TƯ VẤN CƠ ĐỐC: CHƯƠNG 8 – TRẦM CẢM (phần 1)

1882

CHƯƠNG 8 – TRẦM CẢM (phần 1)

Dr. Gary R. Collins

         Trầm cảm (hay sự suy sụp tinh thần) đã được nhìn nhận như là một nan đề chung. Nó là một hiện tượng phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nó xuất hiện và gia tăng nhanh chóng giữa lứa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Nó được biết đến như là những sự đảo lộn “lạnh lùng” của tâm trí và được gọi là căn bệnh phổ biến nhất, nghiêm trọng nhất, và có tính tâm thần học nhất, đang gây khổ sở cho nhiều người ngày nay. Trong những hình thức nhẹ nhàng hơn, sự suy sụp tinh thần có thể xảy ra như là một giai đoạn chuyển tiếp của sự u sầu theo sau một nỗi suy sụp tinh thần riêng tư nào đó. Một sự suy sụp tinh thần nghiêm trọng hơn có thể bao phủ các nạn nhân của nó với những cảm giác như sợ hãi, kiệt quệ, thờ ơ lãnh đạm, mất hy vọng, và nỗi chán chường thầm kín trong lòng.

        Ước tính chỉ riêng tại nước Mỹ, sự suy sụp tinh thần đã làm rối loạn cuộc sống của 30 đến 40 triệu người. Nhiều nhà lãnh đạo quân đội lừng danh, những nhà lãnh đạo, các nhạc sĩ, các nhà khoa học, và những học giả là những nạn nhân của vấn đề này, sự suy sụp tinh thần không miễn trừ cho bất kỳ người nào.

Từ “trầm cảm” (Depression) hàm chứa sự đa dạng của rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, xuất hiện thường xuyên, kéo dài, và có nguồn gốc khác nhau. Những dấu hiệu của sự suy sụp tinh thần bao gồm:

(1) Sự u sầu – thường đi chung với sự bi quan và mất hy vọng.
(2) Sự lãnh đạm và thờ ơ khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
(3) Mất đi sức lực, sự mệt mỏi cùng với sự thiếu sức lực, mất thích thú trong công việc, tình dục, tôn giáo, những sở thích cá nhân, hoặc các hoạt động khác.
(4) Sự tự ti mặc cảm đi kèm với việc tự lên án mình, những cảm giác tội lỗi, xấu hổ, vô nghĩa, và vô dụng.
(5) Mất đi tính tự phát.
(6) Bị chứng mất ngủ và rất khó tập trung.
(7) Mất đi cảm giác ngon miệng.

        Trong nhiều trường hợp các triệu chứng của sự suy sụp tinh thần được che giấu không thể nhận ra. Nhiều người có triệu chứng như vậy, nhưng họ lại tự cảm thấy mình không u sầu, không để sự giận dữ thể hiện ra ngoài, và lệ thuộc trực tiếp vào quan điểm chống lại chính mình

Những phản ứng trong tình trạng trầm cảm đã được phân loại theo nhiều cách khác nhau với các thuật ngữ như:

        – Sự trầm cảm có phản ứng (reactive), là sự suy sụp tinh thần dễ bị kích thích thần kinh, thường xảy ra như là một phản ứng đối với sự mất mát, bị tổn thương thực sự hoặc chỉ do tưởng tượng, kèm theo đó là những sự lo lắng cao độ, sức chịu đựng ngắn, và tự sửa chữa của bản thân.

        – Sự trầm cảm không có phản ứng (endogenous) cũng còn gọi là sự suy sụp tinh thần tự kỷ và thỉnh thoảng còn được gọi là sự suy sụp tinh thần có chứng loạn thần kinh, xảy ra một cách tự phát hơn là từ nội tâm, liên quan tới sự suy sụp tinh thần hoàn toàn, thỉnh thoảng đi kèm với xu hướng tự hủy hoại, tồn tại trong một giai đoạn dài, có sức đề kháng nhiều đối với việc chữa trị, và có tỷ lệ tái xuất hiện rất cao.

        – Sự trầm cảm chính yếu xuất hiện trong hầu hết của lần suy sụp tinh thần.

