TƯ VẤN CƠ ĐỐC: CHƯƠNG 11 – VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI VÀ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA MẸ (phần 4)

684

CHƯƠNG 11

 VIỆC NUÔI DẠY CON CÁI VÀ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHA MẸ
Child-Rearing and Parental Guidance

 

Tiến sĩ Gary R. Collins

PHẦN 4

 

 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ NUÔI DẠY TRẺ

      Kinh Thánh có nhiều chỗ nói đến gia đình và sự dạy dỗ con cái. Thầy Tế lễ Hê-li, người cha không giải quyết được các hành động chống nghịch của con cái mình đã thất bại trong việc kiểm soát chúng. Bởi vì tội lỗi của ông và bởi vì sự thất bại của ông, Đức Chúa Trời đã phán xét gia đình ông, Chẳng bao lâu sau, Hê-li và các con trai ông đã chết. Sa-mu-ên là tiên tri trong Cựu Ước, các con trai của ông cũng không đi theo con đường của Đức Chúa Trời, nhận của hối lộ, và xuyên tạc sự công chính chống nghịch Đức Chúa Trời và bị Ngài xét xử. Kinh Thánh không nói Sa-mu-ên đã làm lơ những trách nhiệm làm cha của ông.

      Khi các vấn đề của con cái xuất hiện, điều đó ảnh hưởng đến cả cha mẹ và con cái:

  1. Những ảnh hưởng đối với cha mẹ.

      Các vấn đề có ở tuổi thiếu niên thường gắn liền với sự thiếu khả năng của cha mẹ chúng. Điều này có thể đem lại cho cha mẹ sự thất vọng, mâu thuẫn giữa chồng vợ, cơn giận dữ thể hiện tới bọn trẻ, lầm lỗi, sợ hãi về điều có thể xảy ra, và thỉnh thoảng trạng thái xúc động cực điểm để khẳng định quyền uy kiểm soát con trẻ. Kế đến, có những bậc cha mẹ là những người hành động như Hê-li, không vui lòng hoặc bất lực để làm bất kỳ điều gì với một tình trạng đang trở nên xấu đi. Thật là khó để có con cái “được thay đổi” để được như điều mà cha mẹ chúng đã hy vọng. Những người cha hoặc mẹ thường cảm thấy đau khổ và chán nãn trong những trường hợp đó.

  1. Những ảnh hưởng đối với đứa trẻ.

       Khi trẻ có các vấn đề, chúng có thể giận dữ, thù hằn trực tiếp hướng tới cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, lầm lỗi và sợ hãi tất cả đều có thể xuất hiện. Trẻ con thường sử dụng đến những phương tiện không lời để diễn tả như những cơn giận dữ, đập phá, chống đối hoặc ở dưới tình trạng thất bại, sự chểnh mảng, gây gổ, ngớ ngẩn, khóc lóc, và các cách cư xử khác hướng tới gây sự chú ý. Dĩ nhiên những điều này hiếm khi có ý thức hoặc được xem xét. Những cách cư xử như thế có nghĩa rằng đứa trẻ cảm thấy điều gì đó sai trái. Có những đứa trẻ e ngại thể hiện chính mình, chúng có thể im lặng không có hành động gì, chúng có thể cố gắng từ chối thực tế, nhưng không lãng quên vấn đề.Từ đó, những cảm giác bất tài, thất bại, tự hạ thấp và sự tự đánh giá chính mình thấp đang được gieo trồng trong đứa trẻ.

  1. Những ảnh hưởng về bệnh tật.

      Thỉnh thoảng có nhiều sự náo động nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ con khi tồn tại các vấn đề:

