiện những cảm giác của chúng, cải thiện các mối quan hệ bên trong cá nhân trẻ tại nhà hay tại trường học, và dạy dỗ các kỹ năng. Việc tư vấn có thể liên quan tới sự hướng dẫn, dùng phương pháp chữa trị bệnh, các kỹ năng huấn luyện, sự thể hiện lòng nhân từ và sự tôn trọng, đem lại hoặc không đem lại sự tăng cường. Trong khi làm việc với bọn trẻ, hầu hết những người tư vấn có thể sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau để đạt tới các mục đích tư vấn của họ.
Phải lưu ý điều này: Trẻ em cũng là những con người. Chúng có những cảm nghĩ, cảm giác, nhu cầu, và những sự thiếu an toàn. Trẻ em đáp ứng với tình yêu thương và đáng tin cậy. Chúng cần được đối xử với sự nhạy bén, cảm thông, sự ấm áp, sự quan tâm, và một sự tôn trọng. Không đối xử với chúng với sự khinh thường hoặc đánh giá chúng thấp kém. Việc tư vấn trẻ em hầu như luôn luôn xảy ra cùng với việc tư vấn cho cha mẹ chúng.
- Tư vấn cho cha mẹ.
Người tư vấn Cơ Đốc trước tiên sẽ tìm cách tiếp xúc và tìm hiểu về trẻ em có “vấn đề”, và sau đó tiếp xúc với cha mẹ chúng. Thường hơn thì các bậc cha mẹ tìm đến để được giúp đỡ và sau đó trẻ em được gởi đến (có hoặc không có sự có mặt của cha mẹ chúng).
Việc tư vấn trẻ em là rất quan trọng, qua tiếp xúc với trẻ em mới có thể thấy được cha mẹ chúng là những người thế nào. Việc tư vấn có thể được quyết định nhanh chóng bởi các bậc cha mẹ không muốn hợp tác hoặc không am hiểu. Thỉnh thoảng việc giúp đỡ toàn bộ gia đình để ổn định lại mỗi chức năng trong gia đình tốt hơn, điều này có thể là phương cách tốt nhất để giúp đỡ trẻ em.
a).Các vấn đề tổng quát. Có vài sự hướng dẫn chung cho cách làm việc với các bậc phụ huynh không chú ý đến vấn đề cụ thể. Các vấn đề này bao gồm như sau:
– Làm thích hợp vị trí của cha mẹ. Hầu hết các bậc phụ huynh thật sự muốn thành công trong nhiệm vụ nuôi dưỡng con cái. Họ có thể thất bại và lầm lỗi khi khiển trách, chỉ trích, hoặc tự hạ phẩm giá của trẻ. Cố gắng làm cho các bậc cha mẹ không kết tội lẫn nhau về việc gây thất vọng cho trẻ. Khi làm việc chung với họ, hãy cố gắng hiểu được những mong muốn, lòng khao khát của cha mẹ đối với trẻ, để giúp đỡ họ.
– Sử dụng các phương cách khác nhau. Một vài bậc cha mẹ cần có thông tin hoặc một sự hiểu biết rõ ràng hơn về tình trạng của con cái họ. Các bậc cha mẹ khác có thể cần lời khuyên, chỉ bảo, thận trọng, ủng hộ, khuyến khích, và các lời đề nghị cho việc giải quyết các vấn đề. Một vài bậc cha mẹ khác có một ý tưởng tốt cho con mình, thế nhưng, họ cần một người tư vấn để đưa ra sự thúc đẩy nhẹ nhàng hay sự động viên, để họ thực hiện ý tưởng mà họ nghĩ. Người tư vấn nên chia một vấn đề thành các vấn đề nhỏ hơn, để có thể giải quyết chúng cách dễ dàng hơn. Chỉ sau khi lắng nghe và quan sát, những người tư vấn lựa chọn những kỹ thuật hướng dẫn thích hợp.