        Trầm cảm thứ yếu do tác động của những loại thuốc đã dùng điều trị bệnh, hoặc biến chứng của căn bệnh ung thư, đái tháo đường, hoặc ngay cả bệnh cúm.

        – Sự trầm cảm đơn cực (unipolar), liên quan đến một điều kiện ban đầu. Sự suy sụp tinh thần đa cực (bipolar) ít phổ biến hơn, thường có những thể hiện sự điên cuồng trong suy sụp tinh thần. Hầu hết các chuyên gia có thể phân biệt được các loại suy sụp tinh thần này từ các trạng thái nản chí, cách nhún vai, hoặc những thể hiện bên ngoài.

        Sự trầm cảm thường xảy ra tạm thời, nhưng những hậu quả của nó có thể rất tai hại dẫn đến thất bại hay những sự mất mát.

        Tất cả những điều này cho thấy trầm cảm là một tình trạng chung, nhưng rất phức tạp, khó có thể định nghĩa hay khó mô tả một cách chính xác, và không dễ để chữa trị.

        Giai đoạn bị trầm cảm có thể được xem như “những ngày đen tối”, lê bước nặng nề trong nỗi hoang mang, nghi ngờ, khủng hoảng, và không có bất kỳ một sự an ủi khích lệ nào. Những ngày như thế có thể kéo dài suốt nhiều tháng hoặc nhiều năm. Sự suy sụp tinh thần thường tồn tại trong những khoảng thời gian kéo dài, và quá trình hồi phục ra khỏi tình trạng suy sụp tinh thần tiến triển rất chậm chạp. Có các nguyên nhân y học dẫn đến sự suy sụp tinh thần. Việc này tạo sinh những sự căng thẳng nhất định, ảnh hưởng đến những người thân và cần có được những sự giúp đỡ từ những người thân hoặc những nhà tư vấn.

KINH THÁNH VÀ TRẦM CẢM

        Sự suy sụp tinh thần không được đề cập và luận giải nhiều trong Kinh Thánh. Thi Thiên 69, 88, và 102 là những ví dụ điển hình, những Thi Thiên này là các bài ca nói đến sự suy sụp tinh thần, nhưng chúng lại là những lời thơ được hát lên trong tâm trạng hy vọng. Trong Thi Thiên 43, Đa-vít diễn tả cả hai tâm trạng suy sụp tinh thần và vui mừng, ông viết: “Hỡi linh-hồn ta, cớ sao ngươi sờn-ngã và bồn-chồn trong mình ta? Hãy trông-cậy nơi Đức Chúa Trời; Ta sẽ còn ngợi-khen Ngài nữa: Ngài là sự cứu-rỗi của mặt ta, và là Đức Chúa Trời ta”.

        Nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh nói lên sự suy sụp tinh thần xảy ra đối với Gióp, Môi-se, Giô-na, Phi-e-rơ, và cả dân tộc Y-sơ-ra-ên… Trong sự buồn khổ tiên tri Giê-rê-mi đã viết toàn bộ sách Ca Thương; Ê-li khi trốn chạy vào trong đồng vắng đặng cứu mạng sống mình, ông đã mất hết mọi hy vọng và muốn chết; Chúa Jêsus trong vườn Ghết-sê-ma-nê đã chịu nhiều sự đau đớn, Ngài buồn bực, sầu não và thốt lên : ”Linh-hồn ta buồn-bực cho đến chết”.

        Những ví dụ này cùng với rất nhiều ví dụ khác trong Kinh Thánh, được ám chỉ đến hay diễn tả nỗi đau, sầu não trong trạng thái tinh thần suy sụp. Đây là những sự suy sụp tinh thần có thực được miêu tả trong Thánh Kinh tương ứng với một sự hy vọng chắc chắn. Mỗi người tin Chúa có thể đã từng rơi vào sự suy sụp tinh thần, nhưng cuối cùng cũng vượt qua và kinh nghiệm được một niềm vui mừng mới. Điều mà Kinh Thánh nhấn mạnh tại đây không dựa trên sự suy sụp tinh thần con người mà dựa nhiều vào niềm tin nơi Đức Chúa Trời, và sự bảo đảm về một cuộc sống sung mãn, không phải chỉ ở trên đất này. Lời cầu nguyện đầy tự tin của Phao-lô nhắc nhở cho tất cả các Cơ Đốc nhân: “Vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông-cậy, làm cho anh em đầy-dẫy mọi đều vui-vẻ và mọi đều bình-an trong đức-tin, hầu cho anh em nhờ quyền-phép Đức Thánh Linh được dư-dật sự trông-cậy!” (Rôm 15:13)

CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA TRẦM CẢM

Sự suy sụp tinh thần có thể có một số các nguyên nhân. Thông thường có một vài nguyên nhân đi chung với nhau. Đối với Cơ Đốc nhân cũng như mọi người khác, nguyên nhân suy sụp tinh thần có thể chia làm hai loại chính sau:

  1. Các nguyên nhân mang tính sinh học di truyền

        Sự suy sụp tinh thần thường có một nền tảng vật lý. Việc thiếu ngủ, ít vận động, những ảnh hưởng của ma túy hoặc các loại thuốc gây nghiện, các chứng bệnh về thể chất, hoặc sự kiêng ăn không đúng cách, tất cả đều có thể gây ra sự suy sụp tinh thần.

        Có rất nhiều phụ nữ kinh nghiệm sự suy sụp tinh thần cũng là một phần của hội chứng về sinh lý sau khi sinh nở (postpartum) hay do những thay đổi về hóc-môn xảy ra trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng (PMS). Những ảnh hưởng về thể chất khác như là chứng loạn thần kinh chức năng, u não, hoặc những sự rối loạn về các tuyến là những nguyên nhân phức tạp hơn gây ra sự suy sụp tinh thần. Có bằng chứng cho thấy sự suy sụp tinh thần cũng có thể mang tính di truyền trong các gia đình liên kết với cấu trúc não.

        Các nghiên cứu khác cho thấy sự suy sụp tinh thần mang chức năng hóc-môn, do tuyến thượng thận sinh ra làm tăng nhịp đập của tim và kích thích hệ thống thần kinh, tạo nên một cảm giác hưng phấn (postadrenalin), thường xảy ra đối với những người đã từng có một cảm xúc “cao độ”. Sau việc đối diện với một tình huống khẩn cấp, hay khi phát biểu trước đám đông, hoặc gặp một việc gì quan trọng; Hệ thống hóc-môn do tuyến thượng thận sinh ra mất dần đi, điều này cảm thấy như là một sự suy sụp tinh thần. Đó là cách mà cơ thể đòi hỏi cần phải nghỉ ngơi; nó cũng làm mất đi tất cả các sự hứng thú và sức sống, vì thế cơ thể buộc phải ở trong một giai đoạn hồi phục. Trong suốt thời gian này, hóc-môn do tuyến thượng thận sinh ra và một số hệ thống quan trọng khác được phục hồi. Các bộ phận của cơ thể sẽ ở lâu hơn trong một tình trạng thiếu hụt năng lượng, cơ thể sẽ được phục hồi sau một thời gian nhất định. Đối với những người già, hệ thống hóc-môn do tuyến thượng thận sinh ra phục hồi chậm hơn, sau khi có một lượng hóc-môn do tuyến thượng thận sinh ra quá cao, họ trở nên dễ bị suy sụp tinh thần hơn.

        Các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc liệu sự suy sụp tinh thần có gây ra các sự thay đổi về sinh hóa, hoặc liệu một sự mất quân bình về hóa học trong não có gây ra sự suy sụp tinh thần hay không. Sự suy sụp tinh thần của Ê-li sau khi đối diện với các tiên tri Ba-anh có thể là một ví dụ về sinh lý học, Ê-li đã nghỉ ngơi và ngủ cho đến khi cơ thể của ông được phục hồi. Có lẽ điều này là cách được Đức Chúa Trời chọn cho ông, chức năng hóc-môn do tuyến thượng thận sinh ra làm tăng nhịp đập của tim và kích thích hệ thống thần kinh, gây nên một cảm giác hưng phấn trở lại cho người tiên tri này.

 (còn tiếp)

Hồ Kim Quốc dịch
(Trịnh Phan hiệu đính)

Bài trướcAn Giang: Hiệp Nguyện Quý III và Bầu Cử Ban Đại Diện Nhiệm Kỳ 2025-2026
Bài tiếp theoTus Tswv Qhov Chaw – 6/8/2024