      a)- Những sự rối loạn về thể chất. Những phản ứng về thể chất bao gồm bệnh hen suyễn, tiểu trên giường, và các chứng đau đầu. Mỗi căn bệnh có thể có các nguyên nhân vật lý hoặc có thể xảy ra như một phản ứng tâm lý đối với căng thẳng nghiêm trọng. Những sự rối loạn này nên được điều trị bởi bác sỹ hay nhờ các nhà tư vấn giúp đỡ.
b)- Những sự rối loạn phát triển. Những vấn đề của trẻ khiến chúng phát triển chậm chạp có thể là tạm thời gây khó khăn đối với mỗi người trong gia đình.
c)- Dễ bị kích thích thần kinh. Sự lo lắng, những nỗi sợ hãi phi lý, những phản ứng lầm lỗi quá mức, những sự rối loạn trong giấc ngủ, trong việc ăn uống, và cách cư xử do một ám ảnh nào đó gây ra – tất cả đều có thể là những dấu hiệu của một điều gì đó đang quấy rầy người trẻ này.
d)- Rối loạn về cá tính. Thỉnh thoảng đứa trẻ cảm thấy không có mâu thuẫn hoặc sự lo lắng nào, thế nhưng đứa trẻ ấy lại phát triển một tính cách mà thần kinh luôn căng thẳng cao, ức chế quá mức, đơn độc, độc lập quá mức, hoặc tỏ ra thiếu tin cậy, hay nghi ngờ, không tin người nào.
e)- Những sự rối loạn liên quan đến các vấn đề xã hội, phạm pháp. Khi một đứa trẻ thất vọng bởi môi trường, nó có thể hành động với tính khí giận dữ bất thường chểnh mảng, gây gổ hoặc bị thúc giục tình dục. Đứa trẻ này đang phản ứng với sự thất vọng bằng cách nhằm vào những người khác, bao gồm cha mẹ chúng. Điều đó có thể dẫn đến phạm pháp, thường thì chúng không có những cảm giác hối lỗi hoặc khao khát thay đổi.
f)-Sự thất vọng ở tuổi Thiếu niên. Trong những năm gần đầy, sự thất vọng ở tuổi thiếu niên đã trở nên phổ biến. Những đứa trẻ thất vọng thường có cảm giác sầu não, thất vọng sâu sắc, rút lui, từ chối ăn uống, đờ đẫn, có những lời than phiền về thể chất của mình, chúng bỏ đi, hay gây gổ, hoặc bất lực. Những điều đó nói lên nhiều vấn đề rắc rối bên trong. Với sự gia tăng những tình trạng này, nhiều đứa trẻ đang cố gắng để thoát khỏi những tình trạng căng thẳng của chúng, có thể bằng cách tự sát.
g)- Những sự rối loạn thần kinh. Những đứa trẻ bị rối loạn thần kinh có thể thể hiện cách cư xử kỳ quặc, những nỗi sợ hãi nghiêm trọng, sự rút lui quá kích, thiếu sự tiết độ, và có những suy nghĩ vô lý. Đây là các tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự chữa trị chuyên nghiệp.
h)- Sự tổn thương não và sự chậm phát triển trí tuệ. Sự phát triển vật lý chậm chạp, những sự thiếu khả năng học tập, và các vấn đề về bộ nhớ là những hậu quả khi não không có chức năng bình thường. Mặc dầu sự tổn thương não và sự chậm phát triển trí tuệ hiếm khi xảy ra như là một kết quả của việc nuôi dưỡng trẻ không kết quả. Trường hợp này, phần lớn ảnh hưởng đến cha mẹ, họ khó khăn điều chỉnh với thực tế và sự thách thức của việc nuôi nấng một đứa trẻ khuyết tật về não.
i)-Tính quá hiếu động. Đặc điểm về tính chất dễ bị kích động gây ra những tổn thương nghiêm trọng như những sự rối loạn trong giấc ngủ, quá sôi động, không kiểm soát được hành động, và một sự quá thừa thãi năng lượng. Điều này thường có các nguyên nhân thuộc tâm lý, thế nhưng chứng cứ tăng trưởng và có thể gây sự tổn thương não tối thiểu, hệ thống lo lắng trung tâm trục trặc, các dị ứng, những sự mất thăng bằng của việc sản sinh hóc-môn, hoặc những sự mất thăng bằng về chế độ ăn uống, hoặc các vấn đề thể chất. Sự chữa trị về y khoa cũng có thể không kết quả, có thể giúp qua sự tư vấn, cha mẹ và trẻ em chấp nhận tình trạng ấy.
k)- Mất khả năng học tập. Vấn đề này rất phổ biến. Các vấn đề học tập bao gồm hạn chế lắng nghe, những sự khó khăn của thị giác, các vấn đề về lối nói, lười biếng, mất tập trung, hoặc các nỗi sợ hãi và sự căng thẳng. Khi trẻ học hành chậm chạp, chúng thường bị bạn đồng trang lứa chế giễu, cha mẹ chỉ trích, và áp lực từ các thầy cô giáo – tất cả đều có thể làm tổn thương đứa trẻ và làm tăng những khả năng không thể học tập. Nếu như những đứa trẻ này lớn lên mà không có sự cải thiện, có thể có thất bại tại trường, trốn học, tự kết tội chính mình, chểnh mảng, và sau đó là thiếu tinh thần trách nhiệm.

      Mỗi điều trong mười tình trạng đã được mô tả ở trên thường sẽ thu hút được sự chú ý của các bậc phụ huynh và thấy được các ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của trẻ. Thường những điều kiện này được các nhà vật lý, các nhà tâm lý, các nhà giáo dục, và nhiều người khác xử lý; họ là những người được huấn luyện cách đặc biệt về các vấn đề của trẻ em. Trừ khi người tư vấn Cơ Đốc cũng là một chuyên gia trong các lãnh vực này, người tư vấn này nên tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp hoặc nên gởi hay giới thiệu trẻ và cha mẹ chúng đến người nào khác chuyên biệt về lãnh vực của những sự rối loạn ở tuổi thiếu niên.

(còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

Bài trướcPơtao Jêhôsaphat Krao Chă Kră Yang – 11/2/2025
Bài tiếp theoViện TKTH – Thông Báo V/v Tổ Chức Lễ Cảm Tạ Chúa – Cung Hiến Cơ Sở Cơ Đốc Giáo Dục Vĩnh Long