TƯ VẤN CƠ ĐỐC: CHƯƠNG 8 – TRẦM CẢM (phần cuối)

1169

CHƯƠNG 8 – TRẦM CẢM (phần cuối)

Dr. Gary R. Collins

4.Giải quyết sự biếng nhác.

        Ngay cả trong trường hợp họ có một vài sự hiểu biết về sự trầm cảm, thì những người được tư vấn thường vẫn gặp khó khăn trong khi tìm cách thực hiện điều đó. Sự thiếu vận động là điều rất phổ biến đối với những người đang trầm cảm. Họ thường thiếu năng lực hoặc động cơ để hành động, trong khi điều này có thể giúp họ giải quyết được nan đề. Đối với nhiều người, thường hay nằm trên giường hoặc ngồi thờ thẩn một mình và suy nghĩ về những điều không hay của cuộc sống.

        Nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, người tư vấn thúc đẩy người suy sụp tinh thần để họ hành động, để họ liên hệ tới những gì gặp trong cuộc sống hàng ngày, các hoạt động gia đình, và việc vui chơi giải trí. Rất có thể nhờ các lời khích lệ mà người được tư vấn sẽ thành công. Điều này làm tăng suy nghĩ lạc quan và ngăn cản xu thế tư lự, nghi ngờ về những ý tưởng gây chán nản. Cần nói những lời khích lệ và nhiều lời khen, khi người được tư vấn hành động.

  1. Đối phó với môi trường.

        Sự suy sụp tinh thần xảy ra phổ biến vào những tháng mùa đông, đặc biệt là đối với những người sống ở miền bắc. Các giai đoạn của sự suy sụp tinh thần sẽ xuất hiện do thiếu ánh mặt trời. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết những người suy sụp tinh thần theo mùa, khi họ ở trong vùng ánh sáng huỳnh quang sáng chói, họ sẽ được cải thiện tình trạng một cách đáng kể. Một sự thay đổi môi trường đôi khi có thể làm giảm đi sự suy sụp tinh thần. Những người tư vấn có thể khuyến khích những người được tư vấn sửa đổi lịch sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt các công việc nặng nhọc, cố gắng tránh đi các tình trạng gây căng thẳng, hoặc có những kỳ nghỉ định kỳ. Cũng nên khuyến khích họ tìm đến các nhóm người có thể giúp tạo ra một môi trường lành mạnh phù hợp.

  1. Giải quyết nguy cơ tự làm tổn thương

        Người ta có thể làm tổn thương đến chính mình theo nhiều cách, chẳng hạn như bằng cách thay đổi công việc làm, bỏ học, hoặc quyết định lập gia đình cách nông nổi. Người tư vấn phải tỉnh táo, có lập trường rõ ràng đối với những người có những quyết định quan trọng kéo dài, nhất là khi họ đang bị trói chặt bởi sự suy sụp tinh thần. Cần giúp đỡ những người được tư vấn quyết định nếu như họ thật sự muốn làm một điều mà họ đề xuất, để giúp họ thấy được những hậu quả có thể xảy ra bởi những quyết định đó, và thuyết phục họ đợi một thời gian, hầu có thể ngăn chặn tất cả các hành động có thể làm tổn thương.

  1. Tự tử

         Tự sát là một hành động được nhiều người trầm cảm nghĩ đến, bởi vì hầu hết mọi người đều đưa ra các gợi ý ưu tiên theo như sự chú tâm của họ. Trong trường hợp đó người tư vấn nên tỉnh táo đối với những sự ám chỉ về việc tự sát có thể được nhắc đến, chẳng hạn như, cần phải tỉnh táo trước bất kỳ một trong các tình huống sau:
        – Nói đến sự tự sát.
– Có bằng chứng cho thấy một kế hoạch hành động để tự kết liễu đời mình.
– Những cảm giác tuyệt vọng hay vô nghĩa.
– Các sự gợi ý về những cảm giác có lỗi và suy nghĩ bất tài vô dụng.
– Những sự căng thẳng trong cuộc sống gần đây (như mất việc làm, ly dị, hoặc cái chết của ai đó trong gia đình).
– Việc thiếu khả năng để đối diện với sự căng thẳng.
– Quan tâm thái quá về căn bệnh thể chất.
– Bận tâm lo lắng về chứng mất ngủ.
– Có dấu hiệu cho thấy sự suy sụp tinh thần, mất phương hướng, và/hoặc thái độ bất cần.
– Có xu hướng lệ thuộc và không hài lòng trong cùng một lúc.
– Có một sự thay đổi đột ngột và không thể giải thích được về một tâm trạng vui vẻ và hạnh phúc (tâm trạng này thường có nghĩa là họ đã có quyết định cố gắng tự sát).
– Có sự hiểu biết liên quan tới các phương pháp rất có hiệu quả trong việc tự sát (thông thường nhất là dùng súng và hợp chất độc hại chết người, việc sử dụng thuốc, rạch vào cổ tay).
– Có tiền sử những lần cố gắng tự sát trước đó.