– Nhạy bén đối với những cảm giác của các bậc cha mẹ. Trong việc nuôi dưỡng con cái, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy tự nghi ngờ, có cảm giác chán chê, nuôi dưỡng con cái là khổ cực, một nỗi sợ hãi mất mát con cái, hay muốn kiểm soát độc đoán trên con cái. Khi những điều này trở nên mạnh mẽ những sự căng thẳng thường xảy ra. Trong việc tư vấn, những cảm xúc như thế nên được nhận diện, được thảo luận, và được đánh giá lại.
– Nhận biết những nhu cầu của cha mẹ. Các phương pháp chữa bệnh gia đình có các mục tiêu xử lý toàn bộ gia đình hơn là tập trung chỉ vào các thành viên gia đình riêng lẻ. Bất kỳ khi nào một người nào có vấn đề, thì vấn đề phải xem xét trong toàn gia đình ít hay nhiều cũng mang cùng chức năng tác động nảy sinh vấn đề đó, và toàn gia đình đều cần đến sự giúp đỡ. Một ví dụ đơn giản, đứa trẻ phát triển các vấn đề về cách cư xử, học kém, ở lại lớp khi của bố mẹ chúng phải đi làm không có sự giúp đỡ trong vấn đề học tập của nó. Việc tư vấn trẻ em chỉ có thể hữu ích, tốt hơn, nếu có những cuộc thảo luận với cả gia đình về các phương cách giúp đỡ cho trẻ. Bất kỳ khi nào tư vấn trẻ em, cố gắng học biết về các vấn đề gia đình có thể gây ra hoặc làm phức tạp thêm các vấn đề của trẻ.
– Vai trò làm gương của cha mẹ trẻ. Những người tư vấn phải nên làm gương trong những kỹ năng giao tiếp, thể hiện một sự vui vẻ hiểu biết, và thể hiện một sự chắc chắn nhẹ nhàng. Nếu như người tư vấn nói chuyện với bọn trẻ với sự có mặt của cha mẹ chúng, qua cách người tư vấn thể hiện với trẻ, cha mẹ trẻ biết tôn trọng và hiểu cách can thiệp đối với đứa trẻ-đang-lớn.
– Nhận ra vai trò của cha mẹ. Một nhà tâm thần học đã giới thiệu hai mục tiêu để giúp đỡ trẻ và gia đình chúng: – Khuyên nhủ các bậc cha mẹ làm điều gì đó mà đứa trẻ không thích (chẳng hạn như đối xử nghiêm khắc hơn) trước sự có mặt của đứa trẻ và khuyến khích các bậc cha mẹ nên thực hành nhiều lời khen ngợi, mọi đều đó có hướng đem lại các yêu cầu cho đứa trẻ và giúp các bậc cha mẹ cảm thấy ít có lỗi hơn. – Khuyến khích các bậc cha mẹ làm điều gì đó mà bọn trẻ có thể đồng ý hay thích, chẳng hạn như việc giới hạn việc vui chơi, hoặc cha mẹ nên sử dụng nhiều thời gian với trẻ. Điều này người tư vấn nên nói với các bậc cha mẹ một cách riêng tư, không có sự hiện diện của trẻ, không đặt họ vào một vị trí bị bọn trẻ chỉ trích. Điều này giúp các bậc cha mẹ cảm thấy thuận tiện, vui vẻ hơn để thay đổi.
Có người đã nói rằng cha mẹ là người tư vấn quan trọng nhất của đứa trẻ. Nếu thế, phương cách rất hiệu quả để giúp bọn trẻ là dạy dỗ các bậc cha mẹ trong những cách giúp đỡ các con của mình. Sự dạy dỗ này được biết đến như là phương pháp chữa lành được kỳ vọng nhiều.
Người tư vấn gặp gỡ các bậc cha mẹ thường xuyên, áp dụng các quy tắc đã được mô tả. Điều này chỉ thực thi tốt khi ít nhất một người cha hay người mẹ có quan hệ tốt với đứa trẻ, cha mẹ được điều chỉnh tốt trong mối quan hệ với nhau và với đứa trẻ, và khi trẻ em thoát khỏi mâu thuẫn nghiêm trọng bên trong của nó.
(còn tiếp)
Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)