       Những người tư vấn không nên hỏi liệu người được tư vấn có đang suy nghĩ đến việc tự sát hay không. Việc hỏi như thế sẽ tạo cơ hội cho người được tư vấn cân nhắc vấn đề xem việc tự tử có hợp lý không, hay nói đúng hơn là khích lệ việc tự sát.

        Nếu như một người quyết định mình sẽ tự sát, người tư vấn có thể ngăn cản hành động này, thế nhưng vào một thời điểm nào đó người được tư vấn lại sẽ cố gắng tự sát. Ngay cả người giúp đỡ tận tâm nhất cũng không thể ngăn chặn sự tự sát mãi được. Hãy nhớ kỹ điều này khi có một vụ tự sát xảy ra. Rất có thể người tư vấn sẽ cảm thấy có lỗi vì đã không thể ngăn cản được cái chết của người mình đang tư vấn.

        Nhiệm vụ của người tư vấn Cơ Đốc có vẻ khó khăn hơn bởi một số chuyện hoang đường về sự trầm cảm mà chúng được chấp nhận cách rộng rãi. Ví dụ như sự trầm cảm xuất phát từ tội lỗi hoặc do thiếu đức tin nơi Đức Chúa Trời, hay các sự suy sụp tinh thần được gây ra bởi sự oán trách Chúa. Những cảm giác suy sụp tinh thần như thế có thể sẽ biến mất sau những bài tập thuộc linh, đem lại bình an, vui mừng, và hy vọng.

NGĂN CHẶN TRẦM CẢM

        Có thể ngăn chặn sự trầm cảm được không? Câu trả lời là khó có thể ngăn chặn những sự tấn công phát sinh do tâm lý, và những áp lực của cuộc sống khiến người ta suy sụp tinh thần và sự sầu não sâu sắc. Những sự suy sụp tinh thần đến với mọi người khi họ gặp sự mất mát, bị từ chối và những thất bại xảy ra. Những vấn đề này dẫn người ta đến các giai đoạn nản lòng và không hạnh phúc. Nhưng cho dù là như thế, vẫn có một vài phương cách có thể thực hiện để ngăn chặn hoặc làm vơi đi mức độ phát triển của sự trầm cảm.

  1. Tin cậy nơi Đức Chúa Trời

        Trong những bức thư được viết từ trong tù, Sứ-đồ Phao-lô đã nói rằng ông đã học tập để biết thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh; Đức Chúa Trời, Đấng chu cấp mọi nhu cầu và ban năng lực cho con cái Ngài. Phao-lô đã học tập được làm thể nào để sống cách vui vẻ cả trong sự túng thiếu lẫn khi đầy đủ. Phao-lô tin cậy nơi Đức Chúa Trời và chính điều này đã giúp ông ngăn chặn được sự suy sụp tinh thần tấn công.

        Trong niềm tin Đức Chúa Trời vẫn đang sống và đang hành động tể trị mọi sự, điều nầy có thể đem lại niềm hy vọng và sự khích lệ lớn lao, ngay cả khi chúng ta đang nản lòng và mất hy vọng. Nếu như những người sống trong thời kỳ hiện đại hôm nay cũng có thể học hỏi được bài học này, và nếu như các nhà lãnh đạo Hội Thánh và những người tư vấn Cơ Đốc có thể dạy dỗ bài học này cho các tín hữu, chắc chắn lúc đó sự nản lòng sẽ không còn ảnh hưởng  nhiều như cách mà chúng có thể.

  1. Sẵn sàng đối diện với những thử thách

       Chúa Jêsus đã báo trước rằng chúng ta có thể có các nan đề xảy ra trong cuộc sống, Sứ-đồ Gia-cơ đã nói rằng những sự thử thách và những cám dỗ có thể xảy ra để thử luyện đức tin chúng ta và dạy dỗ chúng ta về sự kiên nhẫn. Chúa Jêsus đã biết trước về việc Ngài sẽ chịu nhiều đau đớn, chính Ngài khi chịu đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã chịu nhiều khổ đau về tinh thần và thể xác khi phải chịu chết trên cây thập tự. Chúa Jêsus đã phó thác mọi sự trong ý muốn Đức Chúa Trời – Cha Ngài -, nhưng Ngài cũng đã đợi chờ đón nhận nỗi đau đớn và đã không ngạc nhiên khi điều ấy đã xảy ra. Khi chúng ta dâng mọi nan đề lên cho Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện, thì chúng ta nhận biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn quan phòng trên đời sống chúng ta, Ngài giúp chúng ta có đủ sức đối diện với mọi sự xảy đến, cho dù đó là những sự đau đớn, và giữ cho chúng ta khỏi rơi vào sự trầm cảm sâu sắc.

  1. Tỉnh táo đối với các tình huống thiên về sự trầm cảm.

         Một điếu đáng chú ý là những ngày nghỉ có thể là khoảng thời gian phát sinh suy sụp tinh thần đối với một số người. Chẳng hạn như, lễ Giáng sinh không thể là thời gian hân hoan và hạnh phúc đối với những người vừa chia ly với những người thân thương, những người không bạn bè thân thiết, hoặc không có tiền để mua một món quà, hay những áp lực bởi những đòi hỏi của mùa Giáng sinh. Vào những lúc đó cần có sự khích lệ đặc biệt đối với những người như thế, để họ không rơi vào sự trầm cảm sâu sắc hơn.

  1. Học tập để giải quyết sự giận dữ và lầm lỗi.

        Một số người rơi vào sự trầm cảm bởi vì tâm trí họ đang ở trong những thất bại, lầm lỗi trong quá khứ. Những người này cần phải cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ họ có thể quên đi quá khứ, tha thứ những ai đã phạm lỗi với họ, và chính họ cũng cần được tha thứ nữa. Hội thánh có thể dạy dỗ tín hữu chấp nhận sự giận dữ hoặc lầm lỗi của họ. Nếu như nhiều người có thể học giải quyết sự giận dữ và lầm lỗi, thì nhiều sự trầm cảm cũng có thể được ngăn chặn.

  1. Thách thức sự suy nghĩ

        Nhiều người thường xuyên suy tư về những ý tưởng có thể làm tổn thương chính mình. Khi người ta hướng tâm trí khỏi sự suy nghĩ tiêu cực, học tập cách thức suy nghĩ về những người khác, những việc làm có tính tích cực, thì cũng có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt tính nghiêm trọng của sự suy sụp tinh thần. Thánh Kinh dạy hãy suy gẫm về Lời của Đức Chúa Trời thường xuyên và cẩn thận làm theo thì sẽ được may mắn trong đời sống và được phước (Giô-suê 1:8).

  1. Học tập làm chủ những cảm xúc tiêu cực dấy lên trong lòng.

        Những người cho rằng có thể chống được sự suy sụp tinh thần nếu học tập được việc làm chủ những sự căng thẳng và đối diện với chúng trong cuộc sống. Khi một người điều khiển được những tình huống phát sinh, họ dường như ít cảm thấy sự vô dụng của chính mình và giảm sự trầm cảm.  

        Nhiều người, bao gồm trẻ em và người lớn, quá được nuông chiều hoặc che chở, khiến cho hạn chế khả năng đối diện hoặc làm chủ những sự căng thẳng của cuộc sống. Nếu như người ta có thể học tập và thấy những người khác đối phó ra sao trước các tình huống, họ có thể vận dụng để đối diện với các nan đề của chính họ, lúc đó những hoàn cảnh thuận lợi hơn và sự trầm cảm ít hơn.

  1. Tìm kiếm sự hỗ trợ

        Mạng lưới hỗ trợ có thể giúp ích tích cực cho người suy sụp tinh thần, và làm cho những tổn thương của các cuộc khủng hoảng nhẹ đi, có thể tránh được sự suy sụp tinh thần nghiêm trọng, đem lại cho họ năng lực và giúp đỡ họ trong những lúc có cần. (xem chương 4)

  1. Đến với người chung quanh.

        Khi một người tiến tới để giúp đỡ người khác, ấy cũng là cách tự giúp đỡ chính mình. Điều đó nói lên rằng khi tiến tới giúp đỡ người khác, việc làm đó giúp cho một người cảm thấy mình là người có ích, họ sẽ có những suy nghĩ lạc quan, thể hiện nhiều điều tích cực cho bản thân họ và hạn chế những sự trầm cảm. Ta thấy được rằng sự hoà hợp cùng với sự xây dựng một cộng đồng có quan tâm lẫn nhau, là một phương cách gián tiếp để ngăn chặn sự trầm cảm.

  1. Khuyến khích sự hài hòa về thể chất

        Việc ăn kiêng thiếu nhiều dinh dưỡng và sự thiếu luyện tập cơ thể, có thể làm cho sự trầm cảm gia tăng. Cần khuyến khích sự chăm sóc thân thể để có một thân thể khỏe mạnh, giúp hạn chế được nhiều căn bệnh và cũng có thể ngăn chặn sự trầm cảm xảy ra cho một người.

   KẾT LUẬN

               Kinh Thánh cho thấy Chúa Jêsus cũng như nhiều môn đệ và tôi tớ của Ngài gánh chịu và đối diện với những sự hoạn nạn, những nghịch cảnh. Trước tất cả những điều đó, nhiều người khác có thể chán nản, bỏ cuộc hoặc có suy sụp tinh thần trầm trọng; Nhưng trong niềm tin trọn vẹn và tinh thần trông cậy, phó thác mọi sự trong sự chu toàn, dẫn dắt và cứu chuộc của Đức Chúa Trời, họ đã vượt qua mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ Chúa giao, thành công và kết quả mỹ mãn vinh hiển danh Chúa. Những bài học vượt qua thử thách có trong Kinh Thánh rất có nhiều ý nghĩa cho mọi người trong việc phòng ngừa, hạn chế mọi sự chán nản, thất vọng, buồn bã dẫn đến sự trầm cảm và gây nhiều hậu quả trầm trọng thương tổn chính cá nhân họ và có những ảnh hưởng tác hại đến nhiều người khác.

        Tư vấn trong lãnh vực này, thành công được không phải chỉ hoàn toàn dựa vào những kỹ thuật tinh tế, với những phương cách chữa trị có thể hữu hiệu, nhưng người tư vấn phải đem đến cho người được tư vấn niềm tin vào quyền năng ân điển và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Jêsus Christ.

CÁC SÁCH ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM

Baker, Don, and Emery Nester. Depression. Portland, Oreg.: Multnomah, 1983.*
Beck, Aaron T., et al. Cognitive Therapy of Depression. New York: Guilford, 1979.
Hart, Archibald D. Counseling the Depressed. Waco, Tex.: Word, 1987.
Klerman, Gerald L., et al. Interpersonal Psychotherapy of Depression. New York: Basic Books, 1984.
McCoy, Kathleen. Coping with Teenage Depression. New York: New American Library, 1982.*
Papolos, Dimitri, and Janice Papolos. Overcoming Depression. New York: Harper & Row, 1987.
Rush, John A., ed. Short-Term Psychotherapies for Depression. New York: Guilford, 1982.
White, John. The Masks of Melancholy. Downers Grove, Ill.: InterVarsity, 1982.*
Williams, J. M. G., and G. Mark. The Psychological Treatment of Depression. New York: Free Press, 1984. 

Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

Bài trướcGiao Ước Đời Đời – 26/8/2024
Bài tiếp theoHội Đồng Bồi Linh Tỉnh Bạc Liêu 2024